Tin mới

Đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm thì được hưởng lương hưu? Kế toán Đức Minh.
Lương hưu là khoản tiền quan trọng với nhiều người, đặc biệt là những người lao động đã tham gia BHXH trong suốt thời...
Mẫu đơn xin về sớm hưởng chế độ thai sản mới nhất – Kế toán Đức Minh.
Người lao động mang thai hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi được giảm giờ làm việc để đảm bảo sức khỏe. Người...
Lao động nữ có thai rồi mới đóng bảo hiểm thai sản có được không? Kế toán Đức Minh.
Chế độ thai sản là một trong những quyền lợi mà người lao động nữ được hưởng trong thời kỳ mang thai, sinh con và nuôi...
Khi nào được khoanh nợ thuế? Hồ sơ và thủ tục - Kế toán Đức Minh.
Bạn hiểu thế nào là khoanh nợ thuế? Những trường hợp nào được khoanh nợ thuế? Hồ sơ và thủ tục ra sao? Cùng Kế toán Đức...
Tìm hiểu về hoạt động bán rượu chịu thuế gì? Kế toán Đức Minh.
Rượu là một trong những mặt hàng phổ biến, được tiêu thụ nhiều tại thị trường Việt Nam. Đối với hoạt động kinh doanh,...

Hình ảnh

Được tài trợ

nanoweb
Kiến thức kế toán cho người đi làm

Không nghỉ hết phép năm 2023: 2 trường hợp được thanh toán tiền

29/12/2023 03:36

Nghỉ phép năm theo quy định là quyền lợi của người lao động, nếu không hưởng sẽ bị mất. Tuy nhiên, sẽ có hai trường hợp không nghỉ hết phép năm vẫn được trả lại tiền.

Không nghỉ hết phép năm 2023: 2 trường hợp được thanh toán tiền

1. 2 trường hợp được thanh toán tiền khi không nghỉ hết phép năm 2023

Người lao động chưa nghỉ hằng năm/chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm do thôi việc/mất việc làm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.

Cụ thể, khoản 3 Điều 113 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định:

3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.

Theo đó, người lao động chỉ được thanh toán tiền nếu không nghỉ hết phép năm 2023 do thuộc 01 trong 02 trường hợp:

- Thôi việc; hoặc

- Bị mất việc làm.

Tức là, người lao động chưa nghỉ phép năm hoặc không nghỉ hết phép năm nhưng không thuộc 02 trường hợp nêu trên thì cũng sẽ không được thanh toán tiền cho những ngày phép chưa nghỉ.

2. Có được chuyển ngày nghỉ phép sang năm sau không?

Việc chuyển ngày nghỉ phép sang năm sau là do thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động nhưng lưu ý chỉ được gộp tối đa 03 năm/lần.

Khoản 4 Điều 113 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định:

4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

Căn cứ quy định trên, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để chuyển ngày phép của năm nay sang năm sau.

Theo đó, việc có được chuyển ngày nghỉ phép sang năm sau hay không sẽ phụ thuộc vào sự thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao động và đây không phải là quyền mặc định của người lao động.

Lưu ý: Chỉ được gộp ngày nghỉ hằng năm tối đa 03 năm một lần.

3. Xác định thời gian làm việc để tính phép năm như thế nào?

Thời gian làm việc để tính phép năm của người lao động bao gồm các khoảng thời gian được quy định tại Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau:

(1) Thời gian học nghề, tập nghề theo quy định tại Điều 61 Bộ luật Lao động 2019 nếu sau khi hết thời gian học nghề, tập nghề mà người lao động làm việc cho người sử dụng lao động.

(2) Thời gian thử việc nếu người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi hết thời gian thử việc.

(3) Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương theo khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019.

(4) Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn ≤ 01 tháng/năm.

(5) Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn ≤ 06 tháng.

(6) Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn ≤ 02 tháng/năm.

(7) Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định pháp luật.

(8) Thời gian thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà được tính là thời gian làm việc theo quy định pháp luật.

(9) Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động.

(10) Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc nhưng sau đó được kết luận là không vi phạm hoặc không bị xử lý kỷ luật lao động.

Đối với các trường hợp người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ phép năm được tính theo công thức sau:

Số ngày nghỉ phép năm

=

Số ngày nghỉ hằng năm cộng với số ngày được nghỉ tăng thêm theo thâm niên (nếu có)

x

Số tháng làm việc thực tế trong năm

 

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Phòng 2516, tầng 25, tòa nhà SDU số 143 Trần Phú, Hà Đông,HN (ngay điểm ga tàu điện Văn Quán) - 0339.421.606

  • Chia sẻ
Bình luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN