Tin mới
Trường hợp trong năm Công ty chưa phát sinh doanh thu nhưng có phát sinh giao dịch liên kết có tổng giá trị từ 30 tỷ...
Từ 01/7/2025, khi Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực, sẽ có các trường hợp tạm dừng, chấm dứt hưởng lương hưu, trợ...
Thủ tục mở tài khoản ngân hàng công ty, doanh nghiệp cần những gì? Thực hiện ra sao? Có mất phí dịch vụ không? Đức Minh...
Nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phần mềm, nhưng đang chưa hiểu rõ dịch vụ phần mềm có thuộc đối tượng chịu thuế giá...
Cùng Kế toán Đức Minh hướng dẫn chi tiết cách kê khai thuế tiêu thụ đặc biệt qua bài viết sau đây nhé!
Chủ đề tìm nhiều
Thời gian làm việc của người khuyết tật được quy định như thế nào? Kế toán Đức Minh.
Hiện nay, nhà nước ta rất quan tâm đến vấn đề an sinh xã hội cho người khuyết tật. Vì vậy thời gian làm việc của người khuyết tật được quy định cụ thể như thế nào? Cùng Kế toán Đức Minh tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây nhé!

Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.
Chính vì vậy, trong lĩnh vực lao động, pháp luật dành những ưu tiên cho người lao động khi làm việc tại các cơ sở sản xuất kinh doanh (Khoản 1 Điều 2 Luật Người khuyết tật năm 2010).
1. Căn cứ pháp lý
+ Bộ luật lao động năm 2019
+ Luật Người khuyết tật năm 2010
2. Thời gian làm việc bình thường của người lao động khuyết tật
Về thời gian làm việc bình thường được quy định tại Điều 104 Bộ luật lao động năm 2012:
1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
2. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan.
Thời gian làm việc đối với lao động khuyết tật
Như vậy, pháp luật lao động không quy định riêng về thời gian làm việc của người lao động khuyết tật.
Do đó, thời gian làm việc của người khuyết tật tuân thủ theo quy định về thời gian làm việc bình thường được quy định tại Điều này.
3. Thời gian làm việc của người khuyết tật bị suy giảm khả năng lao động
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 160 Bộ Luật lao động năm 2019 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng lao động là người khuyết tật:
1. Sử dụng người lao động là người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên, khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, trừ trường hợp người lao động là người khuyết tật đồng ý.
Như vậy, người lao động là người khuyết tật bị suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên, khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng thì người lao động không được phép sử dụng người lao động này này để làm thêm giờ hoặc làm việc vào ban đêm (từ 22h đêm tới 6h sáng).
Tuy nhiên, nếu người lao động đồng ý thỏa thuận làm việc thêm giờ hay làm việc vào ban đêm thì người sử dụng lao động có thể sử dụng.
4. Các quy định về sử dụng lao động khuyết tật
4.1 Sử dụng lao động khuyết tật và những hành vi bị nghiêm cấm
Tại Điều 159 Bộ luật lao động năm 2012 quy định như sau:
1. Người sử dụng lao động phải bảo đảm về điều kiện lao động, công cụ lao động, an toàn, vệ sinh lao động và tổ chức khám sức khỏe định kỳ phù hợp với người lao động là người khuyết tật.
2. Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của người lao động là người khuyết tật khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của họ.
Người lao động cần phải căn cứ vào những quy định này để tạo cơ hội việc làm cho người khuyết tật điều kiện tốt nhất cho người khuyết tật thực hiện tốt công việc, giúp đỡ nguời khuyết tật, đồng thời không gây ảnh hưởng lớn đối với sức khỏe cũng như tinh thần của người lao động khuyết tật.
Thời gian làm việc đối với người khuyết tật
Như phân tích ở trên thì người, đơn vị sử dụng lao động là người khuyết tật bị suy giảm từ 51% khả năng lao động trở lên, khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng sẽ không được phép sử dụng người lao động này để làm việc thêm giờ, hoặc làm việc vào ca đêm.
Ngoài ra, tại Khoản 2 Điều 160 Bộ Luật lao động năm 2019 còn quy định một hành vi bị nghiêm cấm, đó là sử dụng người lao động là người khuyết tật làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành mà không có sự đồng ý của người khuyết tật sau khi đã được người sử dụng lao động cung cấp đầy đủ thông tin về công việc đó.
4.2 Chính sách nhận người khuyết tật vào làm việc
Tại Điều 34 Luật người khuyết tật năm 2010 quy định cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật sẽ được:
+ Hỗ trợ cải tạo điều kiện, môi trường làm việc phù hợp cho người khuyết tật;
+ Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp; được vay vốn với lãi suất ưu đãi theo dự án phát triển sản xuất kinh doanh;
+ Ưu tiên cho thuê đất, mặt bằng, mặt nước và miễn, giảm tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước phục vụ sản xuất, kinh doanh
… theo tỷ lệ lao động là người khuyết tật, mức độ khuyết tật của người lao động và quy mô doanh nghiệp.
Bạn đọc có thể tham khảo thêm các bài viết có liên quan:
>>> Quy định về số ngày nghỉ phép năm của người lao động – Kế toán Đức Minh.
Kế toán Đức Minh chúc bạn đọc thành công!
-MsLe-
Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.
Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:
Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h
Bảng giá khóa họcTỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH
Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Phòng 2516, tầng 25, tòa nhà SDU số 143 Trần Phú, Hà Đông,HN (ngay điểm ga tàu điện Văn Quán) - 0339.421.606
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Hộ kinh doanh có phải đóng bảo hiểm xã hội không? Kế toán Đức Minh. (06/03)
- Thuế, phí sang tên trước bạ nhà đất và người phải nộp (06/03)
- Quy định về số ngày nghỉ phép năm của người lao động – Kế toán Đức Minh. (05/03)
- Tính lương hưu cho người đi xuất khẩu lao động như thế nào? Kế toán Đức Minh. (05/03)
- Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc – Kế toán Đức Minh (04/03)
- Trùng thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và tự nguyện, giải quyết thế nào? Kế toán Đức Minh. (04/03)
- Cách tính giảm mức tỷ lệ tính thuế GTGT với hộ và cá nhân kinh doanh từ 1/1/2025 – Kế toán Đức Minh. (03/03)
- Hướng dẫn khai hải quan, theo dõi nghĩa vụ thuế, phí hải quan đối với tờ khai trị giá thấp (03/03)
- Quy định về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/1/2025 – Kế toán Đức Minh. (02/03)
- Quy định xử lý khi chậm đóng, trốn đóng BHYT từ 01/1/2025 – Kế toán Đức Minh. (02/03)