Tin mới
Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng được yêu cầu phổ biến nhất trong các tin tuyển dụng. Cải thiện và thể hiện...
Khi lập BCTC riêng, các khoản đầu tư vào Công ty con được ghi nhận theo phương pháp vốn gốc, còn khi hợp nhất, nó được...
Cùng tìm hiểu các trường hợp vay vốn ngân hàng không phải giao dịch liên kết ở bài viết sau. Hiện nay, điểm d khoản 2...
Thời gian gần đây có thông tin về việc hóa đơn xăng dầu phải ghi biển số xe. Vậy theo quy định, hóa đơn xăng dầu có bắt...
Chủ đề tìm nhiều
Hành vi vi phạm và mức xử phạt trong lĩnh vực công đoàn – Kế toán Đức Minh
Doanh nghiệp sau khi thành lập công đoàn thường không chú ý đến việc đảm bảo hoạt động của công đoàn. Doanh nghiệp cần chú ý đến các hành vi vi phạm và mức xử phạt trong lĩnh vực công đoàn để tránh xử phạt. Cùng tìm hiểu rõ hơn về hành vi vi phạm và các mức phạt cụ thể qua bài viết sau đây của Kế toán Đức Minh nhé!

1.Không đảm bảo thực hiện quyền công đoàn
Người sử dụng lao động phải thừa nhận và tạo điều kiện để công đoàn cơ sở hoạt động. Trong trường hợp doanh nghiệp vi phạm thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 17 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP.
a.Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng:
– Không bố trí nơi làm việc, không bảo đảm các phương tiện làm việc cần thiết cho cán bộ công đoàn;
– Không bố trí thời gian trong giờ làm việc cho cán bộ công đoàn không chuyên trách hoạt động công tác công đoàn;
– Không cho cán bộ công đoàn cấp trên cơ sở vào tổ chức, doanh nghiệp để hoạt động công tác công đoàn;
– Không cung cấp thông tin, phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi để công đoàn thực hiện quyền, trách nhiệm đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động.
b.Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng:
– Từ chối yêu cầu, đối thoại, thương lượng của công đoàn;
– Không thỏa thuận bằng văn bản với Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, chuyển làm công việc khác theo hợp đồng lao động, kỷ luật sa thải đối với người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách.
c.Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng
Doanh nghiệp có hành vi lợi dụng quyền công đoàn để vi phạm pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.
2.Vi phạm quy định về về phân biệt đối xử vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn
Tại khoản 18 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP có quy định về các hành vi vi phạm về phân biệt đối xử vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn. và mức xử phạt vi phạm. Theo đó, doanh nghiệp có một trong các hành vi sau đây thì bị phạt:
a.Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với các hành vi:
– Phân biệt đối xử về tiền lương, thời giờ làm việc và các quyền và nghĩa vụ khác trong quan hệ lao động nhằm cản trở việc thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động;
– Không gia hạn hợp đồng lao động đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ công đoàn mà hết hạn hợp đồng lao động;
– Kỷ luật lao động hoặc chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật đối với người lao động vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn;
– Quấy rối, ngược đãi, cản trở hoặc từ chối thăng tiến nghề nghiệp cho cán bộ công đoàn;
– Thông tin không đúng sự thật nhằm hạ thấp uy tín của cán bộ công đoàn đối với người lao động.
b.Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các hành vi:
– Có quy định hạn chế quyền của người lao động tham gia làm cán bộ công đoàn;
– Chi phối, cản trở việc bầu, lựa chọn cán bộ công đoàn;
– Ép buộc người lao động thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.
3.Vi phạm quy định về sử dụng các biện pháp kinh tế hoặc các biện pháp khác gây bất lợi đối với tổ chức và hoạt động công đoàn
Doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các hành vi quy định tại khoản 18 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP:
– Không trả lương cho người lao động làm công tác công đoàn không chuyên trách trong thời gian hoạt động công đoàn;
– Không cho người lao động làm công tác công đoàn chuyên trách được hưởng các quyền lợi và phúc lợi tập thể như người lao động khác trong cùng tổ chức;
– Thực hiện các biện pháp kinh tế tác động đến người lao động để người lao động không tham gia công đoàn hoặc không hoạt động công đoàn.
4.Vi phạm quy định về đóng kinh phí công đoàn
Để duy trì hoạt động của công đoàn, doanh nghiệp phải đóng kinh phí công đoàn. Trường hợp doanh nghiệp đóng chậm, đóng không đầy đủ hay chưa đóng thì bị xử lý theo quy định tại khoản 18 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP, cụ thể:
– Phạt tiền với mức từ 24% đến dưới 30% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 150.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
+ Chậm đóng kinh phí công đoàn;
+ Đóng kinh phí công đoàn không đúng mức quy định;
+ Đóng kinh phí công đoàn không đủ số người thuộc đối tượng phải đóng.
– Phạt tiền với mức từ 36% đến 40% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 150.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng kinh phí công đoàn cho toàn bộ người lao động thuộc đối tượng phải đóng.
Bạn đọc có thể tham khảo thêm các bài viết có liên quan:
>>> Doanh nghiệp không có tổ chức công đoàn có phải đóng kinh phí công đoàn không?
Kế toán Đức Minh chúc bạn đọc thành công!
-MsLe-
Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.
Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:
Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h
Bảng giá khóa họcTỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH
Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Tầng 2, Nhà số 2, Ngõ 4 - Đường Nguyễn Khuyến - Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội - 0339.421.606
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Hồ sơ, thủ tục thành lập công ty kinh doanh vận tải taxi – Kế toán Đức Minh. (09/06)
- Văn phòng đại diện là gì ? Khái niệm và đặc điểm VPĐD – Kế toán Đức Minh. (08/06)
- Văn phòng đại diện có mã số thuế không? Kế toán Đức Minh. (08/06)
- Tiền lương của người lao động bị ảnh hưởng bởi Covid-19 như thế nào - KTĐM (08/06)
- 38 khoản chi phí không được trừ khi xác định thuế TNDN mới nhất - KTĐM (07/06)
- Cách nhận biết hóa của doanh nghiệp bỏ trốn, ngừng hoạt động – Kế toán Đức Minh. (07/06)
- Cách tra cứu địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp tại nhà – Kế toán Đức Minh (07/06)
- Mức xử phạt chậm nộp thuế khi mua bán nhà đất? Thủ tục như nào? Kế toán Đức Minh. (04/06)
- Quy định xử phạt tội mua bán hóa đơn trái phép – Kế toán Đức Minh. (03/06)
- Chi phí quảng cáo hạch toán vào tài khoản nào? Kế toán Đức Minh. (03/06)