Tin mới

Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội – Kế toán Đức Minh.
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội được quy định như thế nào? Các tiêu chí để trở thành doanh nghiệp xã hội theo...
Thủ tục đổi tên doanh nghiệp theo quy định pháp luật – Kế toán Đức Minh.
Thủ tục đổi tên doanh nghiệp theo quy định pháp luật. Hồ sơ thay đổi tên công ty đầy đủ chuẩn nhất theo luật doanh...
Cấp lại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với hộ kinh doanh – Kế toán Đức Minh.
Cấp lại giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh như thế nào? Các trường hợp và thủ tục xin cấp lại giấy chứng nhận hộ...
Thành lập doanh nghiệp sản xuất thuốc lá theo quy định pháp luật – Kế toán Đức Minh.
Thành lập doanh nghiệp sản xuất thuốc lá như thế nào? Hồ sơ thành lập như thế nào? Thủ tục thành lập ra sao? Pháp luật...
Doanh nghiệp chưa hoạt động có phải kê khai thuế? Kế toán Đức Minh.
Doanh nghiệp chưa hoạt động có phải kê khai thuế? Các loại báo cáo cần phải kê khai trong doanh nghiệp theo quy định...

Hình ảnh

Được tài trợ

nanoweb
Kiến thức kế toán cho người đi làm

Thuật ngữ về tên gọi “Phương pháp xuất kho” – Kế toán Đức Minh

12/05/2021 05:38

Các bạn sinh viên trong trường không còn xa lạ gì với các phương pháp tính giá xuất kho như: Phương pháp Nhập trước – xuất trước (FIFO), Nhập sau – xuất trước (LIFO), Bình quân gia quyền (Bình quân cả kỳ dự trữ), Bình quân sau mỗi lần nhập. Sau đây kế toán Đức Minh sẽ đưa ra 1 số thuật ngữ để các bạn tránh nhầm và tính toán đúng nhé.

Thuật ngữ về tên gọi “Phương pháp xuất kho” – Kế toán Đức Minh

Khi các bạn đi làm, chúng ta sẽ quan tâm đến Báo cáo tài chính năm trước (xem phần Thuyết minh Báo cáo tài chính) để biết được Doanh nghiệp trên tính giá theo phương pháp nào?

1, Thực tế, phương pháp bình quân gia quyền (Bình quân cả kỳ dự trữ): thường áp dụng doanh nghiệp có nhiều mặt hàng, khó kiểm soát theo từng lô.

+ Ưu điểm: Đơn giản,dễ làm, chỉ cần tính toán một lần vào cuối kỳ

+ Nhược điểm: Độ chính xác không cao, công việc kế toán bị dồn vào cuối tháng gây ảnh hưởng đến tiến độ của các phần hành khác, phương này chưa đáp ứng yêu cầu kịp thời của thông tin kế toán tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.

Ví dụ:

Tồn đầu kỳ : NVL X 20.000 kg, đơn giá 8.000 đồng/kg

  • Ngày 05/1/2016 : Nhập 5.000 kg NVL X, đơn giá 8.200 đồng/kg
  • Ngày 15/1/2016 : Xuất 21.000 kg NVL X
  • Ngày 16/1/2016 : Nhập 8.000 kg NVL X, đơn giá 8.200 đồng/kg

Vậy đơn giá xuất kho sẽ được tính vào cuối kỳ và sẽ được tính như sau :

    ĐG BQ cuối kỳ =

     (20.000 x 8.000) + (5.000 x 8.200) + (8.000 x 8.200)

(20.000 + 5.000 + 8.000)

= 8.079 đồng/kg

Trị giá hàng xuất kho ngày 15/1/2016 = 21.000 x 8.079 =169.654.545 đồng

==> Vậy nên khi gặp các đề test phỏng vấn, DN X có nhiều mặt hàng thì các bạn nên áp dụng phương pháp này nhé).

2, Phương pháp theo Giá đích danh

+ Ưu điểm: Áp dụng dựa trên giá thực tế của từng lần nhập hàng hóa mua vào, xuất giá tương ứng từng thứ sản phẩm xuất ra

+ Nhược điểm: Áp dụng doanh nghiệp có ít mặt hàng hoặt mặt hàng ổn định nhận diện được chi tiết về giá nhập từng lô hàng

- Ví dụ: Tại Công ty mua gỗ

Ngày mua

Tên Công ty

Mặt hàng

Số tiền

01/02/2021

Cty A

Gỗ A

200.000.000 đ

05/02/2021

Cty A

Gỗ B

100.000.000 đ

 

Ngày bán

Tên Công ty

Mặt hàng

Đơn giá

20/02/2021

Cty B

Gỗ A

???

 

Tại Công ty A, có bán mặt hàng Gỗ. Công ty áp dụng Phương pháp tính giá xuất kho theo Phương pháp đích danh. Vậy các bạn lấy ngay giá thực tế của lần nhập đầu tiên để tính.

Giá bán được tính là: 200.000.000đ.

* Lưu ý: Phương pháp Nhập trước – Xuất trước (FIFO) không còn được áp dụng nữa (ĐÃ BỎ). Khi Nhà nước đưa ra Thông tư 133 và TT 200 các bạn nhé.

Chúc các bạn có 1 bài test đạt hiệu quả!

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Tầng 2, Nhà số 2, Ngõ 4 - Đường Nguyễn Khuyến - Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội - 0339.421.606

  • Chia sẻ
Bình luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN