Tin mới

Cách xử lý hóa đơn dịch vụ đã xuất nhưng bị trả lại – Kế toán Đức Minh.
Trả lại hàng hóa, dịch vụ đã mua là trường hợp xảy ra rất nhiều trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, nhiều kế toán...
Có bắt buộc với hóa đơn đầu vào của hộ kinh doanh cá thể? Kế toán Đức Minh.
Hóa đơn đầu vào của hộ kinh doanh cá thể là các hóa đơn chứng từ mà hộ kinh có được khi mua hàng hóa, dịch vụ từ các...
Hướng dẫn lập và ký chứng từ kế toán mới nhất
Chứng từ kế toán là gì? Việc lập và ký chứng từ kế toán hiện nay được pháp luật quy định thế nào? Đức Minh sẽ hướng dẫn...
Điều kiện hoàn thuế thu nhập cá nhân
Hoàn thuế thu nhập cá nhân là việc cơ quan thuế sẽ hoàn trả lại số thuế nộp thừa nếu có đề nghị hoàn. Nếu người nộp...
Thay đổi nơi làm việc có phải đăng ký lại người phụ thuộc không?
Pháp luật quy định người lao động khi thay đổi nơi làm việc có đăng ký lại người phụ thuộc hay không? Bài viết dưới đây...

Hình ảnh

Được tài trợ

nanoweb
Kiến thức kế toán cho người đi làm

Quy định về doanh nghiệp vay vốn tiền – Kế toán Đức Minh.

31/01/2018 04:46

Trong quan hệ đối tác kinh doanh , các DN thường xuyên vay vốn hoặc cho nhau vay tiền. Có bao nhiêu hình thức vay tiền? Có cần chuyển khoản khi vay vốn hay không? Những quy định về việc doanh nghiệp vay tiền của nhau như thế nào? Quy định về lãi suất khi đi vay vốn. Thuế TNCN khi thanh toán khoản vay được tính cụ thể như thế nào?Bài viết sau đây, Kế toán Đức Minh sẽ chia sẻ cụ thể nhé!

Quy định về doanh nghiệp vay vốn tiền – Kế toán Đức Minh.

 

I.Các hình thức vay tiền của doanh nghiệp

Trong hoạt động kinh doanh, các DN có thể vay và cho vay tiền giữa các DN. Những hình thức cho vay, và vay tiền của các doanh nghiệp được thể hiện dưới các hình thức như:

+ Vay có lãi

+ Vay không có lãi

+ Mua hàng trả chậm, trả góp

1. Cho vay có lãi

Căn cứ theo quy định điều 4 khoản 8 điểm b của Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về đối tượng không chịu thuế GTGT như sau:

– Bên vay tiền được tính lãi vay vào chi phí sản xuất

– Bên cho vay, được thu lãi tiền vay, và coi như một khoản đầu tư tài chính

– Việc cho vay được thực hiện thông qua một hợp đồng cho vay.

– Hoạt động cho vay riêng lẻ, không phải hoạt động kinh doanh, cung ứng thường xuyên của người nộp thuế không phải là tổ chức tín dụng.

- DN được dùng tiền nhàn rỗi của mình để cho doanh nghiệp khác vay.

– Hợp đồng cho vay sẽ được quy định cụ thể số tiền, thời gian, cũng như lãi suất của khoản vay.

2. Cho vay không có lãi

– Trong hoạt động , các DN có thể hỗ trợ nhau về vốn hoạt động, thông qua hợp đồng vay vốn không có lãi

– DN vay không hạch toán lãi vào chi phí kinh doanh.

– DN cho vay không có thu nhập về tài chính

– Việc cho vay này được thực hiện thông qua hợp đồng cho vay.

– Số tiền, thời gian vay, lãi suất các quy định khác được thể hiện trong hợp đồng cho vay. Vì khoản vay không có lãi, nên được coi như khoản phải thu từ doanh nghiệp khác.

3. Mua hàng trả chậm, trả góp

– Mua hàng trả chậm, trả góp thường được thực hiện giữa các doanh nghiệp thông qua hợp đồng mua bán hàng hóa.

– Trong hợp đồng mua bán quy định cụ thể thời gian trả tiền, có thể không quy định rõ hoặc có thể quy định rõ :

+ Giá bán hàng hóa,

+ Lãi trả chậm, trả góp

II. Chứng từ đối với khoản lãi cho vay

Căn cứ tại Điều 4, Khoản 8, Điểm b của Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định các đối tượng không chịu thuế GTGT như sau:

+ Hoạt động cho vay riêng lẻ, không phải hoạt động kinh doanh, cung ứng thường xuyên của người nộp thuế không phải là tổ chức tín dụng.

Căn cứ tại Điều 3, Khoản 7 của Thông tư 26/2015/TT-BTC Sửa đổi, bổ sung Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC như sau:

+ Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất).

Căn cứ tại Công văn 4044/CT-TTHT hướng dẫn về việc lập hóa đơn cho lãi tiền vay như sau:

+ Trường hợp Công ty có tiền nhàn rỗi cho Công ty khác vay (không phải hoạt động kinh doanh, cung ứng thường xuyên) thì khoản tiền lãi Công ty nhận được thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, khi thu tiền Công ty phải lập hóa đơn GTGT, trên hoá đơn ghi rõ thu lãi tiền vay dòng thuế suất, số thuế GTGT không ghi và gạch chéo.

Kết luận:

+ Lãi tiền cho vay, là đối tượng không chịu thuế GTGT, chỉ chịu thuế TNDN

+ Tiền lãi thu từ cho vay tiền nhàn rỗi, hay đầu tư tài chính, thì phải xuất hóa đơn. Trên hóa đơn ghi rõ thu lãi tiền vay, dòng thuế xuất và tiền thuế gạch chéo

III. Hình thức chuyển tiền và thanh toán tiền vay giữa các doanh nghiệp

1. Cho vay

Căn cứ tại Điều 4 của Thông tư 09/2015/TT-BTC có quy định như sau về hình thức thanh toán trong giao dịch vay và cho vay giữa các doanh nghiệp:

– Hình thức thanh toán trong giao dịch vay, cho vay và trả nợ vay lẫn nhau giữa các doanh nghiệp không phải là tổ chức tín dụng

– Các doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng (là các doanh nghiệp không thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng) khi thực hiện các giao dịch vay, cho vay và trả nợ vay lẫn nhau sử dụng các hình thức thanh toán được quy định tại khoản 2 Điều 3 TT.

Căn cứ tại điều 3 của Thông tư 09/2015/TT-BTC đã quy định thế nào về hình thức giao dịch vay, cho vay và trả nợ lẫn nhau giữa các doanh nghiệp không phải là tổ chức tín dụng:

– Các DN không sử dụng tiền mặt (tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành) để thanh toán khi thực hiện các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác.

– Khi thực hiện giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác, các doanh nghiệp sử dụng các hình thức sau:

+ Thanh toán bằng Séc;

+ Thanh toán bằng ủy nhiệm chi – chuyển tiền;

+ Các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt phù hợp khác theo quy định hiện hành.

– DN khi thực hiện giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác bằng tài sản (không phải bằng tiền) thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp

2. Mua hàng trả chậm

Căn cứ theo quy định của Thông tư 219/2013/TT-BTC về thanh toán không dùng tiền mặt:

– Cho vay thông qua hình thức mua hàng trả chậm, được thực hiện theo điều kiện thanh toán không dùng tiền mặt của việc mua bán và thanh toán tiền hàng giữa các doanh nghiệp

=> Căn cứ theo quy định trên, hình thức thanh toán trong giao dịch vay, cho vay và trả nợ vay lẫn nhau giữa các doanh nghiệp không phải là tổ chức tín dụng không dùng tiền mặt mà bao gồm các hình thức thanh toán:

+ Thanh toán bằng Séc.

+ Thanh toán bằng UNC, chuyển tiền.

+ Các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt khác.

IV. Hạch toán

1. Hạch toán tiền cho vay

+ Bên cho vay: Căn cứ theo hướng dẫn hạch toán của Thông tư 200/2014/TT-BTC, hạch toán các khoản cho vay như sau:

– Khi cho vay, căn cứ hợp đồng cho vay:

Nợ TK 1283

Có TK 112

– Khi nhận tiền lãi, xuất hóa đơn hạch toán :

Nợ TK 112

Có TK 515

– Khi thu hồi khoản cho vay:

Nợ TK 112

Có TK 1283

+ Bên đi vay: Căn cứ theo Điều 58 khoản 3 điểm 1 của Thông tư 200/2014/TT-BTC về hạch toán tiền vay như sau:

– Vay bằng tiền

Nợ TK 1121 – Tiền gửi Ngân hàng

Có TK 3411 – Vay và nợ thuê tài chính

– Vay chyển thẳng cho người bán để mua sắm hàng tồn kho, TSCĐ, để thanh toán về đầu tư XDCB, nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:

Nợ các TK 152, 153, 156, 211, 213, 241

Nợ TK 213 – TSCĐ vô hình

Nợ TK 1331 – Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 3411– Vay và nợ thuê tài chính

– Vay thanh toán hoặc ứng vốn (trả trước) cho người bán, người nhận thầu về XDCB, để thanh toán các khoản chi phí, ghi:

Nợ các TK 331, 641, 642, 811

Có TK 3411– Vay và thuê tài chính

Trường hợp lãi vay phải trả được nhập gốc, ghi:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính

Nợ các TK 154, 241 (nếu lãi vay được vốn hóa)

Có TK 3411– Vay và nợ thuê tài chính

Trường hợp tính lãi vay trong kỳ ghi

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (nếu tính vào chi phí tài chính trong kỳ)

Nợ TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang (nếu được vốn hoá vào giá trị tài sản đầu tư xây dựng dở dang)

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (vốn hoá vào tài sản sản xuất dở dang)

Có TK 242 – Chi phí trả trước (chi tiết lãi trái phiếu trả trước)

Khi trả nợ vay bằng Đồng Việt Nam hoặc bằng tiền thu nợ của khách hàng, ghi:

Nợ TK 3411 – Vay và nợ thuê tài chính

Có các TK 111, 112, 131.

2. Hạch toán trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp:

Căn cứ theo quy định tại điều 57, khoản 3, điểm 3.6 của Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về hạch toán trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp như sau:

- Khi bán hàng trả chậm, trả góp thì ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của kỳ kế toán theo giá bán trả tiền ngay, phần chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp với giá bán trả tiền ngay ghi vào tài khoản 3387 “Doanh thu chưa thực hiện”

Nợ các TK 111, 112,131,…

Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (theo giá bán trả tiền ngay chưa có thuế GTGT)

Có TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện (phần chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp và giá bán trả tiền ngay chưa có thuế GTGT)

Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3331).

– Hàng kỳ, tính, xác định và kết chuyển doanh thu tiền lãi bán hàng trả chậm, trả góp trong kỳ, ghi:

Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính.

– Khi thực thu tiền bán hàng trả chậm, trả góp trong đó gồm cả phần chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp và giá bán trả tiền ngay, ghi:

Nợ các TK 111, 112,…

Có TK 131 – Phải thu của khách hàng.

– Đồng thời ghi nhận giá vốn hàng bán:

+ Nếu bán sản phẩm, hàng hoá, ghi:

Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán

Có các TK 154 (631), 155, 156, 157,…

+ Nếu thanh lý, bán BĐS đầu tư, ghi:

Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán (giá trị còn lại của BĐS đầu tư)

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (2147) (số hao mòn luỹ kế – nếu có)

Có TK 217- BĐS đầu tư.

Kế toán Đức Minh chúc bạn đọc thành công!

-Huyen Babi-

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Phòng 2516, tầng 25, tòa nhà SDU số 143 Trần Phú, Hà Đông,HN (ngay điểm ga tàu điện Văn Quán) - 0339.421.606

  • Chia sẻ
Bình luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN