Tin mới

Đăng ký nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài 2024 thế nào?
Doanh nghiệp Việt Nam có quyền tuyển dụng lao động nước ngoài vào làm việc nhưng phải thực hiện thủ tục đăng ký nhu cầu...
Không đăng ký chương trình khuyến mại có bị phạt không?
Thương nhân tổ chức hoạt động khuyến mại mà không đăng ký chương trình khuyến mại thì có bị xử phạt hay không? Mức xử...
Hoạt động khuyến mại nào phải đăng ký? Thủ tục như thế nào?
Những hoạt động khuyến mại phải đăng ký bao gồm gì? Cơ quan nào có thẩm quyền đăng ký hoạt động khuyến mại? Hồ sơ đăng...
Thuế tiêu thụ đặc biệt có áp dụng với cây thuốc lá hay không? Kế toán Đức Minh.
Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu đánh vào một số hàng hóa đặc biệt do các doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ...
Tài liệu kế toán là hóa đơn được lưu trữ trong thời hạn bao lâu? Kế toán Đức Minh.
Trong môi trường kinh doanh hiện đại, việc duy trì hồ sơ kế toán là một phần không thể thiếu đối với mọi tổ chức và...

Hình ảnh

Được tài trợ

nanoweb
Kiến thức kế toán cho người đi làm

Hủy bỏ hợp đồng thương mại theo quy định pháp luật như thế nào? - Kế toán Đức Minh

20/05/2021 11:07

Hai bên ký kết hợp đồng với nhau, không bên nào muốn hủy bỏ hợp đồng. Vậy một trong hai bên muốn hủy bỏ hợp đồng thương mại theo quy định của Pháp luật thì các bên cần làm gì? Kế toán Đức Minh sẽ đưa ra các thông tin giúp các bạn không vi phạm luật nhé.

Hủy bỏ hợp đồng thương mại theo quy định pháp luật như thế nào? - Kế toán Đức Minh

Là một chế tài trong thương mại, hủy bỏ hợp đồng không được nhà làm luật khuyến khích các bên tham gia hợp đồng thực hiện vì nó sẽ làm cho hợp đồng không thể tiếp tục thực hiện. Do đó, chế tài này chỉ được áp dụng khi thỏa mãn điều kiện mà pháp luật đã quy định.

Bạn hiểu gì về Hợp đồng thương mại

Hợp đồng thương mại là sự thỏa thuận giữa các thương nhân trong việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ trong hoạt động thương mại. Hợp đồng thương mại được điều chỉnh bởi Luật Thương Mại 2005 và Bộ Luật Dân sự (tham khảo thêm Điều 3.1 Luật Thương Mại 2005; Điều 6 Luật Thương Mại 2005)

ĐẶC ĐIỂM CỦA HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI

  • HĐTM được ký kết giữa các bên là những thương nhân, hoặc có một bên là thương nhân. Đây chính là một điểm đặc trưng của hợp đồng thương mại so với các loại hợp đồng dân sự.
  • Về chủ thể trong hợp đồng thương mại ở đây gồm những thương nhân (bao gồm các tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp hoặc các nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh), cá nhân, tổ chức khác có hoạt động liên quan đến thương mại (Điều 2 Luật thương mại 2005)

Khi ký kết hợp đồng thương mại, để đảm bảo hợp đồng thương mại có hiệu lực pháp luật và bảo vệ được đầy đủ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bạn cần lưu ý các vấn đề sau:

Về nguyên tắc

Thời gian

Thỏa thuận giữa các bên tại hợp đồng thương mại (trừ các hợp đồng thuộc các lĩnh vực đặc thù được điều chỉnh riêng bởi các luật chuyên ngành) sẽ phải tuân theo các quy định tại Luật Thương Mại, trong trường hợp Luật Thương Mại không có quy định, các quy định tương ứng tại Bộ Luật dân sự hoặc các văn bản pháp luật khác sẽ được áp dụng.

Thời gian khởi kiện đối với các tranh chấp về hợp đồng thương mại chỉ có 02 năm kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp của một bên tại hợp đồng thương mại bị xâm phạm.

