Tin mới

Tại sao cần phải tổ chức nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên? Kế toán Đức Minh.
Nhiều người đặt ra câu hỏi “Tại sao Doanh nghiệp phải tạo điều kiện xây dựng những chương trình đào tạo nghiệp vụ cho...
Nguyên tắc chung áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa 2023 – Kế toán Đức Minh.
Nếu bạn là doanh nghiệp vừa và nhỏ đang băn khoăn về chế độ kế toán của Doanh nghiệp mình sẽ như thế nào? Cùng Kế toán...
Hướng dẫn chứng từ kế toán, sổ kế toán của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh 2023
Cùng Kế toán Đức Minh tìm hiểu rõ hơn về chứng từ kế toán, sổ kế toán của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có điều gì...
Đóng bảo hiểm xã hội bị trùng: Xử lý thế nào để không ảnh hưởng quyền lợi?
Việc đóng bảo hiểm xã hội bị trùng là lý do khiến rất nhiều người lao động không được giải quyết chế độ bảo hiểm sau...
Những công việc về kế toán, nhân sự mà công ty phải làm tháng 04/2023 – Kế toán Đức Minh.
Những công việc của hành trình quyết toán thuế sắp kết thúc. Tháng 4 này kế toán cần lưu ý những công việc gì để tránh...

Hình ảnh

Được tài trợ

nanoweb
Kiến thức kế toán cho người đi làm

Những điều cần biết khi Doanh nghiệp có quyết định thanh tra kiểm tra thuế

25/05/2022 05:45

Các lần thanh tra, kiểm tra thuế khiến doanh nghiệp dễ rơi vào thế bị động và lo lắng xuất phát từ việc không hiểu rõ nội dung, mục đích của việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế đối với doanh nghiệp. Bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu hơn về thanh tra thuế là gì? Kiểm tra thuế là gì? Thanh tra thuế cần chuẩn bị những gì?

Những điều cần biết khi Doanh nghiệp có quyết định thanh tra kiểm tra thuế

1. Nhận được quyết định thanh kiểm tra thuế

Kể từ khi nhận quyết định kiểm tra đến khi quyết định được công bố, nếu có trở ngại nào đó, Doanh nghiệp có thể có một văn bản đề nghị lùi lại thời gian tiến hành với lý do chính đáng và thuyết phục.

2. Trước khi công bố quyết định kiểm tra

Cho đến trước khi quyết định kiểm tra được công bố (thời điểm Doanh nghiệp đặt bút ký vào biên bản công bố quyết định kiểm tra), Doanh nghiệp vẫn có quyền xem xét lại việc kê khai của mình. Nếu có bất cứ khoản thuế nào chưa được khai, hoặc đã khai nhưng chưa đủ, đúng thì Doanh nghiệp có thể nhanh chóng điều chỉnh để tránh khoản phạt không mong muốn.

3. Chấp hành quyết định thanh kiểm tra thuế

Trong quá trình chấp hành quyết định kiểm tra, Doanh nghiệp luôn lưu ý rằng mình chỉ có trách nhiệm, nghĩa vụ trong phạm vi đã được giới hạn trong quyết định kiểm tra. Đổi lại, người kiểm tra cũng chỉ có quyền hạn đối với Doanh nghiệp trong phạm vi này.

4. Tiếp nhận biên bản thanh kiểm tra thuế

Khi tiếp nhận biên bản kiểm tra từ đoàn kiểm, thanh tra, dù còn dạng dự thảo, hãy hiểu rằng đây là tài liệu hết sức quan trọng, liên quan đến chính Doanh nghiệp. Vậy nên điều đầu tiên cần lưu ý là phía dưới cùng từng trang và của trang cuối cùng cần chữ ký của Trưởng đoàn thanh, kiểm tra.

Kể từ khi tiếp nhận biên bản từ đoàn kiểm, thanh tra, Doanh nghiệp chỉ có thời gian tối đa là 05 ngày để tìm hiểu những điểm mà mình muốn được làm rõ cũng như chuẩn bị chứng từ. Đây là khoản thời gian quan trọng nhất để bạn tận dụng để giải quyết vấn đề mà bạn còn bất đồng trước khi bảo lưu ý kiến.

Nếu thấy cần thiết, Doanh nghiệp có quyền đề nghị với đoàn kiểm,thanh tra có một buổi làm việc để có thể hiểu rõ những ý kiến của họ đã ghi trong biên bản và có cơ hội để Doanh nghiệp trình bày ý kiến của mình. Nếu vì lý do nào đó mà không thể có buổi làm việc trực tiếp này, Doanh nghiệp nên có ý kiến bằng văn bản gửi đoàn thanh, kiểm tra.

Khi các cơ hội đã qua, thì điều cuối cùng Doanh nghiệp cần làm là thể hiện đầy đủ ý kiến của mình (thực hiện quyền bảo lưu ý kiến) trước khi ký vào biên bản. Với ý kiến này, không ai có thể cho rằng, việc Doanh nghiệp ký vào biên bản kiểm tra có nghĩa rằng Doanh nghiệp đồng ý (chấp nhận) ý kiến của Đoàn kiểm tra đã đưa ra trong biên bản. Trước khi ký ban hành Quyết định hành chính để xử lý kết quả kiểm, thanh tra, ý kiến của Doanh nghiệp sẽ được xem xét và cân nhắc hết sức cẩn thận bởi người có trách nhiệm.

5. Nhận quyết định kết luận thanh kiểm thuế thuế

Mặc dù đã thể hiện hết ý kiến của mình trong lúc ký biên bản kiểm tra, không phải lúc nào quyết định hành chính được ban hành từ Cơ quan thuế cũng khiến Doanh nghiệp hài lòng. Trong trường hợp này, Doanh nghiệp có thể Khiếu nại hoặc Khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

6. Khiếu nại hoặc khởi kiện quyết định thanh kiểm tra thuế

Khiếu nại trực tiếp với cơ quan ra quyết định là quyền của Doanh nghiệp nhưng Doanh nghiệp cũng có thể khởi kiện trực tiếp ra Tòa hành chính mà không phải thực hiện thủ tục Khiếu nại (theo Khoản 1 Điều 103 Luật tố tụng hành chính).

Doanh nghiệp cũng có thể tham khảo ý kiến chuyên gia miễn phí về việc này tại Phòng pháp chế thuộc Cục thuế tỉnh/ thành phố.

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Tầng 2, Nhà số 2, Ngõ 4 - Đường Nguyễn Khuyến - Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội - 0339.421.606

  • Chia sẻ
Bình luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN