Tin mới
Khi lập BCTC riêng, các khoản đầu tư vào Công ty con được ghi nhận theo phương pháp vốn gốc, còn khi hợp nhất, nó được...
Cùng tìm hiểu các trường hợp vay vốn ngân hàng không phải giao dịch liên kết ở bài viết sau. Hiện nay, điểm d khoản 2...
Thời gian gần đây có thông tin về việc hóa đơn xăng dầu phải ghi biển số xe. Vậy theo quy định, hóa đơn xăng dầu có bắt...
Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây về hao mòn vô hình là sự giảm dần thuần tuý về mặt giá trị của tài sản cố định mà...
Chủ đề tìm nhiều
Thủ tục sáp nhập doanh nghiệp mới nhất – Kế toán Đức Minh.
Sát nhập doanh nghiệp?Thủ tục sát nhập doanh nghiệp mới nhất hiện nay như thế nào? Bài viết sau đây, Kế toán Đức Mính sẽ cung cấp những thông tin liên quan đến việc sát nhập DN và thủ tục sát nhập mới nhất hiện nay nhé!

1.Cơ sở pháp lý về thủ tục sáp nhập doanh nghiệp
+ Luật doanh nghiệp 2014
+ Nghị định 78/2018/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.
2.Nội dung tư vấn về thủ tục sáp nhập doanh nghiệp
Trong kinh doanh việc cá lớn nuốt cá bé, hay sáp nhập doanh nghiệp đã trở thành xu hướng trong thời buổi kinh tế thị trường. Việc sáp nhập doanh nghiệp có thể giúp doanh nghiệp tạo nên sức mạnh mới, có đủ khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường. Vậy, trình tự thủ tục sáp nhập doanh nghiệp được thực hiện như thế nào?
a.Điều kiện sáp nhập doanh nghiệp
Căn cứ khoản 1, điều 195 luật doanh nghiệp 2014:
Điều 195: Sáp nhập doanh nghiệp
Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập….
Như vậy, luật doanh nghiệp 2014 không yêu cầu về điều kiện sáp nhập phải là “công ty cùng loại” theo quy định tại luật doanh nghiệp 2005. Ngoài ra, cần lưu ý các điều kiện sau khi thực hiện sáp nhập doanh nghiệp:
Trường hợp sáp nhập mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của công ty thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành sáp nhập, trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác.
Cấm các trường hợp sáp nhập các công ty mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác.
b.Trình tự sáp nhập doanh nghiệp
+ Bước 1: Thực hiện thủ tục trong nội bộ công ty
Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty nhận sáp nhập; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị sáp nhập; thủ tục và điều kiện sáp nhập; phương án sử dụng lao động; cách thức, thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập; thời hạn thực hiện sáp nhập;
Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty liên quan thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua;
+ Bước 2: Công ty nhận sáp nhập tiến hành đăng ký, thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp tương ứng với các thông tin bị thay đổi do nhận sáp nhập tại phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư nơi công ty nhận sáp nhập đặt trụ sở
+ Bước 3: Nhận kết quả trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
c.Thành phần hồ sơ
+ Hợp đồng sáp nhập;
+ Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty nhận sáp nhập;
+ Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty bị sáp nhập, trừ trường hợp công ty nhận sáp nhập là thành viên, cổ đông sở hữu trên 65% vốn điều lệ hoặc cổ phần có quyền biểu quyết của công ty bị sáp nhập.
+ Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác của công ty nhận sáp nhập và các công ty bị sáp nhập.
Ngoài ra, tùy vào từng loại hình công ty nhận sáp nhập mà hồ sơ có thể kèm theo các giấy tờ sau:
+ Công ty nhận sáp nhập là công ty TNHH một thành viên:
-Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (Phụ lục II-1, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT);
-Thông báo về việc bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp (theo mẫu); (nếu có)
-Danh sách người đại diện theo ủy quyền (theo mẫu).
+ Công ty nhận sáp nhập là TNHH hai thành viên trở lên:
-Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (Phụ lục II-1, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT);
-Thông báo về việc bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp (theo mẫu); (nếu có)
-Danh sách thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên (theo mẫu).
+ Công ty nhận sáp nhập là công ty cổ phần:
-Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (Phụ lục II-1, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT);
-Thông báo về việc bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp (theo mẫu); (nếu có)
-Danh sách cổ đông sáng lập (theo mẫu);
-Danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (theo mẫu). (nếu có)
Kết luận: Hiện nay, xu hướng toàn cầu hóa buộc nhiều công ty phải sử dụng việc sáp nhập như một cách để tăng cường sự hiện diện trên phạm vi quốc tế và mở rộng thị phần ở các thị trường mới, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, điều kiện và trình tự thủ tục để tiến hành việc sáp nhập khá phức tạp. Vì vậy, chúng tôi luôn đồng hành cùng bạn.
Bạn đọc có thể tham khảo thêm các bài viết có liên quan:
>>> Quyết toán thuế đối với doanh nghiệp sáp nhập – Kế toán Đức Minh
>>> Trường hợp nào được miễn quyết toán thuế khi giải thể Doanh nghiệp- Kế toán Đức Minh.
Kế toán Đức Minh chúc bạn đọc thành công!
-Ms Le-
Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.
Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:
Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h
Bảng giá khóa họcTỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH
Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Tầng 2, Nhà số 2, Ngõ 4 - Đường Nguyễn Khuyến - Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội - 0339.421.606
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Thủ tục chi tiết, cụ thể khi doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh (29/10)
- Sau khi thành lập, công ty cần đóng những loại thuế nào? – Kế toán Đức Minh (29/10)
- 5 trường hợp bắt buộc phải thay đổi con dấu công ty (28/10)
- 5 lỗi thường gặp khi nộp quyết toán thuế TNCN 2019 – Kế toán Đức Minh (27/10)
- Thủ tục thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn năm 2019 – Kế toán Đức Minh (26/10)
- Những điều cần biết về mua bán hóa đơn – Kế toán Đức Minh. (24/10)
- Mẫu biên bản thanh lý TSCĐ mới nhất theo quy định – Kế toán Đức Minh. (24/10)
- Kế toán xử lý các khoản dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng (23/10)
- Các doanh nghiệp đã quản lý kho hàng đúng chuẩn hay chưa? Kế toán Đức Minh. (23/10)
- Các bước khi đăng ký khóa học online – Tin học Đức Minh (23/10)