Tin mới
Xuất hóa đơn 2 loại thuế suất như thế nào? Quy định giảm thuế được áp dụng từ 1/7/2024 theo Nghị định 72/2024/NĐ-CP dẫn...
Khi người lao động làm việc tại các doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ tiến hành kê khai thuế TNCN cho nhân viên và nhân...
Thuế trước bạ mua bán chung cư là cách gọi dùng để chỉ tiền lệ phí trước bạ khi người dân mua bán chung cư. Tùy từng...
Thuế trước bạ là khoản tiền phải nộp khi đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, ô tô, xe máy. Bài viết hướng...
Người lao động được Cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả tiền nghỉ ốm là một trong những quyền lợi cơ bản khi tham gia bảo...
Chủ đề tìm nhiều
Từ 15/4/2020 những thay đổi ảnh hưởng tới quyền lợi người lao động – Kế toán Đức Minh.
Kể từ ngày 15/04/2020, doanh nghiệp cũng như người lao động hãy quan tâm đến 09 thay đổi sau đây nhé! Cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết sau đây của Kế toán Đức Minh nhé!
Ngày 01/3/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 28/2020/NĐ-CP thay thế Nghị định 95 năm 2013 và Nghị định 88 năm 2015 trước đó. Nghị định sẽ có hiệu lực từ 15/4/2020. Đáng chú ý, có nhiều quy định ảnh hưởng trực tiếp tới người lao động.
1.Phải ký hợp đồng bằng văn bản với công việc từ đủ 3 tháng trở lên
Theo khoản 1 Điều 8 Nghị định 28 năm 2020, người sử dụng lao động có hành vi không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên sẽ bị phạt tiền với mức:
- Từ 02 đến 05 triệu đồng với vi phạm từ 01 đến 10 lao động;
- Từ 05 đến 10 triệu đồng với vi phạm từ 11 đến 50 lao động;
- Từ 10 đến 15 triệu đồng với vi phạm từ 51 đến 100 lao động;
- Từ 15 đến 20 triệu đồng với vi phạm từ 101 đến 300 lao động;
- Từ 20 đến 25 triệu đồng với vi phạm từ 301 lao động trở lên.
Hiện nay, cùng hành vi này, người sử dụng lao động chỉ bị phạt tối đa 20 triệu đồng.
2.Người sử dụng lao động không phải thong báo trước khi hợp đồng hết hạn.
Trước đây, khoản 1, điều 7 Nghị định 95/2013/NĐ-Cp nêu rõ: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000đồng đối với người sử dụng lao động không thong báo bằng văn bản cho người lao động biết trước ít nhất 15 ngày, trước ngày hết hạn hợp đồng lao động.
Tuy nhiên, Nghị định 28 đã không còn quy định này. Do đó, người lao động nên lưu ý tới ngày hết hạn hợp đồng lao động của mình để có phương án sắp xếp công việc phù hợp.
3.Người sử dụng lao động bị phạt nặng nếu cưỡng bức, ngược đãi lao động.
Khoản 3, điều 10 Nghị định này quy định người sử dụng lao động sẽ bị phạt từ 50-75 triệu đồng nếu có hành vi cưỡng bức lao động, ngược đãi lao động mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Đây là nội dung chưa từng đề cập tại Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động trước đây.
4.Lương của người lao động không được thấp hơn lương tối thiểu vùng.
Theo khoản 3, điều 16, trong trường hợp có vi phạm, người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền từ 20 đến 75 triệu đồng tùy theo số người lao động bị vi phạm.
Cụ thể, phạt tiền như sau:
-Từ 20- 30 triệu đồng nếu vi phạm từ 01 đến 10 lao động.
-Từ 30-50 triệu đồng nếu vi phạm từ 11 đến 50 lao động.
-Từ 50-75 triệu đồng nếu vi phạm từ 51 lao động trở lên.
Mức phạt này không thay đổi so với trước đây. Tuy nhiên, người lao động nên biết mức lương tối thiểu vùng đang áp dụng hiện nay. Cụ thể:
-Vùng I: Mức 4.420.000 đồng/tháng.
-Vùng II: Mức 3.920.000 đồng/tháng
-Vùng III: Mức 3.430.000 đồng/tháng.
-Vùng IV: Mức 3.070.000 đồng/tháng.
5.Người lao động được đảm bảo nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, tết theo đúng quy định/
Theo Bộ luật lao động năm 2012, người lao động được nghỉ:
-Nghỉ hàng tuần: ít nhất 24 giờ liên tục trong 01 tuần.