Do đó khi thỏa thuận các điều khoản tại hợp đồng thương mại, các bên cần tham chiếu trước hết đến các quy định tại Luật Thương Mại để soạn thảo các điều khoản hợp đồng phù hợp.

 

Lưu ý:

  • Luật Thương Mại có nhiều quy định khác biệt so với Bộ Luật Dân Sự trong nhiều vấn đề, có thể kể đến như: mức phạt vi phạm hợp đồng (theo Luật Thương Mại tối đa không quá 8% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm), v.v.
  • Theo quy định của Luật Thương Mại 2005, một số loại hợp đồng thương mại bắt buộc phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương, có thể kể đến như: hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
  • Thời hiệu này ngắn hơn nhiều so với thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự (03 năm kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm).
  • Các hợp đồng cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại, hợp đồng đại diện cho thương nhân, hợp đồng uỷ thác mua bán hàng hoá, hợp đồng đại lý, hợp đồng gia công, hợp đồng nhượng quyền thương mại, v.v.

NHỮNG LƯU Ý QUAN TRỌNG TRONG HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI KHÔNG NÊN BỎ QUA?

1. Cần quy định chi tiết và rõ ràng đối tượng của hợp đồng thương mại

Đối tượng của hợp đồng thương mại chính là hàng hóa mà các bên sẽ mua bán với nhau hoặc công việc, dịch vụ mà một bên sẽ thực hiện, cung cấp cho bên còn lại.Các bên sẽ nêu cụ thể thông tin có liên quan của hàng hóa gồm chủng loại hàng hóa, nguồn gốc xuất xứ, số lượng, khối lượng, chất lượng, đặc điểm kỹ thuật, tình trạng hàng hóa (mới hay đã qua sử dụng), v.v.

Trong trường hợp đối tượng của hợp đồng thương mại là việc thực hiện công việc hay cung ứng dịch vụ, các bên cần quy định rõ công việc/dịch vụ này là gì, những công việc/dịch vụ nào được xem là ngoài phạm vi và sẽ tính thêm phí, cách thức cung cấp ra sao, do ai thực hiện, thực hiện vào thời điểm nào, tại địa điểm nào, cách thức xác định mức độ hoàn thành công việc/dịch vụ, v.v.

Trong trường hợp đối tượng của hợp đồng thương mại là hàng hóa, tùy thuộc hàng hóa mà các bên mua bán là hàng hóa đặc định (ví dụ như 01 tài sản cụ thể nào đó) hoặc cùng loại (chẳng hạn như hàng hóa sản xuất hàng loạt).

2. Cần quy định rõ số tiền phải thanh toán, thời hạn thanh toán, cách thức thanh toán và điều khoản thay đổi phương thức thanh toán

Thông thường đây là điều khoản mà các bên sẽ quy định tương đối rõ ràng và đầy đủ trong hợp đồng thương mại.Nhưng không nêu rõ đã bao gồm thuế, phí, chi phí phát sinh có liên quan hay chưa (như chi phí đi lại), quy định thanh toán chuyển khoản ngân hàng nhưng không nêu thông tin tài khoản, không quy định bên nào sẽ chịu phí ngân hàng, v.v.

Tuy nhiên trên thực tế vẫn có nhiều hợp đồng thương mại chỉ quy định số tiền phải thanh toán mà không đề cập đến thời hạn thanh toán, cách thức thanh toán cũng như điều khoản thay đổi phương thức thanh toán (nếu có), hoặc có quy định trong hợp đồng thương mại nhưng lại mơ hồ, không rõ ràng.

Một số lỗi thường gặp có thể kể đến như: các bên quy định thanh toán trong vòng ‘x’ ngày nhưng không nêu rõ thời hạn này tính từ ngày nào (ví dụ từ ngày giao hàng hay từ ngày xuất hóa đơn), quy định giá bán/phí dịch vụ.

3. Cần đàm phán và thỏa thuận điều khoản giải quyết tranh chấp thích hợp

Một số lỗi thường gặp có thể kể đến như: các bên thỏa thuận thẩm quyền tài phán ở nước ngoài, không thuận tiện cho bên Việt Nam khởi kiện, các bên thỏa thuận lựa chọn trọng tài thương mại để giải quyết tranh chấp nhưng không nêu tên Trung tâm trọng tài hoặc nêu sai tên Trung tâm trọng tài, v.v.

Đây là điều khoản mà hầu hết các bên khi ký kết hợp đồng thương mại đều rất ngại bàn đến và thường không dành nhiều thời gian để soạn thảo cho mình điều khoản thích hợp. Do đó, các bên thường né tránh bàn về cách thức giải quyết tranh chấp vào thời điểm đàm phán và soạn thảo hợp đồng thương mại.

Điều khoản giải quyết tranh chấp vì vậy mà thường chỉ được các bên quy định trong hợp đồng thương mại một cách chung chung, hoặc sử dụng lại các điều khoản mẫu từ những hợp đồng thương mại thay vì điều chỉnh lại để phù hợp với trường hợp cụ thể của mình. Thực tế này xuất phát từ những việc vào thời điểm ký kết, đàm phán hợp đồng thương mại, các bên đều đang có quan hệ hữu hảo với nhau, tin tưởng nhau và không bên nào dự liệu hoặc mong muốn rằng sẽ có tranh chấp xảy ra.

4. Cần kiểm tra thẩm quyền ký kết hợp đồng thương mại của các bên và yêu cầu đối tác cử người có thẩm quyền ký kết hợp đồng thương mại

Đây là yêu cầu rất quan trọng bởi lẽ theo quy định của Điều 142 Bộ Luật Dân Sự 2015, nếu hợp đồng thương mại được ký kết bởi người không có thẩm quyền đại diện theo quy định, hợp đồng này sẽ không phát sinh hiệu lực đối với cá nhân, tổ chức được đại diện.

Trong trường hợp, người đại diện ký kết hợp đồng của đối tác không phải là đại diện theo pháp luật của họ, bạn cần yêu cầu đối tác có văn bản ủy quyền hợp lệ cho người này. Để bạn có thêm thông tin, theo quy định của pháp luật, đối với doanh nghiệp, người có thẩm quyền đại diện cho doanh nghiệp sẽ là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền hợp lệ. Tùy thuộc vào đối tác của bạn là cá nhân hay tổ chức, bạn sẽ yêu cầu chính cá nhân đó hoặc đại diện theo pháp luật của đối tác là tổ chức, hoặc đại diện theo ủy quyền hợp lệ của cá nhân, tổ chức này (với văn bản ủy quyền hợp lệ) đứng ra ký kết hợp đồng thương mại.

Bạn có thể xác định người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp dựa trên thông tin ghi trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của đối tác hoặc bạn cũng có thể dễ dàng tra cứu thông tin này tại Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia của Việt Nam tại địa chỉ: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/. Do đó, để tránh trường hợp hợp đồng thương mại của bạn với đối tác bị xem là không phát sinh hiệu lực do người ký kết không có thẩm quyền, bạn cần lưu tâm về vấn đề này và yêu cầu đối tác tuân thủ tuyệt đối.

TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý TRONG THANH CHẤP HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI?

Tranh chấp hợp đồng thương mại (hay nói ngắn gọn là tranh chấp thương mại) được hiểu là những tranh chấp phát sinh do việc một hoặc nhiều bên trong quan hệ hợp đồng thương mại không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các thỏa thuận và cam kết được ghi nhận tại hợp đồng trong quá trình hoạt động thương mại.

Tranh chấp hợp đồng thương mại thường có các yếu tố cơ bản sau đây:

  • Có quan hệ hợp đồng thương mại tồn tại giữa các bên;

· Có sự bất đồng ý kiến của các bên về sự vi phạm hoặc xử lý hậu quả phát sinh từ sự vi phạm;

  • Có sự vi phạm nghĩa vụ (hoặc cho rằng là vi phạm nghĩa vụ) của một bên trong quan hệ đó;

Tranh chấp hợp đồng thương mại thường hình thành từ sự vi phạm hợp đồng nhưng không phải sự vi phạm nào cũng dẫn đến tranh chấp hợp đồng.

Vấn đề cần đặt ra ở đây là làm sao để có thể nhận diện và tiên liệu được các rủi ro nhằm ngăn ngừa các khả năng, nguy cơ xảy ra tranh chấp thương mại. Để làm được điều đó, các bên cần lưu ý những vấn đề sau đây về tranh chấp hợp đồng thương mại:

Thứ nhất, các bên là chủ thể có quyền cao nhất để tự định đoạt việc giải quyết tranh chấp

Điều này thể hiện ở việc các bên có thể lựa chọn một phương thức giải quyết tranh chấp theo ý chí của mình, trong đó có thể kể đến các hình thức sau đây:

Hòa giải: là việc thuyết phục các bên đồng ý chấm dứt xung đột một cách ổn thỏa. Điểm khác cơ bản giữa thương lượng và hòa giải là trong hòa giải có sự tham gia của bên thứ ba với tư cách người trung gian đứng ra dàn xếp việc giải quyết xung đột giữa các bên.

Thương lượng: là hình thức giải quyết tranh chấp không cần có sự can thiệp của bên thứ ba. Luật sư có thể tham gia với vai trò tư vấn cho các bên về chiến lược, mục tiêu, điểm mạnh và điểm yếu trong đàm phán để từ đó các bên có thể tự gặp gỡ và thỏa thuận, trao đổi giải quyết các vấn đề bất đồng.

Tổ chức tài phán: khi thương lượng và hòa giải không có kết quả, các bên có thể tiến hành khởi kiện vụ việc ra một cơ quán có thẩm quyền để giải quyết. Hiện nay, ở Việt Nam có hai cơ quan chủ yếu thường xuyên thụ lý và giải quyết các tranh chấp về thương mại là:

Trọng tài: là phương thức giải quyết tranh chấp trong hoạt động thương mại, được tiến hành bởi một hội đồng trọng tài. Theo Khoản 5 Điều 61 của Luật Trọng tài thương mại 2010, phán quyết của trọng tài sẽ có giá trị chung thẩm và có hiệu lực kể từ ngày ban hành.

Tòa án: Là cơ quan tư pháp của nhà nước Việt Nam có chức năng xét xử. Theo Điều 30 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, tòa án có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp liên quan đến hoạt động kinh doanh, thương mại, bao gồm cả tranh chấp phát sinh từ hợp đồng thương mại. Khác với cơ chế giải quyết bằng trọng tài, theo quy định tại Điều 17 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, một vụ án được giải quyết tại tòa án sẽ phải trải qua hai cấp xét xử sơ thẩm và phúc thẩm. Theo đó, bản án hoặc quyết định sơ thẩm của tòa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị để tiếp tục xét xử phúc thẩm.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng theo quy định tại khoản 1 Điều 5 của Luật Trọng tài thương mại 2010, cơ chế giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài chỉ được áp dụng khi các bên có sự thỏa thuận rõ ràng và cụ thể về việc lựa chọn trọng tài để giải quyết, nếu không, mặc nhiên các tranh chấp này chỉ có thể được giải quyết bởi tòa án có thẩm quyền; Có chăng việc các bên thứ ba khác tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp chỉ mang tính chất hỗ trợ và làm “xúc tác” để dung hòa các mâu thuẫn đang hiện hữu trong quan hệ hợp đồng, không thể chi phối quyền quyết định cuối cùng của các bên trong hợp đồng thương mại.

Tùy thuộc vào mức độ và tính chất phức tạp của tranh chấp thương mại mà các bên có thể chủ động cân nhắc những phương án nói trên để phù hợp với hoàn cảnh thực tế mà vốn dĩ không ai có quyền thay thế định đoạt.

Thứ hai, tranh chấp hợp đồng thương mại luôn gắn liền với lợi ích của các bên.

Đây là hai phạm trù không thể tách rời nhau bởi lẽ tranh chấp thương mại bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm cả nguyên nhân chủ quan như chiến lược và mục tiêu kinh doanh của các bên thay đổi, sự mất cân bằng về tài chính của doanh nghiệp, …Điều này làm nảy sinh các xung đột về lợi ích và tiềm ẩn khả năng trở thành tranh chấp thương mại nếu không được kịp thời giải quyết.

Hoặc các nguyên nhân khách quan như sự biến động của thị trường, sự kiện bất khả kháng, tác động của sự thay đổi chính sách pháp luật,…Dẫn đến kết quả là quá trình thực hiện hợp đồng thương mại không thể đạt được mục đích cuối cùng như mong muốn của các bên tham gia.

Thứ ba, cơ quan và địa điểm giải quyết tranh chấp là một trong những vấn đề mà các bên nên thận trọng cân nhắc.

Trong quan hệ hợp đồng thương mại quốc tế, các bên tham gia sẽ đến từ nhiều quốc gia khác nhau.Song, pháp luật quốc tế nhìn chung cũng chỉ điều chỉnh những vấn đề chung nhất, không thể điều chỉnh cặn kẽ mọi khía cạnh pháp lý của từng hợp đồng thương mại cụ thể. Do đó, trường hợp hợp đồng không quy định cụ thể, việc xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp luôn là vấn đề gây ra tranh cãi bởi lẽ, các bên khó có thể am hiểu được pháp luật của một quốc gia khác để tự bảo vệ cho quyền lợi của mình trước bên đối tụng.

Hiện nay pháp luật quốc tế cũng đã phát triển hơn với hệ thống các điều ước quốc tế song phương và đa phương giải quyết phần nào các quan hệ thương mại mang tính chất đa quốc gia. Ngoài ra, việc địa điểm giải quyết tranh chấp thuộc lãnh thổ của một quốc gia khác còn gây tốn thời gian và hao tổn chi phí cho việc di chuyển, tham gia tố tụng, những khoản tiền này thậm chí có thể nhiều hơn giá trị lợi ích mà các bên có thể đạt được khi tranh chấp được giải quyết.

Thứ tư, về thời hiệu khởi kiện tranh chấp kinh doanh thương mại

Theo quy định tại Điều 319 của Luật Thương mại 2005, thời hiệu khởi kiện đối với các tranh chấp về hợp đồng thương mại là 02 năm kể từ ngày mà quyền và lợi ích hợp pháp của một bên của hợp đồng bị xâm phạm. Do đó, khi phát sinh tranh chấp, các bên cần lưu tâm đến vấn đề thời hiệu để kịp thời tiến hành khởi kiện vụ án ra các cơ quan tài phán, tránh trường hợp để kéo dài thời gian dẫn đến mất quyền khởi kiện.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI TRONG KINH DOANH?

Hợp đồng thương mại là cơ sở pháp lý để cá nhân, tổ chức thực hiện các hoạt động thương mại như mua bán hàn hàng hóa và cung ứng dịch vụ với đối tác. Hợp đồng thương mại là công cụ quan trọng để doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh của mình trong hoạt động kinh doanh. Thông qua hợp đồng thương mại, các cá nhân và tổ chức bước vào một thỏa thuận với những đối tác của mình thông qua niềm tin mà chúng ta gọi là “luật chơi” để đảm bảo rằng những thỏa thuận đó sẽ được thực hiện.

Hợp đồng thương mại sẽ giúp doanh nghiệp loại bỏ được những đối tác có tư duy “ăn thật làm giả” khi tham gia vào hoạt động mại, gây thiệt hại cho phía đối tác. Nếu như sự an toàn của con người, tài sản được bảo đảm trên cơ sở những quy định trong Bộ Luật hình sự thì sự an toàn và trật tự trong thế giới kinh doanh lại phụ thuộc vào hợp đồng thương mại và pháp luật thương mại. Hợp đồng thương mại còn giúp cho các bên xác định được ai sẽ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp của mình.

Hợp đồng có giá trị pháp lý như luật (contract = law) là công thức để giúp cho các doanh nghiệp có cơ sở bảo vệ các lợi ích hợp pháp của mình khi có tranh chấp xảy ra. Vì vậy, thông qua hợp đồng, các doanh nghiệp chân chính sẽ được pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, từ đó tránh được những nguy cơ bị lường gạt.

DỊCH VỤ SOẠN THẢO, TƯ VẤN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI?

  • Dịch vụ tư vấn và soạn thảo hợp đồng thương mại các mảng dịch vụ quan trọng của các công ty luật giúp khách hàng tránh được các rủi ro trong hợp đồng.
  • Dịch vụ tư vấn và soạn thảo hợp đồng thương mại thường bao gồm các lĩnh vực sau:
  • Tư vấn và soạn thảo hợp đồng đầu tư kinh doanh bất động sản: chuyển nhượng, thuê/cho thuê, môi giới, quản lý, hợp tác kinh doanh …;
  • Tư vấn và soạn thảo hợp đồng trong lĩnh vực xây dựng: tư vấn thiết kế, tư vấn thi công, hợp đồng tư vấn quản lý dự án, hợp đồng tổng thầu EPC, chìa khóa trao tay…;
  • Tư vấn luật hợp đồng trong lĩnh vực thương mại hàng hóa: hợp đồng mua bán, hợp đồng hợp tác thương mại, hợp đồng đại lý, hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa, các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế;
  • Tư vấn và soạn thảo hợp đồng trong lĩnh vực vận tải: hợp đồng giao nhận, hợp đồng cho thuê kho bãi, hợp đồng logistic, hợp đồng thuê xe ô tô…;
  • Tư vấn và soạn thảo hợp đồng trong lĩnh vực tài chính, bảo hiểm: hợp đồng bảo lãnh, hợp đồng cầm cố, hợp đồng thế chấp, hợp đồng vay và cho vay, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp…;
  • Tư vấn và soạn thảo hợp đồng thương mại dịch vụ: hợp đồng tài trợ, hợp đồng quảng cáo;
  • Tư vấn và soạn thảo hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ gồm tư vấn hợp đồng li-xăng nhãn hiệu, hợp đồng chuyển giao công nghệ, hợp đồng nhượng quyền thương mại;
  • Tư vấn và soạn thảo hợp đồng góp vốn thành lập công ty, hợp đồng ủy thác quản lý vốn, hợp đồng mua bán công ty, sáp nhập doanh nghiệp;
  • Tư vấn và soạn thảo hợp đồng chuyển nhượng dự án, hợp đồng mua bán và chuyển nhượng chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác);
  • Tư vấn xây dựng các văn bản trong lĩnh vực lao động như soạn thảo hợp đồng lao động, thỏa thuận bảo mật, thỏa thuận không cạnh tranh, hợp đồng đào tạo, tuyển dụng nhân sự;
  • Soạn thảo hợp đồng dân sự: hợp đồng phân chia tài sản, hợp đồng mượn tài sản, hợp đồng vay tiền.

Soạn thảo hợp đồng thương mại của một đơn vị tư vấn pháp lý chuyên nghiệp nhằm góp phần bảo đảm tính hợp pháp của hợp đồng nhưng vẫn giữ được sự hài hòa về mặt lợi ích kinh tế nhất định cho các bên tham gia hợp đồng đó. Với xu hướng hiện nay trên thế giới, để hạn chế được các rủi ro pháp lý có thể phát sinh trong tương lai, các thương nhân, những nhà kinh doanh chuyên nghiệp được khuyến khích sử dụng dịch vụ tư vấn.

QUY TRÌNH TƯ VẤN VÀ SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG

MỘT

HAI

BA

BỐN

Tiếp nhận thông tin và yêu cầu của khách hàng

Thứ hai, tìm kiếm các quy định pháp luật và nghiên cứu các thông tin, tài liệu được cung cấp.

Cung cấp ý kiến tư vấn pháp lý

Soạn thảo hợp đồng

 

CHẾ TÀI ĐI KÈM HỢP ĐÔNG THƯƠNG MẠI:

 

Thế nào là chế tài hủy bỏ hợp đồng

Điều kiện áp dụng

 

Chế tài hủy bỏ hợp đồng bao gồm hủy bỏ toàn bộ hợp đồng hoặc hủy bỏ một phần hợp đồng.

Hủy bỏ toàn bộ hợp đồng là việc bãi bỏ hoàn toàn việc thực hiện tất cả các nghĩa vụ hợp đồng đối với toàn bộ hợp đồng.

Hủy bỏ một phần hợp đồng là việc bãi bỏ thực hiện một phần nghĩa vụ hợp đồng, các phần còn lại trong hợp đồng vẫn có hiệu lực.

 

Thứ nhất, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật Thương mại 2005, chế tài hủy bỏ hợp đồng được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

a) Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng;

b) Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.

 

Thứ hai, khi tiến hành áp dụng chế tài thì bên yêu cầu phải thông báo ngay cho bên còn lại biết về việc hủy bỏ thực hiện hợp đồng.

Trong trường hợp không thông báo mà gây ra thiệt hại cho bên còn lại thì bên yêu cầu phải bồi thường thiệt hại.

 

Hậu quả pháp lý của chế tài hủy bỏ hợp đồng

– Hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết;

– Các bên không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã thoả thuận trong hợp đồng, trừ thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ sau khi huỷ bỏ hợp đồng và về giải quyết tranh chấp;

– Các bên có quyền đòi lại lợi ích do việc đã thực hiện phần nghĩa vụ của mình theo hợp đồng;

– Nếu các bên đều có nghĩa vụ hoàn trả thì nghĩa vụ của họ phải được thực hiện đồng thời; trường hợp không thể hoàn trả bằng chính lợi ích đã nhận thì bên có nghĩa vụ phải hoàn trả bằng tiền;

– Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định pháp luật.

Hủy bỏ hợp đồng trong trường hợp giao hàng, cung ứng dịch vụ từng phần

Khi các bên có thỏa thuận về giao hàng, cung ứng dịch vụ từng phần thì:

– Nếu một bên không thực hiện nghĩa vụ của mình và việc này cấu thành một vi phạm cơ bản với lần thực hiện nghĩa vụ đó thì bên kia có quyền tuyên bố hủy bỏ hợp đồng với mỗi lần thực hiện nghĩa vụ.

– Nếu một bên không thực hiện nghĩa vụ đối với một lần giao hàng, cung ứng dịch vụ là cơ sở để bên kia kết luận rằng vi phạm cơ bản sẽ xảy ra đối với những lần thực hiện nghĩa vụ sau đó thì bên bị vi phạm có quyền tuyên bố hủy hợp đồng đối với những lần thực hiện nghĩa vụ sau đó, với điều kiện là bên đó phải thực hiện quyền này trong thời gian hợp lý.

– Nếu một bên đã tuyên bố hủy bỏ hợp đồng với một lần thực hiện nghĩa vụ mà những lần thực hiện nghĩa vụ tiếp theo có quan hệ qua lại với nghĩa vụ này dẫn đến việc bên đó không đạt được mục đích hợp đồng thì có quyền tuyên bố hủy hợp đồng với những lần thực hiện nghĩa vụ sau đó.

Phân biệt hủy bỏ hợp đồng trong Luật Thương mại và Bộ luật Dân sự

Tiêu chí

Luật Thương mại

Bộ luật Dân sự

Phân loại

Bao gồm: hủy bỏ toàn bộ hợp đồng và hủy bỏ một phần hợp đồng

Không phân loại

Căn cứ phát sinh

– Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng;

– Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.

– Bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận;

– Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng;

– Luật quy định khác

Lưu ý:

Về bản chất, vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng trong thương mại và vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng trong dân sự đều là hành vi của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng.

 

Các bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

==> 5 lỗi thường gặp khi soạn thảo hợp đồng lao động

==> Khác biệt giữa giấy uỷ quyền và hợp đồng uỷ quyền

==> Thủ tục và hợp đồng ký gửi đại lý

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Tầng 2, Nhà số 2, Ngõ 4 - Đường Nguyễn Khuyến - Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội - 0339.421.606

  • Chia sẻ
Bình luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN