Tin mới

Thuế nhập khẩu ai chịu? Ai là người nộp thuế nhập khẩu? Kế toán Đức Minh.
Thuế nhập khẩu là một trong những sắc thuế quan trọng của mỗi quốc gia, là nguồn thu quan trọng đối với ngân sách nhà...
Trị giá tính thuế nhập khẩu là gì? Cách xác định thuế nhập khẩu – Kế toán Đức Minh.
Trị giá tính thuế nhập khẩu là gì? Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng phát triển và hội nhập, nhiều doanh nghiệp và...
Ký hợp đồng 2 tháng có đóng bảo hiểm không?
Hiện nay, không ít người sử dụng lao động có nhu cầu ký hợp đồng 02 tháng với người lao động. Vậy nếu ký hợp đồng 2...
Hợp đồng dịch vụ có phải đóng BHXH không?
Hợp đồng dịch vụ là loại hợp đồng được sử dụng thường xuyên trong các giao dịch dân sự hiện nay. Vậy hợp đồng dịch vụ...
Ai phải đăng ký thuế TNCN? Có bắt buộc phải thực hiện không?
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp cho rằng không cần phải thực hiện đăng ký thuế TNCN cho người lao động hoặc chậm trễ việc...

Hình ảnh

Được tài trợ

nanoweb
Kiến thức kế toán cho người đi làm

Cách sử dụng và phân bổ Công cụ dụng cụ 2021- KTĐM

16/05/2021 09:07

Công cụ dụng cụ (CCDC) là tư liệu phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. CCDC có thời gian sử dụng và giá trị nhỏ hơn tài sản cố định. Tuy nhiên, CCDC vẫn được tính giá khấu hao và phân bổ như tài sản cố định.

Cách sử dụng và phân bổ Công cụ dụng cụ 2021- KTĐM

Sau đây, Kế toán Đức Minh sẽ hướng dẫn các bạn thật chi tiết nhé.

1. Cách xác định giá trị công cụ dụng cụ

Theo Thông tư 45/2013-BTC của Bộ Tài chính quy định: Công cụ dụng cụ có giá trị từ 30.000.000 đ trở xuống và khi doanh nghiệp mua về xác định là để dùng cho các bộ phận quản lý hoặc dùng cho bộ phận sản xuất.

Công cụ dụng cụ

2. Thời gian phân bổ công cụ dụng cụ

Theo thông tư 78/2014/TT-BTC tại điều 6 điểm 2.2 mục d quy định

“Đối với tài sản là công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, … không đáp ứng đủ điều kiện xác định là tài sản cố định theo quy định thì chi phí mua tài sản nêu trên được phân bổ dần vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng tối đa không quá 3 năm”

Doanh nghiệp căn cứ vào thông tư để áp dụng thời gian phân bổ

TỐI THIỀU

TỐI ĐA

Giá trị phân bổ

02 tháng

36 tháng

Căn cứ vào giá trị thực tế trước thuế GTGT

Lưu ý: Nếu phân bổ quá 36 tháng thì thời gian từ năm thứ 4 trở đi khi quyết toán thuế sẽ bị loại ra khỏi chi phí hợp lý.

3. Phương pháp hạch toán công cụ dụng cụ

Mua CCDC về nhập kho

Xuất CCDC ra dùng

Mua CCDC về dùng ngay (không qua kho)

Nợ TK 153

Nợ TK 1331

          Có TK 331

 

Nợ TK 2421, 2422

           Có TK 153

Nợ TK 2421

Nợ TK 2422

Nợ TK 1331

           Có TK 111,112,331

4. Phân bổ công cụ dụng cụ

+ Nguyên tắc: Công cụ dụng cụ nên phân bổ tháng đầu tiên là theo ngày. Tức mua về ngày nào thì ghi tăng CCDC ngày đó.

Ví dụ

Ngày 15/06/2021 Công ty Kế toán Đức Minh mua 1 công cụ dụng cụ có giá là 15.000.000đ. Kế toán căn cứ vào tính chất CCDC phân bổ là 12 tháng.

Giá trị công cụ dụng cụ phân bổ 1 tháng = 15.000.000/12 = 1.250.000đ

Thời gian phân bổ tháng 06/2021= (30-15)/31* 1.250.000 = 604.839đ

+ Phương pháp hạch toán phân bổ CCDC

BỘ PHẬN QUẢN LÝ

BỘ PHẬN SẢN XUẤT

Nợ TK 642

      Có TK 2421: Nếu CCDC <=12 tháng

Có TK 2422 : Nếu CCDC >12 tháng

Nợ TK 154 (TT 133), 6273( TT 200)

     Có TK 2421: Nếu CCDC <=12 tháng

     Có TK 2422 : Nếu CCDC >12 tháng

5. Thanh lý công cụ dụng cụ

Việc thanh lý công cụ dụng cụ tương tự như thanh lý TSCĐ

XUẤT HÓA ĐƠN

(Ghi nhận Doanh thu)

Ghi nhận Chi phí

Nợ TK 111,131

    Có TK 711

    Có TK 3331

Nợ TK 811

Có TK 2421, 2422

(như vậy TK 242 sẽ hết số dư)

==> Tất cả các khoản chi phí không có hóa đơn, chứng từ để chứng minh khoản chi trên là thực tế phát sinh đến quá trình thanh lý CCDC. Thì kế toán vẫn phải ghi sổ.

Hạch toán như sau: Ví dụ số tiền chi thanh lý CCDC là: 300.000đ

Nợ 811 / Có 111: Tổng số tiền đã chi

Cuối năm, khi Quyết toán TNDN số tiền 300.000đ trên sẽ loại ra khỏi chi phí được khấu trừ và đưa vào chỉ tiêu B4.

Chúc các bạn làm việc đạt hiệu quả!

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Tầng 2, Nhà số 2, Ngõ 4 - Đường Nguyễn Khuyến - Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội - 0339.421.606

  • Chia sẻ
Bình luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN