Tin mới
Hộ kinh doanh dạy thêm có phải đóng BHXH cho người lao động và cho chủ hộ kinh doanh hay không? Hộ kinh doanh cần phải...
Giáo viên được dạy thêm tối đa bao nhiêu giờ? Dạy thêm ngoài nhà trường cần đáp ứng các điều kiện gì? Các trường hợp...
Chính sách về hưu trước tuổi khi sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính vừa được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định...
Trường hợp trong năm Công ty chưa phát sinh doanh thu nhưng có phát sinh giao dịch liên kết có tổng giá trị từ 30 tỷ...
Từ 01/7/2025, khi Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực, sẽ có các trường hợp tạm dừng, chấm dứt hưởng lương hưu, trợ...
Chủ đề tìm nhiều
Những vấn đề cần lưu ý về ghi nhận doanh thu hàng xuất khẩu - Kế toán Đức Minh.
Khi kế toán ghi nhận doanh thu hàng xuất khẩu cần phải chú ý những gì? Cách hạch toán cụ thể có gì cần lưu ý hay không? Bài viết sau đây, Kế toán Đức Minh sẽ chia sẻ những điều cần chú ý và cách hạch toán khi ghi nhận doanh thu hàng xuất khẩu nhé!

1.So sánh thời điểm ghi nhận doanh thu hàng xuất khẩu theo quan điểm của Thuế và Kế toán.
Điều kiện giao hàng (theo Incoterms 2010) |
Thời điểm ghi nhận doanh thu theo kế toán |
Thời điểm ghi nhận doanh thu theo thuế TNDN |
FOB |
Hàng đã được giao qua lan can tàu tại cảng xuất khẩu. (Người mua chịu mọi phí tổn và rủi ro ngay sau khi hàng được giao qua lan can tàu tại cảng xuất khẩu). |
Ngày xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan |
CIF |
Hàng đã được giao qua lan can tàu tại cảng xuất khẩu. (Thời điểm chuyển giao rủi ro từ người bán sang người mua là ngay sau khi hàng được giao qua lan can tàu tại cảng xuất). |
|
DDP |
Hàng đã được giao đến địa điểm thỏa thuận tại nước nhập khẩu. (Người bán có nghĩa vụ giao hàng đến địa điểm thỏa thuận tại nước nhập khẩu, bao gồm việc chịu hết các phí tổn và rủi ro cho đến khi hàng đến đích, gồm cả các chi phí thuế và khai hải quan). |
|
CPT CIP |
Hàng đã được giao cho người chuyên chở. (Rủi ro về hư hỏng và mất mát hàng hóa sau khi hàng đã được giao cho người chuyên chở sẽ được chuyển từ người bán sang người mua). |
|
EXW |
Hàng đã được giao đến địa điểm do người mua chỉ định. (Người bán có trách nhiệm đặt hàng dưới quyền định đoạt của người mua tại nơi giao hàng (xưởng, nhà máy, nhà kho). |
2.Cách hạch toán hàng xuất khẩu.
a.Cách hạch toán thuế xuất khẩu phải nộp.
Trường hợp doanh nghiệp tách ngay được thuế xuất khẩu phải nộp tại thời điểm giao dịch phát sinh, Kế toán sẽ phản ánh doanh thu không bao gồm thuế xuất khẩu:
Nợ các TK 111, 112, 131 (tổng giá thanh toán)
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3333 - Thuế xuất nhập khẩu (chi tiết thuế XK).
Trường hợp doanh nghiệp không tách ngay được thuế xuất khẩu phải nộp, thì kế toán phản ánh doanh thu bao gồm cả thuế xuất khẩu.
Nợ các TK 111, 112, 131 (tổng giá thanh toán)
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Định kỳ khi xác định số thuế xuất khẩu phải nộp:
Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3333 - Thuế xuất nhập khẩu (chi tiết thuế XK).
Ghi nhận giá vốn hàng xuất khẩu
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 155, 156...
Khi nộp tiền thuế xuất khẩu vào NSNN:
Nợ TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế xuất khẩu)
Có các TK 111, 112,...
Thuế xuất khẩu được hoàn hoặc được giảm (nếu có):
Nợ các TK 111, 112, 3333.
Có TK 711 - Thu nhập khác.
b.Cách hạch toán tỷ giá doanh thu hàng xuất khẩu.
Trường hợp xuất hàng trước thanh toán sau:
Nếu KH trả tiền cùng ngày hoàn thành thủ tục hải quan:
Nợ các TK 111(1112), 112(1122)... (tỷ giá thực tế tại ngày giao dịch)
Có các TK 511 (tỷ giá thực tế tại ngày giao dịch).
Nếu KH trả tiền sau ngày hoàn thành thủ tục hải quan:
Nợ TK 131 (tỷ giá thực tế tại ngày giao dịch)
Có các TK 511 (tỷ giá thực tế tại ngày giao dịch).
Khi nhận được tiền:
Nếu lỗ tỷ giá:
Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá thực tế tại ngày giao dịch)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)
Có 131 (tỷ giá ghi sổ kế toán)
Nếu lãi tỷ giá:
Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá thực tế tại ngày giao dịch)
Có 131 (tỷ giá ghi sổ kế toán)
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái).
VD: Ngày 08/08/2017, Công ty A hoàn thành xong thủ tục hải quan xuất khẩu quần áo đồng phục đi Nhật Bản, giá trị 1.500 USD (tỷ giá là 22.000). Nhưng đến ngày 09/09/2017 khách hàng mới trả tiền (tỷ giá là 22.500).
Trong trường hợp này, Công ty A đang lãi tỷ giá hối đoái, Công ty A tiến hành hạch toán tỷ giá doanh thu hàng xuất khẩu như sau:
Ngày 08/08/2017 hạch toán theo tỷ giá 21.000:
Nợ TK 131: 1.500 x 22.000 (tỷ giá ngày hiện tại)
Có TK 511: 1.500 x 22.000 (tỷ giá ngày hiện tại)
Ngày 09/09/2017 khách hàng trả tiền (tỷ giá: 22.500)
Nợ 112: 1.500 x 22.500 = 33.750.000 (tỷ giá ngày hiện tại)
Có 131: 1.500 x 22.000 = 33.000.000 (tỷ giá ghi sổ kế toán)
Có 515: (1.500 x 22.500) – (1.500 x 22.000) = 750.000 (Lãi tỷ giá)
c.Trường hợp nhận tiền trước của khách hàng.
Trường hợp nhận trước toàn bộ số tiền hàng:
- Khi nhận trước tiền hàng:
Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122) (theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận trước)
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng.
- Khi xuất hàng ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận trước:
Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng (tỷ giá thực tế thời điểm nhận trước)
Có TK 511 (tỷ giá thực tế thời điểm nhận trước)
VD: Ngày 08/08, Công ty B nhận trước toàn bộ số tiền hàng là 1.500 USD (tỷ giá là 22.000). Nhưng đến ngày 10/08, Công ty B mới xuất khẩu hàng cho khách (tỷ giá là 22.500).
Trong trường hợp này, Công ty B không được ghi nhận lãi tỷ giá.
Kế toán Công ty B tiến hành hạch toán như sau:
Ngày 08/08 hạch toán theo tỷ giá 21.000:
Nợ các TK 112: 1.500 x 22.000 (tỷ giá ngày hiện tại)
Có TK 131 - 1.500 x 22.000
Ngày 10/08 xong thủ tục hải quan:
Nợ TK 131 - 1.500 x 22.000 (tỷ giá ngày nhận trước là ngày 08/08)
Có các TK 511: 1.500 x 22.000
Trường hợp doanh nghiệp nhận trước 1 phần số tiền hàng:
- Khi nhận trước 1 phần tiền hàng:
Nợ các TK 112 (theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận trước)
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng.
- Khi xuất khẩu hàng cho khách, sẽ hạch toán như sau:
Đối với phần doanh thu tương ứng với số tiền đã nhận trước của người mua, thì ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận trước:
Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng (tỷ giá thực tế thời điểm nhận trước)
Có các TK 511 (tỷ giá thực tế thời điểm nhận trước)
Đối với phần doanh thu chưa thu được tiền, thì ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh:
Nợ TK 131 – (theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh)
Có các TK 511.
Khi khách hàng trả nốt số tiền còn lại:
Nợ các TK 112 (1122) (tỷ giá thực tế tại ngày giao dịch)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)
Có các TK 131 (tỷ giá ghi sổ kế toán).
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái).
Ví dụ: Ngày 08/08, khách hàng trả trước 1 phần tiền hàng là 1.000 USD cho Công ty C với tổng giá trị lô hàng là 1.500 USD (tỷ giá: 21.000)
- Khi nhận trước 1 phần tiền hàng, Công ty C hạch toán:
Nợ các TK 1112: 1.000 X 21.000 (tỷ giá ngày hiện tại)
Có TK 131:000 X 21.000
- Ngày 10/08, Công ty C xuất hàng cho khách hàng (xong thủ tục thông quan) (tỷ giá: 22.000)
Kế toán hạch toán như sau:
Ngày 08/08: Hạch toán doanh thu tương ứng với số tiền đã nhận trước và doanh thu tương ứng với số tiền chưa thu.
Bút toán 1: Hạch toán doanh thu tương ứng với số tiền đã nhận trước :
Nợ TK 131 : 1.000 X 21.000 (tỷ giá ngày nhận trước tức là ngày 08/08)
Có các TK 511 : 1.000 X 21.000
Bút toán 2: Hạch toán phần doanh thu chưa thu được tiền:
Nợ TK 131 : 500 X 22.000 = 11.000.000 (tỷ giá ngày hiện tại)
Có các TK 511 : 500 X 22.000 = 11.000.000
Ngày 10/08: khách hàng trả nốt tiền còn lại là 500 USD (tỷ giá: 21.500)
Kế toán Công ty C Hạch toán khoản khách hàng trả tiền và xác định Lỗ tỷ giá:
Nợ 112 : 500 X 21.500 = 10.750.000 (tỷ giá ngày hiện tại)
Nợ 635: (500 X 22.000) – (500 X 21.500) = 250.000 (Lỗ tỷ giá)
Có 131 : 500 X 22.000 = 11.000.000 (tỷ giá ghi sổ kế toán)
Kế toán Đức Minh chúc bạn đọc thành công!
-Huyen Babi-
Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.
Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:
Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h
Bảng giá khóa họcTỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH
Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Phòng 2516, tầng 25, tòa nhà SDU số 143 Trần Phú, Hà Đông,HN (ngay điểm ga tàu điện Văn Quán) - 0339.421.606
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Mua hàng mà không cần hóa đơn đầu vào trong trường hợp nào mà vẫn được khấu trừ vào chi phí thuế TNDN (15/12)
- Thế nào là thuế gián thu – thuế trực thu? So sánh thuế gián thu - thuế trực thu (14/12)
- Từ ngày 01/01/2018, 9 khoản được trừ khi tính thuế TNDN đối với công ty xổ số (12/12)
- Quy định thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ trúng thưởng (11/12)
- Một số ngành nghề tính thuế GTGT theo tỷ lệ % trên doanh thu – Kế toán Đức Minh (08/12)
- Những điều cần lưu ý khi nhận quyết định kiểm tra thuế - Kế toán Đức Minh. (08/12)
- Hướng dẫn cách hạch toán kết chuyển thuế GTGT - Kế toán Đức Minh (08/12)
- Những lưu ý khi kê khai thuế GTGT trên phần mềm excel - Kế toán Đức Minh (08/12)
- Kế toán cần phải lưu ý những gì khi hạch toán kế toán thuế? (07/12)
- Hàng hóa - dịch vụ xuất khẩu thiếu chứng từ thì có được hưởng thuế suất 0% không? (06/12)