Tin mới

Bán nhà cho con rể, cha mẹ vợ có được miễn thuế phí?
Hiện nay, khi thực hiện việc mua bán, chuyển nhượng nhà đất, hai bên sẽ phải nộp thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước...
Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội phải do cơ quan nào cấp? Kế toán Đức Minh.
Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội là một loại giấy tờ do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp cho người lao...
Doanh thu bán hàng online bao nhiêu phải nộp thuế thu nhập cá nhân?
Việc mua bán thông qua các trang trực tuyến đã trở thành xu hướng, tạo ra nhiều cơ hội mới cho doanh nghiệp. Tuy nhiên,...
Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội như thế nào là đúng? Kế toán Đức Minh.
Trường hợp nghỉ ốm và muốn xin giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo đúng quy định thì cần lưu ý gì ?...
Quy định về phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế - Kế toán Đức Minh.
Quy định về phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế thường được xác định bởi các chính sách và quy định của...

Hình ảnh

Được tài trợ

nanoweb
Kiến thức kế toán cho người đi làm

Hướng dẫn lập báo cáo tài chính không phát sinh doanh thu – Kế toán Đức Minh.

18/02/2023 10:21

Lập báo cáo tài chính không phát sinh số liệu như thế nào? Đối với các doanh nghiệp không phát sinh doanh thu trong năm, doanh nghiệp mới thành lập không phát sinh mua, bán hàng hóa, nộp báo cáo tài chính như thế nào là vấn đề khiến nhiều doanh nghiệp vướng mắc. Để lập báo cáo tài chính không phát sinh doanh thu, doanh nghiệp cần lưu ý các vấn đề dưới đây.

Hướng dẫn lập báo cáo tài chính không phát sinh doanh thu – Kế toán Đức Minh.

1.Doanh nghiệp phải nộp BCTC kể cả khi không phát sinh doanh thu

Căn cứ theo Khoản 1, Điều 3, Luật Kế toán năm 2015, báo cáo tài chính là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán và được trình bày theo biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.
Theo Khoản 4, Điều 6, Luật Kế toán năm 2015:
“Báo cáo tài chính phải được lập và gửi cơ quan có thẩm quyền đầy đủ, chính xác và kịp thời. Thông tin, số liệu trong báo cáo tài chính của đơn vị kế toán phải được công khai theo quy định tại Điều 31 và Điều 32 của Luật này“.
Mặt khác, theo Khoản 4, Điều 32, Luật Kế toán 2015, đơn vị kế toán thuộc hoạt động kinh doanh phải công khai báo cáo tài chính năm trong thời hạn hơn 120 ngày, tính từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Nếu pháp luật về chứng khoán, bảo hiểm có quy định cụ thể về hình thức, thời hạn công khai báo cáo tài chính khác với quy định này thì sẽ thực hiện theo quy định cụ thể của pháp luật về lĩnh vực đó.
Như vậy, báo cáo tài chính sẽ áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam. Theo quy định, doanh nghiệp có nghĩa vụ phải lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác và tuân thủ đúng thời hạn quy định của pháp luật về kế toán, thống kê đầy đủ kể cả trường hợp không phát sinh doanh thu, chi phí.
 

2.Hướng dẫn lập báo cáo tài chính không phát sinh số liệu

Doanh nghiệp không phát sinh hoạt động mua, bán gì, cũng chưa phát hành hóa đơn thì lập báo cáo tài chính như thế nào? Về bản chất, chỉ cần phát sinh 02 đối tượng kế toán đối ứng nhau là doanh nghiệp đã có số liệu để lập báo cáo tài chính. Ví dụ:

+ Đối với các khoản chi phí thành lập doanh nghiệp: Nếu có đầy đủ hóa đơn dịch vụ thành lập, biên lai lệ phí của nhà nước về đăng ký doanh nghiệp thì đây là chi phí để ghi vào sổ kế toán. Khi đó, đối tượng kế toán phát sinh là chi phí (TK 642) và tiền (TK 111 hoặc TL 112).

+ Đối với khoản vốn góp: Sau khi đã đăng ký thành lập và đi vào hoạt động, khoản góp vốn theo quy định sẽ được liệt kê vào đối tượng kế toán về vốn chủ sở hữu (TK 411) và tài sản (TK111 hoặc 112, 211…).

+ Nếu doanh nghiệp không thuộc đối tượng được miễn lệ phí môn bài thì bạn phải khai và nộp lệ phí môn bài. Đối tượng kế toán trong trường hợp này là phải trả ngân sách nhà nước (TK 3339), tiền (TK 112) và chi phí (TK 642).

+ Nếu doanh nghiệp mở tài khoản ngân hàng và phải nộp phí duy trì tài khoản thì khoản phí duy trì này thuộc đối tượng kế toán về tiền hoặc vốn chủ sở hữu.

+ Trường hợp doanh nghiệp có mua và sử dụng chữ ký số thì đối tượng kế toán phát sinh về tiền.

+ Năm sau của năm thành lập, doanh nghiệp sẽ phải nộp lệ phí môn bài: Nợ TK 642/Có TK 3339, khi nộp sẽ hạch toán vào Nợ TK 3339/Có TK 112).

+ Hàng tháng, doanh nghiệp phát sinh các khoản phí dịch vụ ngân hàng như Nợ TK 632/Có TK 112, lãi tiền gửi không kỳ hạn Nợ TK 112, có TK 515,...

Như vậy, kể cả trong trường hợp doanh nghiệp mới thành lập hoặc doanh nghiệp không phát sinh hoạt động mua, bán, doanh nghiệp vẫn có thể phát sinh các nghiệp vụ nêu trên. Doanh nghiệp cần xác định những đối tượng kế toán phát sinh, hạch toán và lập báo cáo tài chính phù hợp.
 

3.Bộ hồ sơ báo cáo tài chính

Theo quy định, bộ hồ sơ báo cáo tài chính đầy đủ bao gồm:

+ Báo cáo tài chính.

+ Thuyết minh báo cáo tài chính.

+ Quyết toán thuế TNDN.

+ Quyết toán thuế TNCN.

Cụ thể, để lập được báo cáo tài chính gồm đủ 4 mục hồ sơ trên, bạn cần chuẩn bị:
Hồ sơ lập báo cáo tài chính:

+ Tờ khai thuế GTGT hàng quý.

+ Hóa đơn đầu vào.

+ Hóa đơn đầu ra.

+ Sổ phụ ngân hàng.

+ Quyết toán thuế TNDN: Hạch toán chi tiết các vấn đề liên quan để tạo ra được các chỉ tiêu trên BCTC.

+ Quyết toán thuế TNCN: Chuẩn bị bảng lương 12 tháng bao gồm đầy đủ thông tin họ tên, MST cá nhân hoặc dùng Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân nếu chưa có MST.

+ Thuyết minh báo cáo tài chính.

4.Lưu ý khi lập báo cáo tài chính không phát sinh

Doanh nghiệp không phát sinh dữ liệu về doanh thu, chi phí vẫn phải lập báo cáo tài chính, nên vẫn cần tuân thủ các quy định chung về nộp báo cáo tài chính, bao gồm:

4.1.Thời hạn nộp báo cáo tài chính

Doanh nghiệp nộp báo cáo tài chính đúng thời hạn quy định của pháp luật:
Doanh nghiệp nhà nước:

+ Đơn vị kế toán: Thời hạn nộp chậm nhất là 30 ngày, tính từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.

+ Công ty mẹ, Tổng Công ty Nhà nước: Thời hạn chậm nhất là 90 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.

+Đơn vị kế toán trực thuộc doanh nghiệp, Tổng Công ty Nhà nước: Thời hạn nộp BCTC được quy định bởi Tổng công ty.

Doanh nghiệp ngoài nhà nước:

+ Đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh: Chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.

+ Các đơn vị kế toán khác: Chậm nhất là 90 ngày.

+Đơn vị kế toán trực thuộc doanh nghiệp, Tổng công ty Nhà nước: Thời hạn nộp BCTC được quy định bởi công ty mẹ, Tổng công ty.
 

4.2.Ghi chép đầy đủ các chi phí từ khi thành lập công ty

Doanh nghiệp mới thành lập cần ghi lại chi tiết và đầy đủ các khoản chi phí trong quá trình thành lập doanh nghiệp. Đây là bước quan trọng để lập được báo cáo tài chính không phát sinh doanh thu.
Các loại chi phí doanh nghiệp cần lưu ý gồm:

+ Giá thành thuê văn phòng, phân xưởng, kho,...

+ Hóa đơn dịch vụ thành lập, biên lai lệ phí nhà nước về đăng ký thành lập doanh nghiệp.

+ Chi phí mua sắm cơ sở vật chất, trang thiết bị: Bàn ghế, máy móc, văn phòng phẩm,...

+ Chi phí trả lương cho cán bộ, công nhân viên làm việc tại doanh nghiệp,...

4.3.Mức phạt không nộp báo cáo tài chính

Như đã phân tích ở trên, kể cả trong trường hợp doanh nghiệp không phát sinh số liệu về doanh thu, chi phí, doanh nghiệp vẫn phải có nghĩa vụ lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán.
Theo Khoản 4, Điều 12, Nghị định 41/2018/NĐ-CP, doanh nghiệp vi phạm quy định nộp báo cáo tài chính có thể bị phạt như sau:
“4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Không công khai báo cáo tài chính theo quy định.”
Trên đây là hướng dẫn cách lập báo cáo tài chính không phát sinh doanh thu. Ngay cả trong trường hợp doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp không phát sinh hoạt động mua bán thì vẫn cần lập báo cáo tài chính. Doanh nghiệp cần lưu ý để thực hiện đúng quy định pháp luật về kế toán.

Bạn đọc có thể tham khảo thêm các bài viết có liên quan:

>>> Mục đích của BCTC là gì? Đối tượng áp dụng, trách nhiệm lập và chữ ký trên BCTC?

Kế toán Đức Minh chúc bạn đọc thành công!

-Ms Le-

 

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Tầng 2, Nhà số 2, Ngõ 4 - Đường Nguyễn Khuyến - Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội - 0339.421.606

  • Chia sẻ
Bình luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN