Tin mới
Công ty mới thành lập cần làm những gì? Bài viết này sẽ chia sẻ chi tiết các thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp:...
Lỗ trong kế toán xảy ra khi căn cứ vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm cho thấy lợi nhuận kế toán là số...
Mức tăng lương hưu mới trong đợt tăng tiếp theo sau đợt tăng lương hưu 15% đã có chưa? Hãy tham khảo qua bài viết sau...
Cá nhân cư trú có tiền làm thêm giờ thì tính số thuế TNCN phải nộp như thế nào? Cùng Đức Minh tham khảo bài viết dưới...
Cùng Kế toán Đức Minh tìm hiểu rõ hơn về chi phí quản lý doanh nghiệp và cách tính chi tiết qua bài viết sau đây nhé!
Chủ đề tìm nhiều
Tổng hợp những nghiệp vụ liên quan đến Tài sản cố định phần 2- Kế toán Đức Minh.
Tiếp tục những nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ. Bài viết hôm này, Kế toán Đức Minh sẽ trình bày những nghiệp vụ kế toán liên quan đến GIẢM tài sản cố định trong Doanh nghiệp nhé!
II) GIẢM TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
1) Thanh lý, nhượng bán TSCĐ
Định khoản
1. Ghi giảm TSCĐ được thanh lý, nhượng bán
Nợ TK 214 Hao mòn TSCĐ (giá trị đã hao mòn)
Nợ TK 811 Chi phí khác (giá trị còn lại) => Trường hợp nhượng bán TSCĐ dùng vào SXKD
Nợ TK 466 Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (giá trị còn lại) => Trường hợp nhượng bán TSCĐ dùng vào hoạt động dự án, sự nghiệp
Nợ TK 353 Quỹ khen thưởng, phú lợi (giá trị còn lại) => Trường hợp nhượng bán TSCĐ dùng vào hoạt động văn hóa, phúc lợi
Có TK 211 Nguyên giá
2. Đồng thời, ghi nhận số thu do thanh lý, nhượng bán TSCĐ
Nợ TK 111, 112, 131…
Có TK 3331 Thuế GTGT phải nộp (nếu có)
Có TK 711, 3533…
3. Và ghi nhận chi phí chi cho việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ
Nợ TK 811, 3533
Có TK 111, 112…
Mô tả nghiệp vụ
Khi phát sinh nghiệp vụ thanh lý, nhượng bán TSCĐ, thông thường sẽ phát sinh các hoạt động sau:
1.Thành lập ban thanh lý TSCĐ gồm đại diện bộ phận sử dụng, kế toán, Giám đốc hoặc kế toán trưởng
2.Sau khi thực hiện thanh lý, nhượng bán các bên cùng ký vào biên bản thanh lý TSCĐ
3.Kế toán bán hàng xuất hóa đơn bán hàng và ghi nhận thu nhập khác từ việc bán TSCĐ
4.Kế toán TSCĐ căn cứ vào biên bản thanh lý TSCĐ, thực hiện ghi giảm TSCĐ cùng với việc ghi nhận doanh thu, chi phí liên quan đến việc ghi giảm TSCĐ
2) Chuyển TSCĐ thành CCDC
Định khoản
Nợ TK 623, 627, 641, 642 Nếu giá trị còn lại nhỏ
Nợ TK 242 Chi phí trả trước dài hạn (nếu giá trị còn lại lớn phải phân bổ)
Nợ TK 214 Hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn)
Có TK 211 TSCĐ hữu hình (Nguyên giá)
Các trường hợp chuyển TSCĐ thành CCDC:
1.Khi có quy định mới về tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ, TSCĐ hiện thời không còn đủ điều kiện ghi nhận là TSCĐ
2.Khi có đánh giá lại đánh giá lại TSCĐ (đánh giá lại theo quyết định cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức lại hoặc chuyển đổi hình thức doanh nghiệp) và TSCĐ không còn đủ điều kiện ghi nhận TSCĐ.
3) Mang TSCĐ đi góp vốn vào công ty liên doanh, liên kết
Định khoản
1. Trường hợp giá trị còn lại đối với TSCĐ đem đi góp vốn nhỏ hơn giá trị do các bên đánh giá lại
Nợ TK 222 Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết
Nợ TK 214 Hao mòn TSCĐ
Có TK 211, 213, 217
Có TK 711 Thu nhập khác (Phần chênh lệch đánh giá tăng)
2. Trường hợp giá trị còn lại của tài sản đem đi góp vốn lớn hơn giá trị do các bên đánh giá lại
Nợ TK 222 Vốn góp liên doanh
Nợ TK 214 Hao mòn TSCĐ
Nợ TK 811 Chi phí khác (Phần chênh lệch đánh giá giảm)
Có TK 211, 213, 217
Mô tả nghiệp vụ
Khi phát sinh nghiệp vụ mang TSCĐ đi góp vốn vào công ty liên doanh, liên kết, thông thường sẽ phát sinh các hoạt động sau:
1.Thành lập hội đồng đánh giá gồm đại diện các bên góp vốn để định giá lại TSCĐ mang đi góp vốn
2.Sau định giá được TSCĐ mang đi góp vốn, kế toán lập biên bản giao nhận TSCĐ
3.Sau khi giao TSCĐ cho bên nhận góp vốn, đại diện các bên giao, bên nhận ký vào Biên bản giao nhận TSCĐ
4.Căn cứ vào Biên bản định đánh giá TSCĐ, Biên bản giao nhận TSCĐ, Hợp đồng liên doanh… kế toán hạch toán và ghi giảm TSCĐ trên sổ TSCĐ. Đồng thời hạch toán chênh lệch giữa giá trị TSCĐ theo đánh giá của hội đồng đánh giá với giá trị còn lại của TSCĐ trên sổ kế toán
4) Mang TSCĐ đi đầu tư dài hạn
Định khoản
1. Trường hợp giá trị còn lại đối với TSCĐ đem đi đầu tư nhỏ hơn giá trị do các bên đánh giá lại
Nợ TK 228 Đầu tư dài hạn khác
Nợ TK 214 Hao mòn TSCĐ
Có TK 211, 213, 217
Có TK 711 Thu nhập khác (Phần chênh lệch đánh giá tăng)
2. Trường hợp giá trị còn lại của tài sản đem đi đầu tư lớn hơn giá trị do các bên đánh giá lại
Nợ TK 228 Đầu tư dài hạn khác
Nợ TK 214 Hao mòn TSCĐ
Nợ TK 811 Chi phí khác (Phần chênh lệch đánh giá giảm)
Có TK 211, 213, 217
Mô tả nghiệp vụ
Khi phát sinh nghiệp vụ mang TSCĐ đi đầu tư dài hạn, thông thường sẽ phát sinh các hoạt động sau:
1.Thành lập hội đồng đánh giá gồm đại diện các bên tham gia đầu tư để định giá lại TSCĐ mang đi đầu tư
2.Sau định giá được TSCĐ mang đi đầu tư, kế toán lập biên bản giao nhận TSCĐ
3.Sau khi giao TSCĐ cho bên nhận đầu tư, đại diện các bên giao, bên nhận ký vào Biên bản giao nhận TSCĐ
4.Căn cứ vào Biên bản định đánh giá TSCĐ, Biên bản giao nhận TSCĐ… kế toán hạch toán và ghi giảm TSCĐ trên sổ TSCĐ. Đồng thời hạch toán chênh lệch giữa giá trị TSCĐ theo đánh giá của hội đồng đánh giá với giá trị còn lại của TSCĐ trên sổ kế toán
5) Mang TSCĐ đi góp vốn vào công ty con
Định khoản
1. Trường hợp giá trị còn lại đối với TSCĐ đem đi góp vốn nhỏ hơn giá trị do các bên đánh giá lại
Nợ TK 221 Đầu tư vào công ty con
Nợ TK 214 Hao mòn TSCĐ
Có TK 211, 213, 217
Có TK 711 Thu nhập khác (Phần chênh lệch đánh giá tăng)
2. Trường hợp giá trị còn lại của tài sản đem đi góp vốn lớn hơn giá trị do các bên đánh giá lại
Nợ TK 221 Đầu tư vào công ty con
Nợ TK 214 Hao mòn TSCĐ
Nợ TK 811 Chi phí khác (Phần chênh lệch đánh giá giảm)
Có TK 211, 213, 217
Mô tả nghiệp vụ
Khi phát sinh nghiệp vụ mang TSCĐ đi góp vốn vào công ty con, thông thường sẽ phát sinh các hoạt động sau:
1.Thành lập hội đồng đánh giá gồm đại diện các bên góp vốn để định giá lại TSCĐ mang đi góp vốn
2.Sau định giá được TSCĐ mang đi góp vốn, kế toán lập biên bản giao nhận TSCĐ
3.Sau khi giao TSCĐ cho bên nhận góp vốn, đại diện các bên giao, bên nhận ký vào Biên bản giao nhận TSCĐ
4.Căn cứ vào Biên bản định đánh giá TSCĐ, Biên bản giao nhận TSCĐ… kế toán hạch toán và ghi giảm TSCĐ trên sổ TSCĐ. Đồng thời hạch toán chênh lệch giữa giá trị TSCĐ theo đánh giá của hội đồng đánh giá với giá trị còn lại của TSCĐ trên sổ kế toán
6) Chuyển TSCĐ thuê tài chính thành TSCĐ hữu hình
Định khoản
Nợ TK 211 Tài sản cố định hữu hình
Có TK 212 Tài sản cố định thuê tài chính (Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính)
Có TK 111, 112 Số tiền phải trả thêm
Đồng thời chuyển giao giá trị hao mòn:
Nợ TK 2142 Hao mòn TSCĐ thuê tài chính
Có TK 2141 Hao mòn TSCĐ hữu hình
Mô tả nghiệp vụ
Trong trường hợp hợp đồng thuê tài sản quy định bên đi thuê chỉ thuê hết một phần giá trị của tài sản, sau đó mua lại, thông thường sẽ phát sinh các hoạt động sau:
1.Khi hợp đồng hết hạn, bên cho thuê sẽ làm thủ tục thanh lý hợp đồng, đồng thời lập biên bản bàn giao lại tài sản cho bên đi thuê
2.Bên cho thuê và bên đi thuê ký biên bản giao, nhận tài sản
3.Kế toán tài sản
7) Đánh giá lại TSCĐ
Các trường hợp cần đánh giá lại TSCĐ
1.Nâng cấp TSCĐ làm tăng thời gian sử dụng hoặc giá trị tài sản
2.Tháo dỡ một hay một số bộ phận tài sản giảm giá trị tài sản
3.Đánh giá lại tài sản cố định để xác định giá trị doanh nghiệp
4.Đánh giá lại tài sản nhằm mục địch liên doanh, góp vốn, chia tách, hợp nhất, giải thể.
5.Đánh giá lại theo yêu cầu kê biên tài sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Định khoản
1. Trường hợp giá trị đánh giá nhỏ hơn giá trị TSCĐ được mang đi đánh giá
Nợ TK 412…
Có TK 211, 213, 217
2. Trường hợp giá trị đánh giá lớn hơn giá trị TSCĐ được mang đi đánh giá
Nợ TK 211, 213, 217
Có TK 412…
Mô tả nghiệp vụ
Khi có nhu cầu đánh giá lại, bộ phận kế toán sẽ phát sinh một số hoạt động sau:
1.Thành lập hội đồng đánh giá gồm kế toán TSCĐ, Giám đốc hoặc kế toán trưởng, đại diện bộ phận sử dụng
2.Hội đồng thực hiện đánh giá và ghi giá trị tính khấu hao và thời gian sử dụng mới của TSCĐ vào biên bản đánh giá lại TSCĐ
3.Kế toán căn cứ vào Biên bản đánh giá thực hiện hạch toán điều chỉnh tăng, giảm giá trị tính khấu hao hoặc thời gian sử dụng của TSCĐ
8) Điều chuyển TSCĐ giữa các bộ phận
Mô tả nghiệp vụ
Khi phát sinh nhu cầu điều chuyển TSCĐ giữa các phòng ban, bộ phận trong doanh nghiệp, thông thường sẽ phát sinh các hoạt động sau:
1.Căn cứ vào nhu cầu sử dụng của các bộ phận, thủ trưởng đơn vị ra lệnh điều chuyển TSCĐ
2.Căn cứ vào lệnh điều chuyển, kế toán hoặc bộ phận có TSCĐ bị điều chuyển sẽ lập biên bản giao nhận TSCĐ
3.Sau khi TSCĐ đã được điều chuyển tới bộ phận có nhu cầu, kế toán trưởng, thủ trưởng đơn vị, người giao, người nhận TSCĐ cùng ký vào biên bản giao nhận TSCĐ
4.Căn cứ vào lệnh điều chuyển và biên bản giao nhận TSCĐ, kế toán ghi vào sổ TSCĐ
9) Khấu hao TSCĐ
Định khoản
Nợ TK 623 Chi phí sử dụng máy thi công (TK 6234)
Nợ TK 627 Chi phí sản xuất chung (TK 6274)
Nợ TK 641 Chi phí bán hàng
Nợ TK 642 Chi phí quản lý doanh nghiệp
Nợ TK 811 Chi phí khác
Có TK 214 Hao mòn tài sản cố định
Mô tả nghiệp vụ
Khi phát sinh nghiệp khấu hao TSCĐ, thông thường sẽ phát sinh các hoạt động sau:
1.Cuối tháng kế toán tính khấu hao của từng tài sản cố định theo 1 trong 3 phương pháp khấu hao:
a.Khấu hao theo phương pháp đường thẳng
b.Khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh
c.Khấu hao theo sản lượng
2.Kế toán hạch toán nghiệp vụ khấu hao và ghi sổ TSCĐ
3.Căn cứ vào chi phí khấu hao TSCĐ đã tính, kế toán tiến hành phân bổ chi phí khấu hao cho các đối tượng chịu chi phí như: Các phòng ban, phân xưởng sản xuất, sản phẩm, công trình, vụ việc, đơn hàng, hợp đồng…
10) Kiểm kê tài sản cố định
Định khoản
1. Phát hiện thừa tài sản sau khi kiểm kê:
Nợ TK 211 TSCĐ hữu hình
Có TK 241, 338, 411…
2. Phát hiện thiếu tài sản sau khi kiểm kê:
Nợ 214 Hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn)
Nợ TK 111, 334, 1388 Nếu người có lỗi bồi thường
Nợ TK 411 Nguồn vốn kinh doanh (nếu được phép ghi giảm vốn)
Nợ TK 811 Chi phí khác (nếu doanh nghiệp chịu tổn thất)
Có TK 211 TSCĐ hữu hình
Mô tả nghiệp vụ
Khi có yêu cầu kiểm kê TSCĐ từ Ban lãnh đạo công ty, hoặc các bộ phân liên quan, bộ phận kế toán sẽ phát sinh một số hoạt động sau:
1.Thành lập hồi đồng kiểm kê gồm kế toán TSCĐ, trưởng bộ phận sử dụng, kế toán trưởng hoặc Giám đốc
2.Tiến hành kiểm kê sự tồn tại của TSCĐ, chất lượng hiện thời (hoạt động tốt, bị hỏng) và tình trạng sử dụng (đang sử dụng, không sử dụng) của từng TSCĐ. Đối với TSCĐ bị hỏng hoặc bị mất thì cần tìm nguyên nhân xử lý
3.Căn cứ vào trạng sử dụng của TSCĐ, trưởng ban kiểm kê ra quyết định xử lý các TSCĐ mất, hỏng
4.Căn cứ vào quyết định xử lý, kế toán TSCĐ hạch toán và ghi sổ TSCĐ
Kế toán Đức Minh chúc bạn đọc thành công!
-Huyen Babi-
Bạn đọc có thể tham khảo thêm bài viết có liên quan
>>> Tổng hợp những nghiệp vụ liên quan đến Tài sản cố định phần 1- Kế toán Đức Minh.
Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.
Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:
Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h
Bảng giá khóa họcTỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH
Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Phòng 2516, tầng 25, tòa nhà SDU số 143 Trần Phú, Hà Đông,HN (ngay điểm ga tàu điện Văn Quán) - 0339.421.606
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- 70 thuật ngữ tiếng anh chuyên ngành kế toán quản trị - Kế toán Đức Minh (10/01)
- Tổng hợp nghiệp vụ liên quan đến mua bán hàng hoá phần 5- Kế toán Đức Minh (10/01)
- Tổng hợp nghiệp vụ liên quan đến mua bán hàng hoá phần 4- Kế toán Đức Minh (10/01)
- Tổng hợp nghiệp vụ liên quan đến mua bán hàng hoá phần 3- Kế toán Đức Minh (10/01)
- Những điểm mới nhất về thi chứng chỉ kế toán viên – kiểm toán viên theo TT 91/2017/TT-BTC (09/01)
- Hai phương pháp hạch toán kế toán nhà hàng – khách sạn phổ biến nhất mà kế toán thường dùng (08/01)
- Tổng hợp nghiệp vụ liên quan đến mua bán hàng hoá phần 2- Kế toán Đức Minh (08/01)
- Tổng hợp nghiệp vụ liên quan đến mua bán hàng hoá phần 1- Kế toán Đức Minh (08/01)
- Doanh nghiệp cần chuẩn bị những giấy tờ gì khi có cơ quan BHXH xuống thanh tra (05/01)
- Trường hợp nào được miễn quyết toán thuế khi giải thể Doanh nghiệp- Kế toán Đức Minh. (05/01)