Tin mới

Bán nhà cho con rể, cha mẹ vợ có được miễn thuế phí?
Hiện nay, khi thực hiện việc mua bán, chuyển nhượng nhà đất, hai bên sẽ phải nộp thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước...
Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội phải do cơ quan nào cấp? Kế toán Đức Minh.
Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội là một loại giấy tờ do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp cho người lao...
Doanh thu bán hàng online bao nhiêu phải nộp thuế thu nhập cá nhân?
Việc mua bán thông qua các trang trực tuyến đã trở thành xu hướng, tạo ra nhiều cơ hội mới cho doanh nghiệp. Tuy nhiên,...
Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội như thế nào là đúng? Kế toán Đức Minh.
Trường hợp nghỉ ốm và muốn xin giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo đúng quy định thì cần lưu ý gì ?...
Quy định về phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế - Kế toán Đức Minh.
Quy định về phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế thường được xác định bởi các chính sách và quy định của...

Hình ảnh

Được tài trợ

nanoweb
Kiến thức kế toán cho người đi làm

Chế độ bệnh nghề nghiệp, hồ sơ và mức hưởng mới nhất – Kế toán Đức Minh.

16/08/2020 07:57

Bên cạnh chế độ tai nạn lao động người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) còn được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp (BNN). Tuy nhiên, không phải ai cũng biết và nắm rõ chế độ bệnh nghề nghiệp. Bài viết sau đây, Kế toán Đức Minh sẽ chia sẻ rõ hơn về chế độ bệnh nghề nghiệp đến người lao động nhé!

Chế độ bệnh nghề nghiệp, hồ sơ và mức hưởng mới nhất – Kế toán Đức Minh.

1.Chế độ bệnh nghề nghiệp

Bệnh nghề nghiệp căn cứ theo Khoản 9, Điều 3, Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động.

Chế độ bệnh nghề được áp dụng cho những đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và h Khoản 1, Điều 2, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 bao gồm:

+ Người làm việc theo hợp đồng lao động;

+ Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

+ Cán bộ, công chức, viên chức;

+ Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

+ Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

+ Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.

2.Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp

Không phải đối tượng nào tham gia BHXH bắt buộc cũng được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp. Để được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp cần đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 46, Luật an toàn, vệ sinh lao động như sau:

Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Bị bệnh nghề nghiệp thuộc Danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo quy định tại Khoản 1, Điều 37 của Luật này;

b) Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh quy định tại điểm a khoản này.”

3.Mức hưởng chế độ nghề nghiệp

Mức hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp như thế nào? Căn cứ theo quy định tại Điều 48, Điều 49, Luật An toàn, vệ sinh lao động mức hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp được quy định như sau:

a.Trợ cấp một lần

Trợ cấp một lần được áp dụng cho người lao động bị BNN suy giảm khả năng lao động từ 5% - 30%. Mức trợ cấp một lần được tính như sau:

Người lao động suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng trợ cấp 1 lần bằng 5 lần mức lương cơ sở. Cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở.

Được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Thời gian đóng từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp.

b.Trợ cấp hàng tháng

Người lao động bị BNN suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hàng tháng. Mức trợ cấp hàng tháng được tính như sau:

+ Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;

+ Được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng được xác định mắc bệnh nghề nghiệp.

Lưu ý: Trong trường hợp người đang hưởng trợ cấp BNN hàng tháng khi ra nước ngoài để định cư được giải quyết hưởng trợ cấp một lần. Số tiền hưởng trợ cấp một lần được tính bằng 03 tháng mức trợ cấp đang hưởng.

4.Hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp

Để hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp người lao động cần làm hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 58, Luật An toàn, vệ sinh lao động.

Hồ sơ hưởng chế độ BNN bao gồm:

+ Sổ bảo hiểm xã hội.

+ Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi điều trị BNN. Nếu người lao động điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì phải có giấy khám BNN.

+ Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa, nếu người lao động bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp thì thay bằng Giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

+ Văn bản đề nghị giải quyết chế độ BNN theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành.

Người lao động tiến hành nộp hồ sơ cho người sử dụng lao động, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hưởng BNN người sử dụng lao động phải tiến hành nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH có thẩm quyền để giải quyết.

Trong thời hạn 10 ngày cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết hưởng chế độ BNN cho người lao động, trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được tiền do cơ quan bảo hiểm xã hội chuyển đến, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả tiền trợ cấp cho người lao động.

Lưu ý: Người lao động đang hưởng chế độ BNN hàng tháng trợ cấp theo quy định. Trường hợp tạm dừng hưởng theo quy định tại Điểm c, Khoản 1, Điều 64 của Luật bảo hiểm xã hội thì cơ quan bảo hiểm xã hội phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do; việc quyết định chấm dứt hưởng phải căn cứ vào kết luận, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Bạn đọc có thể tham khảo thêm các bài viết có liên quan:

>>> Mắc bệnh nghề nghiệp nào thì được hưởng Bảo hiểm Xã hội? Kế toán Đức Minh.

>>> Mức hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp áp dụng từ năm 2020 - KTĐM

Kế toán Đức Minh chúc bạn đọc thành công!

-Ms Le-

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Tầng 2, Nhà số 2, Ngõ 4 - Đường Nguyễn Khuyến - Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội - 0339.421.606

  • Chia sẻ
Bình luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN