Tin mới

Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội phải do cơ quan nào cấp? Kế toán Đức Minh.
Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội là một loại giấy tờ do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp cho người lao...
Doanh thu bán hàng online bao nhiêu phải nộp thuế thu nhập cá nhân?
Việc mua bán thông qua các trang trực tuyến đã trở thành xu hướng, tạo ra nhiều cơ hội mới cho doanh nghiệp. Tuy nhiên,...
Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội như thế nào là đúng? Kế toán Đức Minh.
Trường hợp nghỉ ốm và muốn xin giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo đúng quy định thì cần lưu ý gì ?...
Quy định về phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế - Kế toán Đức Minh.
Quy định về phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế thường được xác định bởi các chính sách và quy định của...
Thời hạn để bổ sung hồ sơ khai thuế để không bị phạt là bao lâu? Kế toán Đức Minh.
Người nộp thuế phải tự giác khai bổ sung hồ sơ khai thuế và việc khai bổ sung không dẫn đến tăng số tiền thuế phải nộp....

Hình ảnh

Được tài trợ

nanoweb
Kiến thức kế toán cho người đi làm

Cẩm nang về Thuế dành cho doanh nghiệp và người lao động cần nắm rõ – Kế toán Đức Minh

09/01/2023 03:12

Bài viết sau đây, Kế toán Đức Minh sẽ tổng hợp những vấn đề về các loại thuế giúp Doanh nghiệp và người lao động hiểu rõ hơn nhé!

Cẩm nang về Thuế dành cho doanh nghiệp và người lao động cần nắm rõ – Kế toán Đức Minh

1.Thuế Xuất - Nhập khẩu (Thuế XNK)

Theo quy định tại Điều 2 Luật Thuế xuất nhập khẩu 2016, đối tượng chịu thuế XNK bao gồm:

(1) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.

(2) Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.

(3) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối.

Lưu ý: Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không áp dụng đối với các trường hợp sau:

- Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển;

- Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại;

- Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác;

- Phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu.

Hiện nay, có 03 phương pháp tính thuế XNK bao gồm phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm; phương pháp tính thuế tuyệt đối và phương pháp tính thuế hỗn hợp. Cách tính cụ thể được mô tả dưới đây:

a.Đối với hàng hóa áp dụng phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm (%)

Số tiền thuế XNK phải nộp = Số lượng đơn vị từng mặt hàng ghi trong tờ khai hải quan * Trị giá tính thuế trên một đơn vị hàng hóa * Thuế suất của từng mặt hàng.

Trong đó:

+Về giá trị tính thuế:

-Nếu là hàng xuất khẩu: Là giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất không bao gồm phí bảo hiểm quốc tế (I), phí vận tải quốc tế (F) -> Tức là giá FOB

-Nếu là hàng hóa nhập khẩu:

Nếu tính theo FOB (giá không bao gồm: phí bảo hiểm quốc tế (I), phí vận tải quốc tế(F) => Trị giá tính thuế = Giá FOB + phí bảo hiểm quốc tế + Phí vận tải quốc tế.

Nếu giá tính theo giá CIF (giá đã bao gồm: phí bảo hiểm quốc tế (I), phí vận tải quốc tế (F) => Trị giá tính thuế = giá CIF

Thuế suất đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được quy định cụ thể theo từng mặt hàng theo Nghị định 122/2016/NĐ-CP.

 b.Đối với hàng hóa áp dụng PP tính thuế tuyệt đối, PP tính thuế hỗn hợp.

+ Phương pháp tính thuế tuyệt đối là việc ấn định số tiền thuế nhất định trên một đơn vị hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu:

Số tiền thuế áp dụng phương phá tính thuế tuyệt đối đói với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được xác định căn cứ vào lượng hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu và mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa tại thời điểm tính thuế.

+ Phương pháp tính thuế hộ hợp là việc áp dụng đồng thời phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm và phương pháp tính thuế tuyệt đối:

Số tiền thuế áp dụng phương pháp tính thuế hỗ hợp đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được xác định là tổng số tiền thuế theo tỷ lệ phần trăm và số tiền tuyệt đối.

+ Lưu ý đối với hàng hóa nhập khẩu áp dụng hạn ngạch thuế quan:

-Hàng hóa nhập khẩu trong hạn ngạch thuế uqan áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt đối.

-Hàng hóa nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt đối ngoài hạn ngạch do cơ quan có thẩm quyền quy định.

Thời hạn nộp thuế XNK: phải nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng hóa, trừ trường hợp người nộp thuế được áp dụng chế độ ưu tiên theo quy định của Luật hải quan.

2.Thuế Tiêu thụ đặc biệt (Thuế TTĐB)

Theo quy định tại Điều 2 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008, các loại hàng hóa, dịch vụ phải chịu Thuế TTĐB gồm có:

Hàng hóa

Dịch vụ

- Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm;

- Rượu;

- Bia;

- Xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng;

- Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3;

- Tàu bay, du thuyền;

- Xăng các loại;

- Điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống;

- Bài lá;

- Vàng mã, hàng mã.

- Kinh doanh vũ trường;

- Kinh doanh mát-xa (massage), ka-ra-ô-kê (karaoke);

- Kinh doanh ca-si-nô (casino); trò chơi điện tử có thưởng bao gồm trò chơi bằng máy giắc-pót (jackpot), máy sờ-lot (slot) và các loại máy tương tự;

- Kinh doanh đặt cược;

- Kinh doanh gôn (golf) bao gồm bán thẻ hội viên, vé chơi gôn;

- Kinh doanh xổ số.

a.Công thức tính thuế TTĐB như sau:

+ Trường hợp cơ sở sản xuất ra hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB, không sử dụng nguyên liệu chịu thuế TTĐB

Số tiền thuế TTĐB phải nộp = Giá tính thuế TTĐB * thuế suất thuế TTĐB.

(Thuế suất thuế TTĐB được quy định cụ thể cho từng loại hàng hóa dịch vụ trong biểu thuế TTĐB) theo điều 7 Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt 2008 được sửa đổi bổ sung năm 2014.

+ Trường hợp cơ sở sản xuất ra hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB, bằng nguyên liệu nhập khẩu chịu thuế TTĐB.

Số tiền thuế TTĐB phải nộp = Thuế TTĐB đầu ra – Thuế TTĐB đầu vào đã nộp ở khâu nhập khẩu tương ứng.

b.Giá tính thuế TTĐB được tính như sau:

+Đối với hàng hóa sản xuất trong nước:

Giá tính thuế TTĐB = Giá do cơ sở sản xuất bán ra.

+Đối với hàng hóa nhập khẩu

Giá tính thuế TTĐB = Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu

Nếu hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế không bao gồm số thuế nhập khẩu được miễn, giảm.

+Đối với hàng hóa gia công

Giá tính thuế TTĐB = giá tính thuế của hàng hóa bán ra của cơ sở giao gia công hoặc giá bán của sản phẩm cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm bán hàng.

+ Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm:

Giá tính thuế TNĐB = Giá bán theo phương thức bán trả tiền một lần của hàng hóa đó không bao ggoomf khoản lãi trả góp, lãi trả chậm.

+Đối với dịch vụ:

Giá tính thuế TTĐB = giá cung ứng dịch vụ của cơ sở kinh doanh.

+Đối với hàng hóa dịch vụ dùng để trao đổi hoặc tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng, cho:

Giá tính thuế TTĐB = giá tính thuế TTĐB của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này.

3.Thuế Giá trị gia tăng (Thuế GTGT)

Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

Theo Điều 3 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 quy định đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT được hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC.

Hiện nay, có 02 phương pháp tính thuế GTGT gồm có: phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp (trên doanh thu hoặc tính trên GTGT). Cụ thể:

a.Phương pháp khấu trừ

Số tiền thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào

Trong đó:

+Thuế GTGT đâu fra = Giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra * Thuế suất thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra (thuế suất 0%, 5%,8%,10%)

+ Thuế GTGT đầu vào được khẩu trừ = tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT và đáp ứng điều kiện quy định tại điều 12.

b.Phương pháp trực tiếp.

+Tính trên doanh thu:

Số tiền thuế GTGT phải nộp = Doanh thu * tỷ lệ (%)

+Tính trên GTGT

Số tiền thuế GTGT phải nộp = GTGT +Thuế suất %

Trường hợp này áp dụng với DN hoạt động mua bán, chế tác vàng bạc, đá quý.

Lưu ý: Giá trị gia tăng được xác định bằng giá trị thanh toán của hàng hóa, dịch vụ bán ra trừ giá thanh toán của hàng hóa dịch vụ mua vào tương ứng.

4.Thuế Thu nhập doanh nghiệp (Thuế TNDN)

Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác (bao gồm: thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng quyền góp vốn; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản; thu nhập từ quyền sử dụng tài sản, quyền sở hữu tài sản, kể cả thu nhập từ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật; thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản, trong đó có các loại giấy tờ có giá; thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ; khoản thu từ nợ khó đòi đã xóa nay đòi được; khoản thu từ nợ phải trả không xác định được chủ; khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót và các khoản thu nhập khác)

Thuế Thu nhập doanh nghiệp được tính dựa trên thu nhập tính thuế và thuế suất, cụ thể:

Số tiền thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế * Thuế suất.

Lưu ý: Trường hợp DN đã nộp thuế thu nhập ở ngoài Việt Nam thì được trừ số thuế thu nhập đã nộp nhưng tối đa không quá số thuế TNDN phải nộp theo quy định.

+Trường hợp doaanh nghiệp có trích Quỹ phát triển Khoa học và công nghệ:

Số tiền thuế GTGT phải nộp = (Thu nhập tính thuế - Phần trích lập Quỹ ) * Thuế suất

Trpng đó :

-Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Thu hập được miễn thuế - Các khoản lỗ được kết chuyển từ năm trước.

-Thu nhập chịu thuế = Doanh thu – Chi phí + các khoản thu nhập khác.

 

5.Thuế Thu nhập cá nhân (Thuế TNCN)

Theo Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 được sửa đổi, bổ sung năm 2012 quy định thu nhập chịu thuế TNCN

Cá nhân phát sinh thu nhập từ kinh doanh (gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ; và thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề); thu nhập từ tiền lương, tiền công; thu nhập từ đầu tư vốn; thu nhập từ chuyển nhượng vốn; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản; thu nhập từ trúng thưởng; Thu nhập từ bản quyền; Thu nhập từ nhượng quyền thương mại; Thu nhập từ nhận thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng; và/hoặc Thu nhập từ nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng; sẽ phải nộp thuế TNCN theo quy định pháp luật.

Đối với tùy đối tượng là cá nhân cư trú hoặc cá nhân không cư trú mà sẽ có cách tính thuế TNCN khác nhau, cụ thể:

a.Đối với cá nhân cư trú: là người đáp ứng một trong các điều kiện sau:

- Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;

- Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.

+Trường hợp hợp đồng lao động trên 03 tháng:

Thuế TNCN = Thu nhập tính thuế * Thuế suất lũy tiến

Trong đó:

Thu  nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừ.

Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công, tiền thù lao, các khoản thu nhập khác có tính chất tiền lương, tiền công – Các khoản được miễn thuế.

+ Trường hợp hợp đồng lao động dưới 03 tháng

Khấu trừ theo mức 10% thu nhập: Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (theo mẫu ban hàng kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm chưa khấu trừ thuế TNCN.

b.Đối với cá nhân không cư trú: là người không đáp ứng đủ điều kiện của cá nhân cư trú tại (1)

+Đối với thu nhập từ kinh doanh:

Thuế TNCN = Doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh * thuế suất.

Thuế suất đối với thu nhập từ kinh doanh quy định đối với từng lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh như sau:

+ 1% đối với hoạt động kinh doanh hàng hóa;

+ 5% đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ;

+ 2% đối với hoạt động sản xuất, xây dựng, vận tải và hoạt động kinh doanh khác.

+ Đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công

Thuế thu nhập cá nhân = Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công x Thuế suất 10%.

Bạn đọc có thể tham khảo thêm các bài viết có liên quan:

>>> Thuế VAT 2023 sẽ tăng vọt vì không còn được giảm xuống 8%?

>>> Mức phạt chậm nộp, không nộp tờ khai và thuế môn bài 2023

Kế toán Đức Minh chúc bạn đọc thành công!

-Ms Le-

 

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Tầng 2, Nhà số 2, Ngõ 4 - Đường Nguyễn Khuyến - Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội - 0339.421.606

  • Chia sẻ
Bình luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN