Tin mới

Bán nhà cho con rể, cha mẹ vợ có được miễn thuế phí?
Hiện nay, khi thực hiện việc mua bán, chuyển nhượng nhà đất, hai bên sẽ phải nộp thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước...
Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội phải do cơ quan nào cấp? Kế toán Đức Minh.
Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội là một loại giấy tờ do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp cho người lao...
Doanh thu bán hàng online bao nhiêu phải nộp thuế thu nhập cá nhân?
Việc mua bán thông qua các trang trực tuyến đã trở thành xu hướng, tạo ra nhiều cơ hội mới cho doanh nghiệp. Tuy nhiên,...
Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội như thế nào là đúng? Kế toán Đức Minh.
Trường hợp nghỉ ốm và muốn xin giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo đúng quy định thì cần lưu ý gì ?...
Quy định về phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế - Kế toán Đức Minh.
Quy định về phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế thường được xác định bởi các chính sách và quy định của...

Hình ảnh

Được tài trợ

nanoweb
Kiến thức kế toán cho người đi làm

Có được ủy quyền quyết toán thuế TNCN hay không? Kế toán Đức Minh.

28/03/2021 07:45

Vào thời điểm quyết toán thuế thu nhập cá nhân, nhiều người nộp thuế băn khoăn vấn đề ủy quyền quyết toán thuế TNCN. Bài viết sau đây, Kế toán Đức Minh sẽ chia sẻ điều kiện, đối tượng được ủy quyền quyết toán cũng như nói rõ về thủ tục quyết toán, những điều cần lưu ý khi thực hiện ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân nhé!

Có được ủy quyền quyết toán thuế TNCN hay không? Kế toán Đức Minh.

1.Ủy quyền quyết toán thuế TNCN là gì?

Đây là việc cá nhân người nộp thuế ủy quyền cho tổ chức trả thu nhập thực hiện việc quyết toán thuế thu nhập cá nhân thay cho cá nhân người nộp thuế đó. Tổ chức trả thu nhập đại diện cho người nộp thuế nộp hồ sơ, tổng hợp, tính toán lại số thuế thu nhập cá nhân mà người nộp thuế cần phải nộp trong kỳ nộp thuế để so sánh, đối chiếu với số thuế thu nhập cá nhân người nộp thuế đã nộp, từ đó, tính ra được số thuế thu nhập cá nhân đã nộp thừa hoặc số thuế thu nhập cá nhân còn thiếu, cần đóng thêm vào ngân sách Nhà nước.

2.Các trường hợp được ủy quyền quyết toán thuế TNCN

Theo quy định tại Khoản 3, Điều 21 Thông tư 92/2015/TT-BTC được ban hành ngày 15 tháng 06 năm 2015, các trường hợp sau đủ điều kiện ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân:

a.Cá nhân chỉ có thu nhập từ tiền công, tiền lương đã ký hợp đồng lao động từ ba tháng trở lên tại một tổ chức trả thu nhập và tại thời điểm ủy quyền quyết toán, cá nhân đó vẫn đang làm việc tại tổ chức này, kể cả trường hợp cá nhân đó không làm việc đủ 12 tháng trong năm.

Ví dụ 1: Anh A vào làm việc tại công ty Hoa Sen từ tháng 4/2020 và đã ký hợp đồng làm việc 1 năm với công ty. Thời hạn nộp quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2020 là ngày 30/03/2021.

Tại thời điểm này, anh A vẫn đang làm việc tại công ty, đồng thời trong năm 2020, a không có khoản thu nhập nào khác ngoài thu nhập do công ty Hoa Sen chi trả nên anh đủ điều kiện ủy quyền cho công ty quyết toán thay.

Chị C vào làm việc tại công ty Hoa Sen ở trên từ đầu tháng 12/2020 và đã ký hợp đồng làm việc 1 năm với công ty. Tại thời điểm quyết toán thuế thu nhập cá nhân (30/03/2021), chị C vẫn đang làm việc tại công ty. Đồng thời, trong năm 2020, chị C chỉ có duy nhất khoản thu nhập tại công ty Hoa Sen nên chị C thuộc diện được ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân.

b.Cá nhân có thu nhập từ tiền công, tiền lương đã ký hợp đồng lao động từ ba tháng trở lên tại một tổ chức trả thu nhập và tại thời điểm ủy quyền quyết toán, cá nhân này vẫn đang làm việc tại tổ chức, kể cả trường hợp cá nhân này không làm việc đủ 12 tháng trong năm, đồng thời có thu nhập vãng lai ở các nơi làm việc khác bình quân tháng trong năm không vượt quá 10 triệu đồng, đã được các nơi này khấu trừ thuế 10% mà không có yêu cầu quyết toán thuế đối với phần thu nhập này.

Ví dụ 2: Anh B vào làm việc tại công ty Hoa Mặt Trời từ tháng 5/2020 và đã ký hợp đồng lao động 1 năm với công ty.

Từ tháng 1/2020 đến hết tháng 2/2020, anh B có làm tại công ty Hoa Sữa với mức thu nhập 5 triệu đồng/tháng. Mỗi tháng, Công ty Hoa Sữa đã khấu trừ 10% thuế thu nhập cá nhân tính trên mức thu nhập 5 triệu của anh B.

Thời điểm quyết toán thuế thu nhập cá nhân, anh B vẫn đang làm việc tại công ty Hoa Mặt Trời và không có yêu cầu quyết toán đối với phần thu nhập của anh tại công ty Hoa Sữa trong năm 2020. Vì vậy, anh B có thể ủy quyền cho công ty Hoa Mặt Trời quyết toán thuế thay cho anh.

c.Cá nhân có thu nhập từ tiền công, tiền lương đã ký hợp đồng lao động từ ba tháng trở lên tại một tổ chức trả thu nhập và tại thời điểm ủy quyền quyết toán, cá nhân này vẫn đang làm việc tại tổ chức, kể cả trường hợp cá nhân này không làm việc đủ 12 tháng trong năm, mà có thu nhập từ cho thuê quyền sử dụng đất, cho thuê nhà có doanh thu bình quân tháng trong năm không vượt quá 20 triệu đồng, đồng thời đã nộp thuế tại nơi có nhà, quyền sử dụng đất. Nếu cá nhân không có yêu cầu quyết toán với khoản thu nhập từ cho thuê này thì được phép ủy quyền cho tổ chức trả thu nhập quyết toán thay.

Ví dụ 3: Chị Kim Dung ký hợp đồng làm việc vô thời hạn với công ty Tân Thanh. Từ tháng 3/2020, chị Dung có thu nhập từ việc cho thuê nhà riêng là 14 triệu đồng/tháng và đã nộp đầy đủ tiền thuế đối với khoản thu nhập này.

Vào thời điểm ủy quyền, chị Dung không có yêu cầu quyết toán đối với khoản thu nhập từ cho thuê nhà ở trên nên chị Dung vẫn thuộc trường hợp được ủy quyền cho công ty Tân Thanh quyết toán thay thuế TNCN.

d.Trường hợp một tổ chức thực hiện hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi doanh nghiệp, nếu cá nhân là người lao động được điều chuyển từ tổ chức này sang tổ chức mới được hình thành sau khi tổ chức lại doanh nghiệp và cá nhân này đã được tổ chức cũ (tổ chức trước khi hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi doanh nghiệp) cấp chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân thì khi quyết toán thuế TNCN, người lao động được ủy quyền cho tổ chức mới thực hiện quyết toán thay.

Tổ chức mới khi quyết toán thay cần thu lại chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân do tổ chức cũ cấp cho người lao động.

Ví dụ 4: Anh Trần Ngọc ký hợp đồng lao động 1 năm với công ty Minh Thư từ ngày 15/02/2020. Đến ngày 20/7/2020, công ty Minh Thư sáp nhập với công ty Minh An. Anh Trần Ngọc được điều chuyển sang công ty Minh An làm việc từ thời điểm này.

Trước thời điểm chính thức sáp nhập (ngày 20/07/2020), công ty Minh Thư đã cấp cho anh Ngọc chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân từ tháng 15/2/2020 đến 20/7/2020 nên anh Ngọc thuộc diện được ủy quyền cho công ty Minh An quyết toán thay thuế thu nhập cá nhân năm 2020.

3.Các trường hợp không được ủy quyền quyết toán thuế TNCN

Công văn số 5749/CT-TNCN ngày 05/02/2018 về quyết toán thuế TNCN năm 2017 và cấp MST NPT của Cục Thuế TP. Hà Nội có nêu rõ các đối tượng không đủ điều kiện ủy quyền quyết toán, bao gồm:

+ Những cá nhân có đủ điều kiện như hướng dẫn ở mục 2 ở trên nhưng đã được tổ chức trả thu nhập cấp chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân (trừ trường hợp tổ chức trả thu nhập đã thu hồi và hủy chứng từ khấu trừ thuế TNCN đã cấp đó) không được ủy quyền cho tổ chức thực hiện việc quyết toán thay.

+ Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên tại một đơn vị nhưng tại thời điểm ủy quyền quyết toán cá nhân này không còn làm việc tại tổ chức đó.

Ví dụ 5: Anh F ký hợp đồng lao động 1 năm với công ty Cường Anh từ ngày 20/01/2020. Thời điểm quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2020 (hạn chậm nhất thực hiện quyết toán là ngày 30/03/2021), anh F đã nghỉ việc tại công ty nên anh F thuộc diện không đủ điều kiện ủy quyền.

+ Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công đã ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên tại 1 tổ chức và có thu nhập vãng lai chưa khấu trừ thuế hoặc đã khấu trừ nhưng chưa đủ (gồm cả trường hợp chưa đến mức khấu trừ và đã đến mức khấu trừ nhưng không khấu trừ).

Ví dụ 6: Chị H ký hợp đồng lao động 1 năm với công ty Ngôi Sao từ ngày 07/02/2020. Trong năm 2020, chị H có thu nhập tại nơi khác với thu nhập là 1 triệu đồng/tháng thì chị H không được ủy quyền cho công ty Ngôi Sao.

Ví dụ 7: Anh Nam ký hợp đồng lao động 1 năm với công ty Ngôi Sao từ ngày 15/05/2020. Từ 01/02/2020 đến 31/03/2020, anh Nam có thu nhập tại 1 công ty khác với thu nhập 6 triệu đồng/tháng (anh Nam thuộc diện phải khấu trừ 10% thuế TNCN) nhưng công ty này chưa khấu trừ. Do vậy, công ty Ngôi Sao không được quyết toán thay anh Nam.

+ Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công và ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại nhiều đơn vị.

+ Cá nhân chưa có mã số thuế

+ Cá nhân chỉ có thu nhập vãng lai và đã được khấu trừ 10% (bao gồm cả trường hợp chỉ có thu nhập vãng lai ở 1 nơi)

+ Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền công, tiền lương đồng thời thuộc đối tượng xét giảm thuế do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo.

4.Hồ sơ ủy quyền quyết toán thuế TNCN

Theo quy định tại Thông tư 92/2015/TT-BTC, nếu cá nhân đủ điều kiện được ủy quyền quyết toán thì cá nhân cần nộp các giấy tờ sau để lưu tại tổ chức mà cá nhân ủy quyền, bao gồm:

+ Mẫu giấy ủy quyền số 02/UQ-QTT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC

+ Bản chụp hóa đơn, chứng từ chứng minh đóng góp từ thiện, khuyến học, nhân đạo (nếu có).

5.Những lưu ý khi thực hiện ủy quyền quyết toán thuế TNCN

+ Đơn vị, tổ chức trả thu nhập chỉ nhận ủy quyền quyết toán thay cho cá nhân người lao động đối với phần thu nhập từ tiền lương, tiền công mà cá nhân đó nhận được từ đơn vị, tổ chức trả thu nhập (trừ trường hợp trong năm doanh nghiệp có thực hiện sáp nhập, hợp nhất, chia, tách và trường hợp cá nhân được điều chuyển làm việc giữa các đơn vị trong cùng 1 hệ thống như Tổng công ty, Công ty mẹ-con, Tập đoàn, Trụ sở chính và chi nhánh).

+ Người sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm hưu trí tự nguyện) và các loại bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm cho người lao động mà người sử dụng lao động hoặc doanh nghiệp bảo hiểm đã khấu trừ 10% thuế thu nhập cá nhân trên khoản tiền phí bảo hiểm tương ứng với phần người sử dụng lao động theo hướng dẫn tại Khoản 2, Điều 14 của Thông tư 92/2015/TT-BTC thì không phải quyết toán đối với phần thu nhập này.

+ Nếu doanh nghiệp được 1 số lượng lớn người lao động ủy quyền quyết toán thay thì doanh nghiệp có thể lập bảng danh sách các cá nhân ủy quyền. Bảng này cần thể hiện đầy đủ các nội dung như mẫu giấy ủy quyền số 02/UQ-QTT-TNCN ở trên, đồng thời doanh nghiệp cần cam kết về tính trung thực, chính xác của nội dung trong bảng.

Bạn đọc có thể tham khảo thêm các bài viết có liên quan:

>>> 7 trường hợp không được ủy quyền quyết toán thuế TNCN – Kế toán Đức Minh.

>>> Điều kiện ủy quyền, không được ủy quyền quyết toán thuế TNCN 2020- Kế toán Đức Minh.

Kế toán Đức Minh chúc bạn đọc thành công!

-MsLe-

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Tầng 2, Nhà số 2, Ngõ 4 - Đường Nguyễn Khuyến - Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội - 0339.421.606

  • Chia sẻ
Bình luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN