Tin mới

Thanh lý hợp đồng khi chưa thanh toán hết cần lưu ý gì? Kế toán Đức Minh.
Khi chưa thanh toán mà thanh lý hợp đồng thì cần lưu ý những gì? Cùng Kế toán Đức Minh tìm hiểu chi tiết qua bài viết...
Có bắt buộc phải lập biên bản thanh lý hợp đồng hay không? Kế toán Đức Minh.
Biên bản thanh lý hợp đồng có thực sự quan trọng? Có bắt buộc phải lập biên bản thanh lý hợp đồng hay không? Cùng Kế...
Thủ tục xin chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam chi tiết – Kế toán Đức Minh.
Khi xã hội phát triển thì việc sử dụng lao động nước ngoài là điều khá phổ biến tại nước ta hiện nay. Tuy nhiên thủ tục...
Những đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng – Kế toán Đức Minh.
Trợ cấp xã hội là gì? Những đối tượng nào được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng? Cùng Kế toán Đức Minh tìm hiểu rõ qua...
Cách tính chi phí quản lý doanh nghiệp theo quy định mới – Kế toán Đức Minh.
Cách tính chi phí quản lý doanh nghiệp cụ thể như thế nào? Quy định mới có gì thay đổi? Cùng Kế toán Đức Minh tìm hiểu...

Hình ảnh

Được tài trợ

nanoweb
Kiến thức kế toán cho người đi làm

Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì cho một cuộc thanh tra thuế? Kế toán Đức Minh.

03/07/2024 10:28

Khi có cuộc thanh tra thuế vào cuộc thì doanh nghiệp cần chuẩn bị những gì? Cùng Kế toán Đức Minh tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây nhé!

Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì cho một cuộc thanh tra thuế? Kế toán Đức Minh.

1. Chuẩn bị hồ sơ pháp lý

Dưới đây là danh sách chi tiết các loại giấy tờ và chứng từ cần thiết mà doanh nghiệp cần chuẩn bị:

- Giấy phép đăng ký kinh doanh: Đây là tài liệu quan trọng chứng nhận doanh nghiệp đã được cấp phép hoạt động theo quy định của pháp luật. Nó bao gồm thông tin về tên doanh nghiệp, địa chỉ, ngành nghề kinh doanh và người đại diện pháp luật

- Giấy chứng nhận đăng ký thuế: Đây là tài liệu chứng nhận doanh nghiệp đã đăng ký mã số thuế với cơ quan thuế đảm bảo rằng doanh nghiệp tuân thủ các nghĩa vụ về thuế đối với nhà nước

- Giấy phép con (nếu có): Trong một số ngành nghề đặc thù thì ngoài giấy phép đăng ký kinh doanh , doanh nghiệp cần có thêm giấy phép con như giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm, giấy phép môi trường, giấy phép phòng cháy chữa cháy và các giấy phép chuyên ngành khác.

- Báo cáo tài chính năm gần nhất: Đây là báo cáo tổng hợp tình hình tài chính của doanh nghiệp trong năm vừa qua, bao gồm báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính.

- Các quyết định bổ nhiệm cán bộ kế toán trưởng, thủ quỹ: Đây là các quyết định nội bộ của doanh nghiệp về việc bổ nhiệm các cá nhân chịu trách nhiệm chính về công tác kế toán và quản lý quỹ tiền mặt.

- Bảng kê các tài khoản kế toán đang sử dụng: Đây là danh sách chi tiết các tài khoản kế toán mà doanh nghiệp đang sử dụng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

- Sổ sách kế toán theo quy định: Bao gồm sổ nhật ký chung, sổ cái, sổ phụ và các sổ khác theo quy định của pháp luật về kế toán.

- Hóa đơn đầu vào đầu ra: Các chứng từ ghi nhận các giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp.

- Các chứng từ liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Bao gồm các hợp đồng kinh tế, biên bản thanh lý hợp đồng, biên bản giao nhận hàng hóa, các chứng từ khác có liên quan đến các hoạt động kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp.

2. Sắp xếp chứng từ gốc

Trước hết, cần sắp xếp các chứng từ gốc theo từng tháng, từng quý để đảm bảo tính thứ tự thời gian và thuận tiện cho việc tra cứu sau này. Tiếp theo, chúng ta cần tiến hành phân loại chứng từ theo từng loại nghiệp vụ cụ thể như: chứng từ mua hàng, chứng từ bán hàng, chứng từ chi phí, các loại chứng từ khác liên quan đến hoạt động kinh doanh.

Sau khi phân loại thì cần tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của từng chứng từ. Điều này bao gồm việc kiểm tra xem các chứng từ có đầy đủ chữ ký của các bên liên quan hay không, đã được đóng dấu xác nhận chưa và các hóa đơn kèm theo có hợp lệ theo quy định pháp luật hay không. Đây là bước quan trọng để đảm bảo rằng mọi chứng từ đều đáp ứng các yêu cầu pháp lý và có giá trị sử dụng.

Sau khi kiểm tra và đảm bảo tính hợp lệ của chứng từ thì cần sắp xếp chúng một cách gọn gàng có hệ thống để dễ dàng tra cứu khi cần thiết.

3. Kiểm tra lại việc hạch toán nghiệp vụ kế toán trên phần mềm

TRước hết, cần tiến hành kiểm tra lại toàn bộ quá trình hạch toán nghiệp vụ kế toán trên phần mềm để đảm bảo rằng tất cả các giao dịch và sự kiện kinh tế đã được ghi nhận.

Tiếp theo, in sao tất cả các báo cáo tài chính cần thiết. Điều này bao gồm nhưng không giới hạn các báo cáo kết quả kinh doanh bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và các báo cáo tài chính khác mà doanh nghiệp cần nộp cho các cơ quan chức năng hoặc các bên liên quan.

Bước kế tiếp, kiểm tra tính chính xác của tất cả các dữ liệu kế toán đã nhập vào phần mềm.

Cuối cùng, nếu phát hiện bất kỳ sai sót trong quá trình kiểm tra thì cần thực hiện các biện pháp sửa chữa kịp thời và đúng đắn.

4. Sắp xếp các báo cáo đã nộp cho cơ quan thuế

- Báo cáo tài chính: Đây là các tài liệu quan trọng phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp, bao gồm các bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính.

- Bảng kê thuế: Tài liệu này liệt kê chi tiết các loại thuế mà doanh nghiệp phải nộp, bao gồm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và các loại thuế khác nếu có.

- Các tờ khai thuế: Các tờ khai thuế hàng tháng, hàng quý, hàng năm.

- Các quyết định hoàn thuế, miễn thuế (nếu có): Bao gồm các văn bản chính thức từ cơ quan thuế về việc hoàn thuế hoặc miễn thuế cho doanh nghiệp.

5. Kiểm tra sổ sách

Trước hết, cần kiểm tra xem các sổ sách đã được ghi chép đầy đủ chưa, có phản ánh đúng mọi giao dịch và hoạt động diễn ra hay không và liệu chúng có được cập nhật đúng lúc và không bị bỏ sót bất kỳ thông tin nào.

Ngoài ra, việc kiểm tra này còn bao gồm xem xét các sổ sách có được đóng dấu và ký tên bởi người có trách nhiệm lập sổ hay không, để xác nhận tính hợp pháp và chính xác thông tin.

Cuối cùng, một yếu tố không kém phần quan trọng là sổ sách cần phải được bảo quản một cách an toàn, tránh khỏi những hư hỏng vật lý hay sự mất mát dữ liệu do các nguyên nhân khách quan và chủ quan.

6. Sắp xếp các hợp đồng

Trước hết, cần tiến hành sắp xếp các hợp đồng hiện có theo từng đối tác khác nhau, điều này giúp cho việc theo dõi và truy xuất thông tin hợp đồng trở nên nhanh chóng.

Tiếp theo, mỗi hợp đồng cần được kiểm tra kỹ lưỡng về tính hợp lệ bao gồm việc đảm bảo rằng hợp đồng có đầy đủ các điều khoản cần thiết/

Cuối cùng, sau khi kiểm tra và xác nhận tính hợp lệ thì các hợp đồng cần được sắp xếp một cách gọn gàng và có hệ thống để dễ dàng tra cứu khi cần thiết.

7. Kiểm tra sổ phụ ngân hàng

Bước 1: Kiểm tra ghi chép: Đảm bảo rằng các giao dịch trên sổ phụ ngân hàng được ghi chép đầy đủ, chính xác và kịp thời.

Bước 2: Xác nhận chữ ký: Kiểm tra xem sổ phụ ngân hàng có chữ ký của người lập sổ không. Chữ ký là minh chứng cho việc thông tin được xác nhận và ghi chép bởi một người có trách nhiệm

Bước 3: Đối chiếu với sao kê ngân hàng: So sánh các giao dịch trong sổ phụ ngân hàng với sao kê ngân hàng để đảm bảo rằng tất cả các giao dịch đều trùng khớp và không sai lệch.

8. Chuẩn bị nhân sự

Chỉ định người phụ trách tiếp đón đoàn thanh tra:

- Chọn một người có kinh nghiệm và thông báo về quy trình tiếp đón khách quan trọng

- Đảm bảo người được chọn có khả năng giao tiếp tốt và biết cách xử lý các tình huống khó khăn

Cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết:

- Chuẩn bị một bộ hồ sơ chứa đựng các thông tin quan trọng như lịch trình, mục tiêu của đoàn thanh tra, các vấn đề giải quyết và các tài liệu hỗ trợ

- Đảm bảo thông tin được trình bày rõ ràng, logic và chi tiết để đoàn thanh tra dễ dàng tiếp cận và hiểu

Hợp tác trong quá trình thanh tra:

- Sẵn sàng hợp tác và cung cấp mọi thông tin mà đoàn thanh tra yêu cầu

9. Một số lưu ý khác

Việc chuẩn bị kỹ lưỡng cho một cuộc thanh tra thuế là điều mà các doanh nghiệp cần chú ý để đảm bảo việc tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật về thuế. Điều này bao gồm việc thường xuyên cập nhật các quy định về luật thuế để đảm bảo sự tuân thủ chính xác, lập kế hoạch thanh tra thuế định kỳ để phát hiện và khắc phục những sai sót kịp thời, cũng như tham khảo ý kiến của luật sư thuế khi có vấn đề phát sinh.

Bạn đọc có thể tham khảo thêm các bài viết có liên quan:

>>> Những sai sót thường gặp và kỹ năng thanh kiểm tra thuế doanh nghiệp – Kế toán Đức Minh.

Kế toán Đức Minh chúc bạn đọc thành công!

-Ms Le-

 

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Phòng 2516, tầng 25, tòa nhà SDU số 143 Trần Phú, Hà Đông,HN (ngay điểm ga tàu điện Văn Quán) - 0339.421.606

  • Chia sẻ
Bình luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN