Tin mới

Hướng dẫn xử lý trường hợp đã hoàn thuế hàng xuất khẩu chưa có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt
Đây là nội dung tại Công văn 99/TCT-CS ngày 08/01/2025 của Tổng cục Thuế về thuế giá trị gia tăng.
Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động
Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2024 đã bổ sung quy định quan trọng để ghi nhận quá trình làm việc, thời gian đóng BHXH ở...
Tỷ lệ đóng BHXH 2025 của doanh nghiệp và người lao động
Từ 01/7/2025, Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2024 bắt đầu có hiệu lực. Theo đó, tỷ lệ đóng BHXH 2025 của doanh nghiệp và...
Phạt không xuất hóa đơn có những mức nào, cao nhất là bao nhiêu? Kế toán Đức Minh.
Hành vi không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ được liệt kê vào một trong những hành vi vi phạm pháp...
Từ 14/02/2025, có được dạy tiền tiểu học cho học sinh?
Gần đây các vấn đề liên đến dạy thêm, học thêm nhận được nhiều sự quan tâm bởi có nhiều quy định mới tại Thông tư 29 Bộ...

Hình ảnh

Được tài trợ

nanoweb
Kiến thức kế toán cho người đi làm

Thời gian bảo hành đối với thiết bị kiểm tra hóa đơn, biên lai của ngành Thuế tối thiểu là bao nhiêu năm?

02/06/2023 10:52

Thời gian bảo hành đối với thiết bị kiểm tra hóa đơn, biên lai của ngành Thuế tối thiểu là bao nhiêu năm? Định mức thiết bị kiểm tra hóa đơn, biên lai cho các cơ quan Tổng Cục Thuế, Chi cục Thuế được quy định thế nào? Cùng Đức Minh tìm hiểu dưới bài viết sau đây:

Thời gian bảo hành đối với thiết bị kiểm tra hóa đơn, biên lai của ngành Thuế tối thiểu là bao nhiêu năm?

Tài sản, trang thiết bị và phương tiện làm việc có tính chất đặc thù của ngành Thuế có bao gồm thiết bị kiểm tra hóa đơn, biên lai không?

Theo Điều 3 Quy chế quản lý, tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc có tính chất đặc thù của ngành Thuế ban hành kèm theo Quyết định 1161/QĐ-TCT năm 2013 quy định như sau:

Giải thích từ ngữ

Tài sản, trang thiết bị và phương tiện làm việc có tính chất đặc thù của ngành Thuế bao gồm thiết bị đọc mã vạch, thiết bị kiểm tra hóa đơn, biên lai và thiết bị báo động chống trộm bảo vệ kho ấn chỉ, lưu trữ.

Theo quy định nêu trên thì tài sản, trang thiết bị và phương tiện làm việc có tính chất đặc thù của ngành Thuế có bao gồm thiết bị kiểm tra hóa đơn, biên lai.

Thời gian bảo hành đối với thiết bị kiểm tra hóa đơn, biên lai của ngành Thuế tối thiểu là bao nhiêu năm?

Theo khoản 2 Điều 4 Quy chế quản lý, tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc có tính chất đặc thù của ngành Thuế ban hành kèm theo Quyết định 1161/QĐ-TCT năm 2013 quy định như sau:

1. Tiêu chuẩn kỹ thuật và đối tượng sử dụng

1. Tiêu chuẩn kỹ thuật thiết bị đọc mã vạch

- Yêu cầu về tính năng vận hành:

+ Các loại mã vạch: thiết bị phải đọc được mã vạch 1 chiều và 2 chiều.

+ Giao diện kết nối: kết nối theo chuẩn RS232 và USB.

+ Bộ ký tự: hỗ trợ đọc được tiếng Việt có dấu theo các chuẩn TCVN3 và Unicode.

+ Tiêu chuẩn mã hóa: UPC.EAN, Code 128 Full ASCII đối với mã vạch 1 chiều; PDF417, microPDF417 đối với mã vạch 2 chiều.

- Yêu cầu về độ bền của thiết bị:

+ Độ bền cơ học: Cho phép thiết bị rơi từ độ cao 1,5 m xuống nền bê tông và không giới hạn số lần.

+ Độ bền đối với môi trường: đáp ứng tiêu chuẩn IP 65.

- Yêu cầu về bảo hành: Thời gian bảo hành đối với thiết bị đọc mã vạch tối thiểu là 3 năm.

2. Tiêu chuẩn kỹ thuật thiết bị kiểm tra hóa đơn, biên lai

- Yêu cầu về tính năng vận hành: Có đèn cực tím để kiểm tra mực phản quang của các ký hiệu riêng (ký hiệu mật) trên các loại hóa đơn, các loại biên lai do Tổng cục Thuế, Cục Thuế in, phát hành.

- Yêu cầu về bảo hành: Thời gian bảo hành đối với thiết bị kiểm tra hóa đơn, biên lai tối thiểu là 3 năm

Theo quy định nêu trên thì thiết bị kiểm tra hóa đơn, biên lai của ngành Thuế phải đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật sau đây:

- Yêu cầu về tính năng vận hành: Có đèn cực tím để kiểm tra mực phản quang của các ký hiệu riêng (ký hiệu mật) trên các loại hóa đơn, các loại biên lai do Tổng cục Thuế, Cục Thuế in, phát hành.

- Yêu cầu về bảo hành: Thời gian bảo hành đối với thiết bị kiểm tra hóa đơn, biên lai tối thiểu là 3 năm.

Như vậy, thời gian bảo hành đối với thiết bị kiểm tra hóa đơn, biên lai của ngành Thuế tối thiểu là 03 năm.

 

Định mức thiết bị kiểm tra hóa đơn, biên lai cho các cơ quan Tổng Cục Thuế, Chi cục Thuế được quy định thế nào?

Theo khoản 2 Điều 5 Quy chế quản lý, tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc có tính chất đặc thù của ngành Thuế ban hành kèm theo Quyết định 1161/QĐ-TCT năm 2013 quy định như sau:

Định mức và phân bổ thiết bị

2. Thiết bị kiểm tra hóa đơn, biên lai

- Định mức cho cơ quan Tổng cục Thuế:

+ Đối với cơ quan Tổng cục Thuế: trang bị không vượt quá 02 thiết bị.

+ Đối với các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Thuế (Cục CNTT, trường nghiệp vụ Thuế): 01 thiết bị/ 1 đơn vị.

- Định mức cho văn phòng Cục Thuế:

+ Đối với Cục Thuế TP Hà Nội và Cục Thuế TP Hồ Chí Minh: trang bị không vượt quá 05 thiết bị/1 Cục Thuế.

+ Đối với các Cục Thuế còn lại: trang bị không vượt quá 04 thiết bị/ 1 Cục Thuế.

- Định mức cho các Chi cục Thuế:

+ Đối với Chi cục Thuế trực thuộc Cục Thuế TP Hà Nội và Cục Thuế TP Hồ Chí Minh: số lượng thiết bị trung bình không vượt quá 04 thiết bị /1 Chi cục.

+ Đối với các Chi cục Thuế còn lại: số lượng thiết bị trung bình không vượt quá 03 thiết bị /1 Chi cục.

Căn cứ trên quy định định mức thiết bị kiểm tra hóa đơn, biên lai cho các cơ quan Tổng Cục Thuế, Chi cục Thuế được phân bổ như sau:

- Định mức cho cơ quan Tổng cục Thuế:

+ Đối với cơ quan Tổng cục Thuế: trang bị không vượt quá 02 thiết bị.

+ Đối với các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Thuế (Cục CNTT, trường nghiệp vụ Thuế): 01 thiết bị/ 1 đơn vị.

- Định mức cho văn phòng Cục Thuế:

+ Đối với Cục Thuế TP Hà Nội và Cục Thuế TP Hồ Chí Minh: trang bị không vượt quá 05 thiết bị/1 Cục Thuế.

+ Đối với các Cục Thuế còn lại: trang bị không vượt quá 04 thiết bị/ 1 Cục Thuế.

- Định mức cho các Chi cục Thuế:

+ Đối với Chi cục Thuế trực thuộc Cục Thuế TP Hà Nội và Cục Thuế TP Hồ Chí Minh: số lượng thiết bị trung bình không vượt quá 04 thiết bị /1 Chi cục.

+ Đối với các Chi cục Thuế còn lại: số lượng thiết bị trung bình không vượt quá 03 thiết bị /1 Chi cục.

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Phòng 2516, tầng 25, tòa nhà SDU số 143 Trần Phú, Hà Đông,HN (ngay điểm ga tàu điện Văn Quán) - 0339.421.606

  • Chia sẻ
Bình luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN