Tin mới
Cùng tìm hiểu các trường hợp vay vốn ngân hàng không phải giao dịch liên kết ở bài viết sau. Hiện nay, điểm d khoản 2...
Thời gian gần đây có thông tin về việc hóa đơn xăng dầu phải ghi biển số xe. Vậy theo quy định, hóa đơn xăng dầu có bắt...
Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây về hao mòn vô hình là sự giảm dần thuần tuý về mặt giá trị của tài sản cố định mà...
Hầu hết các doanh nghiệp đều phải nộp Báo cáo tài chính, tuy nhiên, vẫn có trường hợp ngoại lệ. Vậy, doanh nghiệp nào...
Khi có quyết định giải thể doanh nghiệp thì không được thực hiện các hoạt động nào? Cùng Kế toán Đức Minh tìm hiểu chi...
Chủ đề tìm nhiều
Mức phạt hành chính đối với những công việc lao động mà doanh nghiệp thường vi phạm
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công của doanh nghiệp. Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp thường vi phạm những hành vi sau trong lĩnh vực lao động – tiền lương dẫn đến bị xử phạt hành chính

1. Thực hiện thử việc sai quy định pháp luật
Bao gồm các hành vi như:
- Yêu cầu thử việc đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ
- Không thông báo kết quả công việc người lao động đã làm thử theo quy định của pháp luật.
Đối với các hành vi này, doanh nghiệp bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng và bị buộc trả đủ tiền lương của công việc đó cho người lao động.
- Yêu cầu người lao động thử việc quá 01 lần đối với một công việc
- Thử việc quá thời gian quy định;
- Trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó;
- Kết thúc thời gian thử việc, người lao động vẫn tiếp tục làm việc mà doanh nghiệp không giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
Theo đó, mức tiền phạt từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và doanh nghiệp buộc trả đủ tiền lương của công việc đó cho người lao động đối với hành vi vi phạm trên.
Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động trong trường hợp kết thúc thời gian thử việc, người lao động vẫn tiếp tục làm việc mà doanh nghiệp không giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
2. Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động
Doanh nghiệp thực hiện hành vi trên thì bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, đồng thời, buộc trả lại bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ đã giữ của NLĐ đối với hành vi vi phạm nêu trên.
3. Trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng
Mức phạt cao nhất lên đến 150.000.000 đồng cho hành vi vi phạm trên. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể bị đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng.
Đồng thời, doanh nghiệp buộc trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho NLĐ tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.
4. Trả lương trễ, không trả đủ tiền lương làm thêm, làm ban đêm
Mức phạt tiền cao nhất lên đến 100.000.000 đồng cho các hành vi như:
- Trả lương không đúng hạn
- Không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động
- Không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, công việc đòi hỏi đã qua đào tạo, học nghề theo quy định của pháp luật
- Trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện
- Không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc ban đêm, tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật
- Khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; trả lương không đúng quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động, trong thời gian tạm đình chỉ công việc, trong thời gian đình công, những ngày người lao động chưa nghỉ hàng năm.
Theo đó, doanh nghiệp buộc phải trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.
5. Không cho người lao động nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương đúng quy định pháp luật
Theo đó doanh nghiệp bị phạt đến 10.000.000 đồng đối với các hành vi:
- Không bảo đảm cho người lao động nghỉ trong giờ làm việc, nghỉ chuyển ca, nghỉ về việc riêng, nghỉ không hưởng lương đúng quy định;
- Không rút ngắn thời giờ làm việc đối với người lao động trong năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu theo quy định.
Để thực hiện công việc trên theo đúng quy định pháp luật, mời tham khảo: “Các chế độ ngày nghỉ cho người lao động trong công ty”.
6. Không tổ chức đối thoại khi đại diện tập thể khi đại diện tập thể có yêu cầu
Theo đó, doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu không thực hiện đối thoại khi đại diện tập thể lao động yêu cầu.
Lưu ý quan trọng: Theo quy định của pháp luật về Lao động thì mức phạt tiền được nêu trên là mức phạt đối với cá nhân, mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân
Để biết thêm nhiều thông tin hữu ích về kế toán bạn có thể ghé thăm website: https://ketoanducminh.edu.vn/ hoặc đăng ký tham gia ngay lớp học kế toán tại các chi nhánh của Đức Minh..
Bạn nào quan tâm xem chi tiết tại đây:
>>> Khóa học kế toán tổng hợp online.
>>> Đăng ký khóa học kế toán tổng hợp online – Kế toán Đức Minh.
- Ngọc Anh-
Các bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết liên quan:
=>>> Tổng hợp mức phạt mới nhất với các vi phạm hành chính lĩnh vực bảo hiểm 2020
=>>> Các sai phạm thường gặp trong quá trình hoạt động doanh nghiệp – Kế toán Đức Minh.
=>>> Một số sai lầm trong DN xây dựng vừa nhỏ và siêu nhỏ đặc biệt trong lĩnh vực thầu phụ.
Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.
Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:
Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h
Bảng giá khóa họcTỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH
Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Tầng 2, Nhà số 2, Ngõ 4 - Đường Nguyễn Khuyến - Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội - 0339.421.606
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- 04 trường hợp được ủy quyền đăng ký doanh nghiệp – Kế toán Đức Minh. (12/01)
- Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn – Kế toán Đức Minh. (12/01)
- Loạt quy định mới về HĐLĐ, tiền lương, giờ làm việc...- Kế toán Đức Minh (12/01)
- Một số điểm mới Nghị định 126/2020 về quản lý thuế - Kế toán Đức Minh (09/01)
- 15 quyền lợi cơ bản mà người nộp thuế nên biết – Kế toán Đức Minh. (08/01)
- Mức hưởng BHYT theo đối tượng có quyền lợi cao nhất – Kế toán Đức Minh. (08/01)
- Hướng dẫn đóng BHXH đối với NLĐ nhận tiền lương bằng ngoại tệ - Kế toán Đức Minh. (07/01)
- 04 trường hợp được nhận BHXH một lần ngay, không phải đợi 01 năm – Kế toán Đức Minh. (07/01)
- Thông tuyến tỉnh BHYT không phải ai cũng được thanh toán 100% tiền điều trị nội trú – Kế toán Đức Minh. (07/01)
- KHI NÀO THÌ BẮT BUỘC PHẢI SỬ DỤNG HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ? (07/01)