Tin mới

8 kỹ năng giao tiếp giúp bạn thành công trong cuộc sống và sự nghiệp
Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng được yêu cầu phổ biến nhất trong các tin tuyển dụng. Cải thiện và thể hiện...
Báo cáo tài chính hợp nhất và riêng lẻ là gì? Phân biệt thế nào?
Khi lập BCTC riêng, các khoản đầu tư vào Công ty con được ghi nhận theo phương pháp vốn gốc, còn khi hợp nhất, nó được...
Đề xuất trường hợp vay vốn ngân hàng không phải giao dịch liên kết
Cùng tìm hiểu các trường hợp vay vốn ngân hàng không phải giao dịch liên kết ở bài viết sau. Hiện nay, điểm d khoản 2...
Hóa đơn xăng dầu có bắt buộc ghi biển số xe không?
Thời gian gần đây có thông tin về việc hóa đơn xăng dầu phải ghi biển số xe. Vậy theo quy định, hóa đơn xăng dầu có bắt...

Hình ảnh

Được tài trợ

nanoweb
Kiến thức kế toán cho người đi làm

Cách tính giá hàng hóa mua trong nước, giá hàng nhập khẩu như thế nào?

08/10/2019 01:21

Hàng hóa mua trong nước và hàng hóa nhập khẩu có cách tính như thế nào? Có gì khác nhau giữa hai loại hàng hóa này. Cùng Kế toán Đức Minh tìm hiểu thông quá công thức tính và phần chi tiết trong công thức tính nhé

Cách tính giá hàng hóa mua trong nước, giá hàng nhập khẩu như thế nào?

1. Cách tính giá hàng mua trong nước

Giá nhập kho = giá trên hóa đơn + các loại thuế, phí không được hoàn lại – các khoản giảm giá + chi phí phát sinh trong quá trình mua hàng.

Trong đó:

Giá trên hóa đơn: Là giá hàng mua về được ghi trên hóa đơn bán hàng (hóa đơn GTGT) mà doanh nghiệp được nhận. Tùy vào phương pháp tính thuế GTGT của doanh nghiệp, giá trên hóa đơn GTGT được xác định như sau:

+ Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, giá trên hóa đơn là giá hàng hóa khi chưa có thuế GTGT, được ghi ở dòng Tổng cộng tiền hàng

+ Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, giá trên hóa đơn là giá hàng hóa đã bao gồm thuế GTGT, được ghi ở dòng Tổng cộng thanh toán.

*** Các loại thuế không được hoàn lại, bao gồm:

+ Thuế Tiêu thụ đặc biệt, Thuế bảo vệ môi trường: thông thường giá ghi trên hóa đơn là giá đã bao gồm các loại thuế này

+ Thuế trước bạ, phí đăng ký: Nếu hàng hóa là xe cơ giới…

*** Các khoản giảm giá, gồm:

+ Chiết khấu thương mại: là phần doanh nghiệp được người bán giảm cho nếu mua với số lượng lớn

+ Giảm giá hàng mua: Nếu hàng hóa này được bên bán giảm giá.

*** Chi phí phát sinh trong quá trình mua hàng bao gồm:

+ Chi phí vận chuyển, bốc dỡ: Nếu doanh nghiệp là người phải chịu chi phí này

+ Chi phí mua hàng: chi phí cho nhân viên mua hàng, công tác phí….

+ Chi phí hao hụt tự nhiên: Đối với các mặt hàng có phát sinh hao hụt khi để lâu ngày.

+ Chi phí bảo hiểm

+ Chi phí lưu kho: Nếu hàng phải lưu kho

+ Chi phí chạy thử, lắp đặt: Nếu hàng hóa phải lắp đặt, chạy thử….

2. Cách tính giá hàng nhập khẩu

Giá nhập kho = Giá trên hóa đơn + các loại thuế, phí không được hoàn lại – các khoản giảm giá + chi phí phát sinh trong quá trình mua hàng.

Trong đó:

Giá trên hóa đơn: Là giá hàng mua về được ghi trên hóa đơn bán hàng (hóa đơn GTGT) mà doanh nghiệp được nhận. Tùy vào phương pháp tính thuế GTGT của doanh nghiệp, giá trên hóa đơn GTGT được xác định như sau:

+ Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, giá trên hóa đơn là giá hàng hóa khi chưa có thuế GTGT, được ghi ở dòng Tổng cộng tiền hàng

+ Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, giá trên hóa đơn là giá hàng hóa đã bao gồm thuế GTGT, được ghi ở dòng Tổng cộng thanh toán.

***Các loại thuế không được hoàn lại, bao gồm:

+ Thuế Tiêu thụ đặc biệt: Nếu hàng mua về là hàng chịu thuế TTĐB

+ Thuế bảo vệ môi trường: Nếu hàng hóa đó chịu loại thuế bảo vệ môi trường

+ Thuế nhập khẩu: Nếu là hàng nhập khẩu

+ Thuế trước bạ, phí đăng ký: Nếu hàng hóa là xe cơ giới…

*** Các khoản giảm giá, gồm:

+ Chiết khấu thương mại: là phần doanh nghiệp được người bán giảm cho nếu mua với số lượng lớn

+ Giảm giá hàng mua: Nếu hàng hóa này được bên bán giảm giá.

*** Chi phí phát sinh trong quá trình mua hàng bao gồm:

+ Chi phí vận chuyển, bốc dỡ

+ Chi phí mua hàng: chi phí cho nhân viên mua hàng, công tác phí….

+ Chi phí hao hụt tự nhiên: Đối với các mặt hàng có phát sinh hao hụt khi để lâu ngày.

+ Chi phí bảo hiểm

+ Chi phí lưu kho: Nếu hàng phải lưu kho

+ Chi phí chuyển tiền, phí mở L/C, hoa hồng bên ủy thác: nếu là hàng nhập khẩu

+ Chi phí chạy thử, lắp đặt: Nếu hàng hóa phải lắp đặt, chạy thử….

Để biết thêm nhiều thông tin hữu ích về kế toán bạn có thể ghé thăm website: https://ketoanducminh.edu.vn/ hoặc đăng ký tham gia ngay lớp học kế toán tại các chi nhánh của Đức Minh.

Bạn nào quan tâm xem chi tiết tại đây:

>>> Khóa học kế toán tổng hợp online.

>>> Đăng ký khóa học kế toán tổng hợp online – Kế toán Đức Minh.

- Ngọc Anh-

Các bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết liên quan:

=>>>  Tổng hợp nghiệp vụ liên quan đến mua bán hàng hoá phần 1- Kế toán Đức Minh

=>>> Hạch toán hàng thuê ngoài gia công chế biến như thế nào?

=>>> Những rủi ro thường gặp trong quy trình mua hàng hóa – Kế toán Đức Minh

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Tầng 2, Nhà số 2, Ngõ 4 - Đường Nguyễn Khuyến - Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội - 0339.421.606

  • Chia sẻ
Bình luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN