Tin mới

Nghị định 180/2024/NĐ-CP về giảm thuế GTGT từ 01/01/2025
Ngày 31/12/2024, Chính phủ chính thức ban hành Nghị định 180/2024/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế GTGT 2% theo Nghị...
Thủ tục phát hành hóa đơn điện tử: Cập nhật mới nhất 2025
Trong thời đại công nghệ hóa, việc áp dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) trở thành yêu cầu bắt buộc đối với mọi doanh nghiệp....
Thống nhất nâng bậc lương trong hệ thống bảng lương theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo
Toàn bộ hệ thống bảng lương theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thống nhất nâng bậc lương thường xuyên...
Thời điểm chính thức bãi bỏ mức lương cơ sở 2.34 triệu của CBCCVC và LLVT là sau 2026 đúng không?
Sau năm 2026 sẽ thực hiện bãi bỏ mức lương cơ sở 2.34 triệu của CBCCVC và LLVT phải không? Cùng Đức Minh tham khảo bài...
Hướng dẫn tính thuế TNCN với hợp đồng thời vụ, thử việc
Chứng từ khấu trừ thuế TNCN là một loại giấy tờ quan trọng khi cá nhân thực hiện quyết toán thuế. Vậy chứng từ khấu trừ...

Hình ảnh

Được tài trợ

nanoweb
Kiến thức kế toán cho người đi làm

Bảng mã loại hình xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan và hướng dẫn sử dụng

06/12/2024 02:43

Bảng mã loại hình xuất nhập khẩu là tài liệu quan trọng khi làm tờ khai hải quan. Doanh nghiệp cần nắm vững các mã loại hình xuất nhập khẩu để tránh trường hợp bị nhầm lẫn dẫn đến phải sửa hoặc làm mới tờ khai. Dưới đây là chi tiết danh sách mã loại hình xuất nhập khẩu cập nhật theo các văn bản pháp luật mới nhất của Tổng cục Hải quan.

Bảng mã loại hình xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan và hướng dẫn sử dụng

1. Điều chỉnh mã loại hình xuất nhập khẩu

Theo Quyết định 1357/QĐ-TCHQ, từ ngày 01/6/2021, Bảng mã loại hình xuất nhập khẩu 2023 và hướng dẫn sử dụng được ban hành và có hiệu lực, thay thế Công văn số 2765/TCHQ-GSQL ngày 01/04/2015 về mã loại hình xuất nhập khẩu trên hệ thống VNACCS.

Theo Quyết định này, bảng mã loại hình xuất nhập khẩu sẽ có một số điều chỉnh sau:

- Thay đổi đối với mã loại hình xuất khẩu: Sửa đổi nội dung hướng dẫn sử dụng của các mã B11, B12, B13, C22, E52, E62, E82, G23, G61, H21.

- Thay đổi với bảng mã loại hình nhập khẩu: 

  • Thêm mới các mã sau vào bảng mã loại hình nhập khẩu: Mã A43 (Nhập khẩu hàng hóa thuộc Chương trình ưu đãi thuế), mã A44 (Tạm nhập hàng hóa bán tại cửa hàng miễn thuế).

  • Thay đổi và hướng dẫn sửa đổi một số mã: A11, A12, A31, A41, A42, C11, C21, E13, E15, E21, E41, G12, G13, G14, G51, H11.

- Phân biệt rõ ràng các hoạt động như xuất nhập khẩu tại chỗ, mã chế độ riêng để làm rõ một số loại hình phục vụ cho công tác thống kê, theo dõi.

2. Tóm tắt bảng mã loại hình xuất nhập khẩu

 

Bảng mã loại hình xuất nhập khẩu theo Quyết định 1357/QĐ-TCHQ bao gồm 16 mã xuất khẩu và 24 mã loại hình nhập khẩu.

2.1. Bảng mã loại hình xuất khẩu

Bảng mã loại hình xuất khẩu bao gồm 16 mã, trong đó:

10 mã đã được sửa đổi:

- B11: Xuất kinh doanh.

- B12: Xuất sau khi đã tạm xuất.

- B13: Xuất khẩu hàng đã nhập khẩu.

- E52: Xuất sản phẩm gia công cho thường.

- E62: Xuất sản phẩm sản xuất xuất khẩu.

- E82: Xuất nguyên liệu, vật tư thuê gia công ở nước ngoài.

- G23: Tái xuất hàng tạm nhập được miễn thuế.

- G61: Tạm xuất hàng hóa.

- C22: Hàng hóa đưa ra khu phi thuế quan.

- H21: Xuất khẩu hàng hóa khác.

5 mã giữ nguyên không điều chỉnh:

- E42: Xuất khẩu sản phẩm của doanh nghiệp chế xuất.

- E54: Xuất nguyên liệu gia công từ hợp đồng này sang hợp đồng khác.

- G21: Tái xuất mặt hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất.

- G22: Tái xuất máy móc, thiết bị đã tạm nhập để phục vụ dự án có thời hạn.

- G24: Tái xuất khác.

Bổ sung, loại bỏ một số mã:

- Bổ sung mã C12: Hàng hóa từ kho ngoại quan xuất khẩu đi nước ngoài.

- Bỏ mã E56: Xuất sản phẩm gia công giao hàng tại nội địa.

2.2. Bảng mã loại hình nhập khẩu

Bảng mã loại hình nhập khẩu gồm có 24 mã, trong đó có 16 mã được sửa đổi:

- A11: Nhập kinh doanh tiêu dùng.

- A12: Nhập kinh doanh sản xuất.

- A31: Nhập khẩu hàng hóa đã xuất khẩu.

- A41: Nhập kinh doanh của doanh nghiệp thực hiện quyền nhập khẩu.

- A42: Thay đổi mục đích sử dụng hoặc chuyển tiêu thụ nội địa từ các loại hình khác, trừ loại hình tạm nhập.

- E13: Nhập hàng hóa khác vào doanh nghiệp chế xuất.

- E15: Nhập nguyên liệu, vật tư để gia công cho thương nhân nước ngoài.

- E41: Nhập các sản phẩm thuê gia công ở nước ngoài.

- G12: Tạm nhập máy móc, thiết bị phục vụ dự án có thời hạn.

- G13: Tạm nhập miễn thuế.

- G14: Tạm nhập khác.

- G51: Tái nhập hàng hóa đã tạm xuất.

- G11: Hàng nước ngoài gửi kho ngoại quan.

- G21: Hàng đưa vào khu phi thuế quan.

- H11: Hàng nhập khẩu khác.

2 mã loại hình được bổ sung trong bảng mã loại hình nhập khẩu:

- A43: Nhập khẩu hàng hóa thuộc Chương trình ưu đãi thuế.

- A44: Nhập hàng hóa bán tại cửa hàng miễn thuế.

Giữ nguyên 6 mã loại hình mới trong bảng mã loại hình nhập khẩu, gồm:

- A21: Chuyển tiêu thụ nội địa từ nguồn tạm nhập.

- E11: Nhập nguyên liệu từ doanh nghiệp chế xuất nước ngoài.

- E23: Nhập nguyên liệu và vật tư gia công chuyển sang từ hợp đồng khác.

- E33: Nhập nguyên liệu, vật tư vào kho bảo thuế.

- G11: Tạm nhập hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất.

3. Xử lý đối với những tờ khai trước khi Quyết định 1357/QĐ-TCHQ được ban hành

Tại Quyết định 1357/QĐ-TCHQ, Tổng cục Hải quan cũng quy định điều khoản chuyển tiếp để xử lý đối với các trường hợp đăng ký tờ khai trước ngày Quyết định có hiệu lực. Cụ thể:

- Đối với các Tờ khai hải quan đăng ký theo loại hình tương ứng trước ngày Quyết định 1357/QĐ-TCHQ có hiệu lực: Nếu có thay đổi mục đích sử dụng và phải đăng ký mới thì doanh nghiệp sử dụng mã loại hình theo Quyết định 1357/QĐ-TCHQ kể từ thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới.

- Đối với các mã loại hình đã được quy định tại Quyết định này nhưng chưa có quy định cụ thể về thủ tục hải quan tại các Nghị định của chính phủ và Thông tư của Bộ Tài chính thì doanh nghiệp chưa thực hiện cho đến khi có quy định cụ thể.

Trên đây là bảng mã loại hình xuất nhập khẩu cập nhật theo các văn bản pháp luật mới nhất của Tổng cục Hải quan.

Doanh nghiệp cần nắm vững các mã loại hình xuất nhập khẩu để tránh trường hợp bị nhầm lẫn dẫn đến phải sửa hoặc làm mới tờ khai.

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Phòng 2516, tầng 25, tòa nhà SDU số 143 Trần Phú, Hà Đông,HN (ngay điểm ga tàu điện Văn Quán) - 0339.421.606

  • Chia sẻ
Bình luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN