Tin mới

Nghỉ ốm 1 ngày có được công ty trả lương không?
Ốm đau là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống. Vậy trường hợp nghỉ ốm 1 ngày có được hưởng lương không? Câu trả...
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội – Kế toán Đức Minh.
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội được quy định như thế nào? Các tiêu chí để trở thành doanh nghiệp xã hội theo...
Thủ tục đổi tên doanh nghiệp theo quy định pháp luật – Kế toán Đức Minh.
Thủ tục đổi tên doanh nghiệp theo quy định pháp luật. Hồ sơ thay đổi tên công ty đầy đủ chuẩn nhất theo luật doanh...
Cấp lại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với hộ kinh doanh – Kế toán Đức Minh.
Cấp lại giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh như thế nào? Các trường hợp và thủ tục xin cấp lại giấy chứng nhận hộ...
Thành lập doanh nghiệp sản xuất thuốc lá theo quy định pháp luật – Kế toán Đức Minh.
Thành lập doanh nghiệp sản xuất thuốc lá như thế nào? Hồ sơ thành lập như thế nào? Thủ tục thành lập ra sao? Pháp luật...

Hình ảnh

Được tài trợ

nanoweb
Kiến thức kế toán cho người đi làm

Thuế tài nguyên là gì? Khi nào phải nộp thuế tài nguyên?

08/10/2022 04:02

Thuế tài nguyên được quy định thế nào theo pháp luật hiện hành? Bài viết này sẽ giúp độc giả giải đáp các thắc mắc: Thuế tài nguyên là gì? Đối tượng nào phải chịu thuế tài nguyên? Ai là người nộp thuế tài nguyên?

Thuế tài nguyên là gì? Khi nào phải nộp thuế tài nguyên?

1. Thuế tài nguyên là gì?

Thuế tài nguyên là loại thuế gián thu, là số tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp cho Nhà nước khi khai thác tài nguyên thiên nhiên (nếu tài nguyên này thuộc đối tượng chịu thuế).

Theo đó, tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân khi khai thác tài nguyên thiên nhiên thì có nghĩa vụ đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế theo quy định.

- Riêng với khai thác khoáng sản thì tổ chức, hộ kinh doanh khai thác có trách nhiệm thông báo với cơ quan thuế về phương pháp xác định giá tính thuế đối với từng loại tài nguyên khai thác, kèm theo hồ sơ khai thuế tài nguyên của tháng đầu tiên khai thác.

- Hàng tháng phải thực hiện khai thuế đối với toàn bộ sản lượng tài nguyên khai thác trong tháng (theo Điều 9 Thông tư 152/2015/TT-BTC).

2. Đối tượng chịu thuế tài nguyên

Theo Điều 2 Thông tư 152/2015/TT-BTC thì đối tượng chịu thuế là các tài nguyên thiên nhiên trong phạm vi đất liền, hải đảo...của nước Việt Nam quy định, gồm:

- Khoáng sản kim loại.

- Khoáng sản không kim loại như: Đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình; đất làm gạch…

- Sản phẩm của rừng tự nhiên, bao gồm các loại thực vật và các loại sản phẩm khác của rừng tự nhiên, trừ động vật và hồi, quế, sa nhân, thảo quả do người nộp thuế trồng tại khu vực rừng tự nhiên được giao khoanh nuôi, bảo vệ.

- Hải sản tự nhiên, gồm động vật và thực vật biển.

- Nước thiên nhiên, bao gồm: Nước mặt và nước dưới đất; trừ nước thiên nhiên dùng cho nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp và nước biển để làm mát máy.

- Yến sào thiên nhiên, trừ yến sào do tổ chức, cá nhân thu được từ hoạt động đầu tư xây dựng nhà để dẫn dụ chim yến tự nhiên về nuôi và khai thác.

Ngoài ra, đối tượng chịu thuế còn có tài nguyên thiên nhiên khác do Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

3. Khi nào phải nộp thuế tài nguyên?

Theo Điều 3 Thông tư 152/2015/TT-BTC thì khi tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên thiên nhiên thuộc đối tượng chịu thuế thì phải nộp thuế.

Trong một số trường hợp người nộp thuế được quy định rõ như sau:

- Với hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản thì người nộp thuế là tổ chức, hộ kinh doanh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép.

+ Tổ chức (chủ yếu là doanh nghiệp) được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép, được phép hợp tác với tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên và có quy định riêng về người nộp thuế thì người nộp thuế được xác định theo văn bản đó.

+ Tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép, sau đó có văn bản giao cho các đơn vị trực thuộc thực hiện khai thác tài nguyên thì mỗi đơn vị khai thác là người nộp thuế tài nguyên.

- Doanh nghiệp khai thác tài nguyên được thành lập trên cơ sở liên doanh thì doanh nghiệp liên doanh là người nộp thuế.

- Tổ chức, cá nhân nhận thầu thi công công trình trong quá trình thi công có phát sinh sản lượng tài nguyên mà được phép của cơ quan quản lý nhà nước hoặc không trái quy định của pháp luật khi thực hiện khai thác sử dụng hoặc tiêu thụ thì phải khai, nộp thuế tài nguyên với cơ quan thuế.

- Tổ chức, cá nhân sử dụng nước từ công trình thuỷ lợi để phát điện thì là người nộp thuế, không phân biệt nguồn vốn đầu tư công trình thuỷ lợi...

- Đối với tài nguyên thiên nhiên cấm khai thác hoặc khai thác trái phép bị bắt giữ, tịch thu thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên và được phép bán ra thì tổ chức được giao bán phải khai, nộp thuế tài nguyên theo từng lần phát sinh.

Như vậy, thuế tài nguyên là loại thuế gián thu (người nộp thuế và người chịu thuế không phải là một); khi tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên thuộc đối tượng chịu thuế thì phải nộp thuế.

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Tầng 2, Nhà số 2, Ngõ 4 - Đường Nguyễn Khuyến - Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội - 0339.421.606

  • Chia sẻ
Bình luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN