Tin mới
Hạch toán bảo hiểm tai nạn lao động là một công việc quan trọng đối với bộ phận kế toán trong doanh nghiệp, nhằm đảm...
Tài khoản 151 – Hàng mua đang đi đường – là một phần quan trọng trong hệ thống kế toán của doanh nghiệp, đặc biệt với...
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về 10 trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử từ 01/6/2025.
Vừa qua, Bộ Nội vụ đã xây dựng dự thảo Thông tư quy định chi tiết về thời điểm, điều kiện hưởng lương hưu đối với người...
Chính thức gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT năm 2025?Tổng hợp đối tượng được gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT?
Chủ đề tìm nhiều
Tổng hợp những nghiệp vụ liên quan đến tiền gửi ngân hàng P2- Kế toán Đức Minh.
Bài viết trước chúng tôi đã chia sẻ những nghiệp vụ chủ yếu về thi về tiền gửi ngân hàng và những giao dịch liên quan đến tiền gửi ngân hàng mà kế toán hay gặp. Bài viết sau đây, Kế toán Đức Minh sẽ cập nhật những nghiệp vụ chi tiền gửi ngân hàng, thu chi nội bộ có liên quan đến tài khoản ngân hàng nhé!

I.CHI TIỀN GỬI
1) Trả trước tiền hàng cho nhà cung cấp bằng tiền gửi ngân hàng
Định khoản
Nợ TK 331 Phải trả cho người bán
Có TK 112 Tiền gửi ngân hàng (1121, 1122)
Mô tả nghiệp vụ
Trường hợp công ty ứng trước tiền mua hàng cho nhà cung cấp, khi đó sẽ phát sinh các hoạt động sau:
1.Căn cứ vào hợp đồng mua hàng, trên đó yêu cầu công ty chuyển trả trước một phần tiền mua hàng cho nhà cung cấp, nhân viên mua hàng sẽ yêu cầu chi tiền.
2.Kế toán thanh toán lập Séc hoặc Ủy nhiệm chi, sau đó chuyển cho Kế toán trưởng và Giám đốc ký duyệt.
3.Ngân hàng căn cứ vào Ủy nhiệm chi của công ty sẽ chuyển tiền vào tài khoản của nhà cung cấp, đồng thời lập giấy báo Nợ
4.Căn cứ vào giấy báo Nợ của ngân hàng, kế toán thanh toán sẽ hạch toán, đồng thời ghi sổ tiền gửi ngân hàng.
=> Nếu trường hợp trả bằng Séc thì nhân viên đề nghị chi tiền sẽ nhận Séc để chuyển cho nhà cung cấp
2) Trả tiền nợ cho nhà cung cấp bằng tiền gửi ngân hàng:
Định khoản
Nợ TK 331 Phải trả cho người bán
Có TK 112 Tiền gửi ngân hàng (1121, 1122)
Mô tả nghiệp vụ
Khi công ty chuyển trả nợ cho nhà cung cấp thông qua tài khoản ngân hàng, thường phát sinh các hoạt động sau:
1.Căn cứ vào yêu cầu của nhân viên đi mua hàng, cấp trên hoặc do nhà cung cấp đến đòi nợ, kế toán thanh toán sẽ lập Ủy nhiệm chi.
2.Chuyển Ủy nhiệm chi cho Kế toán trưởng và Giám đốc ký duyệt.
3.Ngân hàng căn cứ vào Ủy nhiệm chi của công ty sẽ chuyển tiền vào tài khoản của nhà cung cấp, đồng thời lập giấy báo Nợ
4.Căn cứ vào giấy báo Nợ của ngân hàng, kế toán thanh toán sẽ hạch toán, đồng thời ghi sổ tiền gửi ngân hàng.
=> Nếu công ty trả tiền trong thời hạn được hưởng chiết khấu thanh toán, thì sẽ chỉ phải trả cho nhà cung cấp số tiền sau khi đã trừ chiết khấu thanh toán. Khi đó kế toán thanh toán hạch toán bổ sung thêm bút toán chiết khấu thanh toán: Nợ TK 331/Có TK 515.
3) Tạm ứng cho nhân viên thông qua chuyển khoản ngân hàng
Định khoản
Nợ TK 141 Tạm ứng
Có TK 112 Tiền gửi ngân hàng (1121, 1122)
Mô tả nghiệp vụ
Khi nhân viên xin đề nghị chuyển khoản tạm ứng để: đi công tác, mua hàng hoá, tiếp khách… bộ phận kế toán thường phát sinh các hoạt động sau:
1.Căn cứ vào đề nghị tạm ứng của nhân viên đã được Trưởng/Phó phòng và Giám đốc phê duyệt, kế toán thanh toán sẽ lập Ủy nhiệm chi, sau đó chuyển cho Kế toán trưởng và Giám đốc ký duyệt.
2.Ngân hàng căn cứ vào Ủy nhiệm chi của công ty sẽ chuyển tiền vào tài khoản của nhân viên, đồng thời lập giấy báo Nợ
3.Căn cứ vào giấy báo Nợ của ngân hàng, kế toán thanh toán sẽ hạch toán, đồng thời ghi sổ tiền gửi ngân hàng.
4) Trả lương thông qua chuyển khoản ngân hàng
Định khoản
Nợ TK 334 Phải trả người lao động (3341, 3348)
Có TK 112 Tiền gửi ngân hàng (1121, 1122)
Mô tả nghiệp vụ
Hàng tháng, căn cứ vào Bảng lương đã được duyệt, bộ phận nhân sự sẽ gửi yêu cầu chuyển khoản trả lương tới bộ phận kế toán. Khi đó sẽ phát sinh các hoạt động:
1.Kế toán thanh toán lập Séc hoặc Ủy nhiệm chi, sau đó chuyển cho Kế toán trưởng và Giám đốc ký duyệt.
2.Nhân sự tiền lương mang Ủy nhiệm chi và danh sách tiền lương cần chuyển của nhân viên ra ngân hàng để đề nghị chuyển khoản.
3.Ngân hàng căn cứ vào Ủy nhiệm chi sẽ chuyển tiền vào tài khoản của từng nhân viên, đồng thời lập giấy báo Nợ.
4.Căn cứ vào giấy báo Nợ của ngân hàng, kế toán thanh toán sẽ hạch toán, đồng thời ghi sổ tiền gửi ngân hàng.
5) Nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu bằng tiền gửi ngân hàng
Định khoản
Nợ TK 33312 Thuế GTGT hàng nhập khẩu
Có TK 112 Tiền gửi ngân hàng (1121, 1122)
Mô tả nghiệp vụ
Khi công ty phát sinh nghiệp vụ nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu bằng tiền gửi ngân hàng, sẽ phát sinh các hoạt động sau:
1.Căn cứ vào số thuế GTGT phải nộp do cơ quan hải quan xác định, nhân viên chịu trách nhiệm mua hàng nhập khẩu yêu cầu chuyển khoản để nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu.
2.Kế toán thanh toán lập Ủy nhiệm chi, sau đó chuyển cho Kế toán trưởng và Giám đốc ký duyệt.
3.Ngân hàng căn cứ vào Ủy nhiệm chi của công ty sẽ chuyển tiền vào tài khoản của cơ quan thuế, đồng thời lập giấy báo Nợ
4.Căn cứ vào giấy báo Nợ của ngân hàng, kế toán thanh toán sẽ kê khai hoá đơn nhập khẩu lên bảng kê thuế GTGT mua vào, đồng thời ghi sổ tiền gửi ngân hàng.
6) Nộp các loại thuế khác bằng tiền gửi ngân hàng (GTGT, TNDN, TTĐB,…)
Định khoản
Nợ TK 33311 Thuế GTGT đầu ra
Nợ TK 3332 Thuế tiêu thụ đặc biệt
Nợ TK 3333 Thuế xuất, nhập khẩu
Nợ TK 3334 Thuế thu nhập doanh nghiệp
Nợ TK 3335 Thuế thu nhập cá nhân
Nợ TK 3336 Thuế tài nguyên
Nợ TK 3337 Thuế nhà đất, tiền thuê đất
Nợ TK 3338 Thuế bảo vệ môi trường và các loại thuế khác
Nợ TK 3339 Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác
Có TK 112 Tiền gửi ngân hàng (1121, 1122)
Mô tả nghiệp vụ
Khi công ty phát sinh các nghiệp vụ nộp: thuế GTGT, thuế TNDN, TNCN, thuế tiêu thụ đặc biệt… thường phát sinh các hoạt động sau:
1.Căn cứ vào Tờ khai thuế GTGT, TNDN, TNCN, TTĐB, thuế môn bài… kế toán thuế yêu cầu chuyển khoản để nộp thuế.
2.Kế toán thanh toán lập Séc hoặc Ủy nhiệm chi, sau đó chuyển cho Kế toán trưởng và Giám đốc ký duyệt.
3.Ngân hàng căn cứ vào Ủy nhiệm chi của công ty sẽ chuyển tiền vào tài khoản của cơ quan nhà nước, đồng thời lập giấy báo Nợ
4.Căn cứ vào giấy báo Nợ của ngân hàng, kế toán thanh toán sẽ kê khai số thuế đã nộp, đồng thời ghi sổ tiền gửi ngân hàng.
7) Nộp bảo hiểm bằng tiền gửi ngân hàng
Định khoản
Nợ TK 3382 Kinh phí công đoàn
Nợ TK 3383 Bảo hiểm xã hội
Nợ TK 3384 Bảo hiểm y tế
Nợ TK 3385 Bảo hiểm thất nghiệp (TT133)
Nợ TK 3386 Bảo hiểm thất nghiệp (TT200)
Có TK 112 Tiền gửi ngân hàng (1121, 1122)
Mô tả nghiệp vụ
Khi công ty phát sinh các nghiệp vụ nộp bảo hiểm cho nhân viên bằng tiền gửi ngân hàng, thường phát sinh các hoạt động sau:
1.Căn cứ vào Bảng lương của nhân viên, nhân viên chịu trách nhiệp nộp bảo hiểm sẽ lập yêu cầu chuyển khoản để nộp bảo hiểm.
2.Kế toán thanh toán lập Ủy nhiệm chi, sau đó chuyển cho Kế toán trưởng và Giám đốc ký duyệt.
3.Ngân hàng căn cứ vào Ủy nhiệm chi của công ty sẽ chuyển tiền vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm, đồng thời lập giấy báo Nợ
4.Căn cứ vào giấy báo Nợ của ngân hàng, kế toán thanh toán sẽ ghi sổ tiền gửi ngân hàng..
8) Trả các khoản vay thông qua tài khoản ngân hàng
Định khoản
Nợ TK 341 Vay và nợ thuê tài chính
Có TK 112 Tiền gửi ngân hàng (1121, 1122)
Mô tả nghiệp vụ
Khi công ty phát sinh các nghiệp vụ nộp trả các khoản vay thông qua tài khoản ngân hàng thường phát sinh các hoạt động sau:
1.Ngân hàng sẽ căn cứ vào số tiền vay chuyển trả từ tài khoản của công ty để lập giấy báo Nợ xác nhận tiền đã được chuyển.
2.Hàng ngày kế toán thanh toán sẽ ra ngân hàng để lấy sổ phụ ngân hàng (bảng sao kê các giao dịch, giấy báo Nợ, giấy báo Có).
3.Căn cứ vào giấy báo Nợ, kế toán thanh toán hạch toán ghi nhận khoản vay đã được trả vào sổ kế toán, đồng thời ghi sổ tiền gửi ngân hàng.
9) Chi khác bằng tiền gửi ngân hàng:
Định khoản
Nợ TK 121 Chứng khoán kinh doanh
Nợ TK 244 Ký quỹ, ký cược dài hạn (TT200)
Nợ TK 1386 Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược (TT133)
Nợ TK 336 Phải trả nội bộ
Nợ TK 641 Chi phí bán hàng
Nợ TK 642 Chi phí quản lý doanh nghiệp (TT200)
Nợ TK 642 Chi phí quản lý kinh doanh (TT133)
Nợ TK …
Có TK 112 Tiền gửi ngân hàng (1121, 1122)
Mô tả nghiệp vụ
Khi phát sinh các nghiệp vụ chi khác bằng tiền gửi ngân hàng, thường phát sinh các hoạt động sau:
1.Kế toán thanh toán sẽ lập Séc/Ủy nhiệm chi.
2.Chuyển Séc/Ủy nhiệm chi cho Kế toán trưởng và Giám đốc ký duyệt.
3.Ngân hàng căn cứ vào Séc/Ủy nhiệm chi của công ty sẽ chuyển tiền vào tài khoản của các đối tượng phát sinh, đồng thời lập giấy báo Nợ
4.Căn cứ vào giấy báo Nợ của ngân hàng, kế toán thanh toán sẽ hạch toán, đồng thời ghi sổ tiền gửi ngân hàng.
II.CHUYỂN TIỀN NỘI BỘ
Mô tả nghiệp vụ
Khi phát sinh nghiệp vụ chuyển tiền từ tài khoản của ngân hàng này sang tài khoản của ngân hàng khác trong công ty, sẽ phát sinh các hoạt động sau:
1.Kế toán thanh toán sẽ lập Ủy nhiệm chi, sau đó chuyển Séc/Ủy nhiệm chi cho Kế toán trưởng và Giám đốc ký duyệt.
2.Ngân hàng căn cứ vào Ủy nhiệm chi của công ty sẽ chuyển tiền tiền từ từ tài khoản của ngân hàng, sang tài khoản của ngân hàng khác, đồng thời lập giấy báo Nợ
3.Căn cứ vào giấy báo Nợ của ngân hàng, kế toán thanh toán sẽ hạch toán, đồng thời ghi sổ tiền gửi ngân hàng.
III.ĐỐI CHIẾU NGÂN HÀNG
Hàng ngày hoăc hàng tuần khi công ty có nhu cầu đối chiếu giữa sổ phụ ngân hàng với sổ kế toán tại công ty, bộ phận kế toán thường phát sinh các hoạt động sau:
1.Kế toán kiểm tra, đối chiếu số dư và các giao dịch đã phát sinh trong ngày (tuần hoặc tháng) có khớp nhau giữa sổ phụ ngân hàng và số kế toán của doanh nghiệp.
2.Nếu phát hiện chênh lệch, kế toán sẽ tìm nguyên nhân về đề xuất biện pháp xử lý.
Kế toán Đức Minh chúc bạn đọc thành công!
-Huyen Babi-
Bạn đọc có thể tham khảo thêm các bài viết liên quan tại đây
>>> Tổng hợp những nghiệp vụ liên quan đến tiền gửi ngân hàng P1- Kế toán Đức Minh.
>>> Những điều cần lưu ý về tài khoản tiền gửi ngân hàng trước khi lên BCTC- Kế toán Đức Minh.
>>> Nguyên tắc kế toán của TK tiền gửi ngân hàng theo TT133
>>> Cách kiểm tra nhanh số liệu tài khoản tiền gửi ngân hàng.
Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.
Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:
Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h
Bảng giá khóa họcTỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH
Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Phòng 2516, tầng 25, tòa nhà SDU số 143 Trần Phú, Hà Đông,HN (ngay điểm ga tàu điện Văn Quán) - 0339.421.606
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Tổng hợp những nghiệp vụ liên quan đến tiền mặt phần 1 - Kế toán Đức Minh. (24/01)
- Thủ tục thành lập văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam- Kế toán Đức Minh (23/01)
- Quy trình xử lý khi cá nhân đăng ký MSTCN bị trùng mã số CMND - Kế toán Đức Minh (23/01)
- Hướng dẫn cách tính thuế thu nhập cá nhân mới nhất 2018 – Kế toán Đức Minh (22/01)
- Cách kê khai thuế cho chi nhánh hạch toán phụ thuộc và độc lập- Kế toán Đức Minh. (20/01)
- Khi nào thì được gia hạn nộp thuế GTGT và thủ tục để được gia hạn nộp thuế GTGT mới nhất (20/01)
- Thủ tục và cách hạch toán thanh lý tài sản cố định hữu hình trong doanh nghiệp – Kế toán Đức Minh (19/01)
- Cách hạch toán doanh thu trong kế toán xây dựng mới nhất theo TT200– Kế toán Đức Minh (18/01)
- Thế nào là tồn kho ảo? Nguyên nhân dẫn đến tồn kho ảo và cách xử lý (17/01)
- Những điều cần lưu ý về tài khoản tiền gửi ngân hàng trước khi lên BCTC- Kế toán Đức Minh. (17/01)