-Nghỉ hàng năm: 12 ngày làm việc trong 01 năm nếu làm đủ 12 tháng trở lên cho 01 người sử dụng lao động.
-Và nghỉ các ngày lễ, tết như Tết Âm lịch, Dương lịch, ngày Giỗ tổ Hùng Vương, ngày Quốc khánh…
Theo khoản 2, điều 27 Nghị định 28. Nếu người sử dụng lao động vi phạm một trong những quy định này sẽ bị phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng.
So với trước đây, mức phạt này đã tăng lên rất nhiều.
Bởi theo Nghị định 95 năm 2013, trường hợp không đảm bảo ngày nghỉ cho 01 người lao động thì Dn chỉ bị phạt tiền từ 500.000đ đến 1.000.000đ.
6.Không được áp dụng nhiều hình thức kỷ luật cho 01 hành vi vi phạm kỷ luật lao động.
Mặc dù nội dung này đã được đề cập tại Bộ Luật lao động năm 2012, tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, nếu doanh nghiệp vi phạm thì vẫn không có chế tài xử phạt.
Nghị định 28 năm 2020 được ban hành ngày 01/03 vừa qua đã kịp thời bổ sung cho thiếu sót này.
Theo đó, sẽ phạt tiền từ 10 đến 15 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi áp dụng nhiều hình thức kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.
7.Giúp việc gia đình được trả tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Để đảo bảo sự công bằng với mọi lao động, Nghị định 28 đã đề cập tới việc chủ nhà phải trả cho người giúp việc gia đình một khoản tiền để họ tự đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định.
Nếu không trả khoản tiền này, từ ngày 15/04/2020. Chủ nhà sẽ bị phạt tiền từ 10 đến 15 triệu đồng.
Người lao động là giúp việc gia đình nên nắm chắc thong tin này để đòi quyền lợi cho mình.
8.Người lao động được biết thông tin đóng bảo hiểm xã hội của mình.
Trước thực trạng nhiều lao động không hề biết DN có đóng bảo hiểm xã hội cho mình hay không, tại Nghị định 28 này, Chính phủ đã bổ sung quy định:
Người sử dụng lao động hàng năm phải niêm yết công khai thông tin đóng bảo hiểm xã hội của người lao động do cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp.
Trường hợp vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đến 01 triệu đồng.
Trên cơ sở đó, người lao động có thể chắc chắn biết được DN có đóng bảo hiểm cho mình hay không và đóng với mức bao nhiêu.
9.Người lao động làm giả hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội bị phạt nặng.
Một trong những điểm đáng chú ý khác liên quan đến chế độ bảo hiểm ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của người lao động là việc tăng mức phạt đối với những lao động làm giả hồ sơ hưởng bảo hiểm.
Nếu như trước đây, với hành vi này, người lao động chỉ bị phạt tiền từ 500.000 đến 01 triệu đồng, thì từ 15/04 tới đây, người kê khai không đúng sự thật, hoặc làm sai sự thật những nội dung có liên quan đến bảo hiểm xã hội,bảo hiểm thất nghiệp,mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị phạt từ 01-02 triệu đồng.
Kế toán Đức Minh chúc bạn đọc thành công!
-Ms Le-
Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.
Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:
Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h
Bảng giá khóa họcTỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH
Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Phòng 2516, tầng 25, tòa nhà SDU số 143 Trần Phú, Hà Đông,HN (ngay điểm ga tàu điện Văn Quán) - 0339.421.606
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Phân biệt bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện – KTĐM (16/04)
- 34 bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội – Kế toán Đức Minh. (15/04)
- Làm thế nào để hưởng chế độ tai nạn lao động nhanh nhất? Kế toán Đức Minh. (14/04)
- Khi không còn hợp đồng lao động thời vụ, ai được lợi? Kế toán Đức Minh. (14/04)
- Giải đáp 3 vướng mắc về trợ cấp thất nghiệp mà người lao động cần biết – KTĐM (14/04)
- Từ 15/4/2020, trả chậm lương cho NLĐ, doanh nghiệp bị phạt đến 100 triệu đồng (13/04)
- DN nào được vay tiền để trả lương ngừng việc cho NLĐ theo Nghị quyết 42? Kế toán Đức Minh. (13/04)
- 6 đối tượng được hỗ trợ tiền do ảnh hưởng dịch Covid-19 tại Nghị quyết 42 (13/04)
- Nguyên tắc để kế toán ghi nhận hàng tồn kho đúng cách – Kế toán Đức Minh. (11/04)
- Bảo hiểm thất nghiệp năm 2020: Điều kiện hưởng và cách tính tiền trợ cấp – Kế toán Đức Minh. (11/04)