Tin mới
Thời gian gần đây có thông tin về việc hóa đơn xăng dầu phải ghi biển số xe. Vậy theo quy định, hóa đơn xăng dầu có bắt...
Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây về hao mòn vô hình là sự giảm dần thuần tuý về mặt giá trị của tài sản cố định mà...
Hầu hết các doanh nghiệp đều phải nộp Báo cáo tài chính, tuy nhiên, vẫn có trường hợp ngoại lệ. Vậy, doanh nghiệp nào...
Khi có quyết định giải thể doanh nghiệp thì không được thực hiện các hoạt động nào? Cùng Kế toán Đức Minh tìm hiểu chi...
Để trở thành kế toán giỏi cần làm báo cáo tài chính thuần thục. Liệu bạn làm kế toán bạn đã nắm được cách làm báo cáo...
Chủ đề tìm nhiều
Đối tượng phải nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp – Kế toán Đức Minh.
Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là gì? Đối tượng nào phải nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp? Cùng Kế toán Đức Minh tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây nhé!

1.Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là gì?
Theo quy định tại Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2010 và các văn bản hướng dẫn có liên quan thì có thể hiểu: Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (hay còn gọi là thuế đất phi nông nghiệp) là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc mà người sử dụng đất phải đóng khi sử dụng đất phi nông nghiệp, trừ trường hợp không phải đóng hoặc được miễn đóng.
2.Các loại đất chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
Theo quy định tại Điều 2 Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2010 thì các loại đất sau đây thuộc đối tượng chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp:
- Đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị.
- Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp bao gồm: đất xây dựng khu công nghiệp; đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất khai thác, chế biến khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm.
- Các loại đất phi nông nghiệp sau đây sử dụng vào mục đích kinh doanh:
+ Đất sử dụng vào mục đích công cộng bao gồm: đất giao thông, thủy lợi; đất xây dựng công trình văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao phục vụ lợi ích công cộng; đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất xây dựng công trình công cộng khác theo quy định của Chính phủ;
+ Đất do cơ sở tôn giáo sử dụng;
+ Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa;
+ Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;
+ Đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ;
+ Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;
+ Đất phi nông nghiệp khác theo quy định của pháp luật.
3.Đối tượng phải nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
Theo quy định tại Điều 4 Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2010 thì người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp trong các trường hợp cụ thể như sau:
- Người nộp thuế là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có quyền sử dụng đất thuộc đối tượng chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp nêu trên.
- Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) thì người đang sử dụng đất là người nộp thuế.
- Người nộp thuế trong một số trường hợp cụ thể được quy định như sau:
+ Trường hợp được Nhà nước cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư thì người thuê đất ở là người nộp thuế;
+ Trường hợp người có quyền sử dụng đất cho thuê đất theo hợp đồng thì người nộp thuế được xác định theo thỏa thuận trong hợp đồng. Trường hợp trong hợp đồng không có thỏa thuận về người nộp thuế thì người có quyền sử dụng đất là người nộp thuế;
+ Trường hợp đất đã được cấp Giấy chứng nhận nhưng đang có tranh chấp thì trước khi tranh chấp được giải quyết, người đang sử dụng đất là người nộp thuế. Việc nộp thuế không phải là căn cứ để giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất;
+ Trường hợp nhiều người cùng có quyền sử dụng một thửa đất thì người nộp thuế là người đại diện hợp pháp của những người cùng có quyền sử dụng thửa đất đó;
+ Trường hợp người có quyền sử dụng đất góp vốn kinh doanh bằng quyền sử dụng đất mà hình thành pháp nhân mới có quyền sử dụng đất thuộc đối tượng chịu thuế nêu trên thì pháp nhân mới là người nộp thuế.
Bạn đọc có thể tham khảo thêm các bài viết có liên quan:
>>> 14 trường hợp được miễn, giảm thuế sử dụng đất phi nông nghiệp - KTĐM
Kế toán Đức Minh chúc bạn đọc thành công!
-Ms Le-
Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.
Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:
Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h
Bảng giá khóa họcTỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH
Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Tầng 2, Nhà số 2, Ngõ 4 - Đường Nguyễn Khuyến - Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội - 0339.421.606
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Mức giảm trừ gia cảnh năm 2023 – Kế toán Đức Minh. (13/09)
- Mã số đăng ký hộ kinh doanh có phải mã số thuế hộ kinh doanh? Kế toán Đức Minh. (13/09)
- Người nhận cổ tức có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không? Kế toán Đức Minh. (13/09)
- Cá nhân, hộ kinh doanh có doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm phải đóng thuế không? Kế toán Đức Minh. (12/09)
- Lợi nhuận kế toán trước thuế âm có ý nghĩa gì? Kế toán Đức Minh. (30/08)
- Lệch tiền thuế GTGT trên hóa đơn xử lý thế nào? Kế toán Đức Minh. (29/08)
- Khi nào số tiền thanh toán thể hiện trong nội dung hóa đơn theo ngoại tệ mà không cần phải quy đổi ra đồng Việt Nam? (28/08)
- Lưu ý khi hợp đồng không ghi thuế GTGT doanh nghiệp cần nắm được – Kế toán Đức Minh. (26/08)
- Cách hạch toán thuế GTGT hàng nhập khẩu – Kế toán Đức Minh. (26/08)
- Quy trình hủy hóa đơn điện tử chính xác nhất 2023- Kế toán Đức Minh. (26/08)