Tin mới

Bán nhà cho con rể, cha mẹ vợ có được miễn thuế phí?
Hiện nay, khi thực hiện việc mua bán, chuyển nhượng nhà đất, hai bên sẽ phải nộp thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước...
Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội phải do cơ quan nào cấp? Kế toán Đức Minh.
Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội là một loại giấy tờ do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp cho người lao...
Doanh thu bán hàng online bao nhiêu phải nộp thuế thu nhập cá nhân?
Việc mua bán thông qua các trang trực tuyến đã trở thành xu hướng, tạo ra nhiều cơ hội mới cho doanh nghiệp. Tuy nhiên,...
Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội như thế nào là đúng? Kế toán Đức Minh.
Trường hợp nghỉ ốm và muốn xin giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo đúng quy định thì cần lưu ý gì ?...
Quy định về phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế - Kế toán Đức Minh.
Quy định về phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế thường được xác định bởi các chính sách và quy định của...

Hình ảnh

Được tài trợ

nanoweb
Kiến thức kế toán cho người đi làm

Đọc hiểu thông tư thuế hiệu quả với 5 bước sau đây

12/08/2017 05:39

Hiện nay, tình trạng đọc thông tư thuế của hầu hết các bạn không thực sự hiệu quả, được thể hiện bằng các biểu hiện như sau: đọc trước quên sau, đọc mang tính chất học thuộc nhiều hơn là học theo bản chất vấn đề hay đọc không có sự so sánh giữa các nội dung dẫn tới bị loạn kiến thức từ phần này sang phần kia….. Bài viết sau đây, Kế toán Đức Minh chia sẻ cho các bạn một trong số những cách đọc thông tư về thuế GTGT cụ thể như sau

Đọc hiểu thông tư thuế hiệu quả với 5 bước sau đây

 

Bước 1: Xác định rõ đối tượng điều chỉnh của luật thuế là gì?


Mối sắc thuế sẽ điều chỉnh tới một hoặc một số đối tượng nhất định. Do đó, khi đọc 1 thông tư thuế, điều đầu tiên các bạn cần phải đọc, phân tích và hiểu được thông tư đó quy định, điều chỉnh hành vi cho đối tượng nào. Ví dụ như đối tượng của thuế GTGT là HÀNG HÓA, DỊCH VỤ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam nhưng loại trừ đi các đối tượng không chịu thuế. Đọc tới đây, ta có thể nhận thấy rằng, tất cả những hàng hóa dịch vụ tiêu dùng ở NGOÀI Việt Nam sẽ không thuộc đối tượng điều chỉnh của luật thuế GTGT. Đây là 1 KEY rất quan trọng giúp bạn xử lý các tình huống thuế và hiểu được các quy định ở phần sau. Ví dụ như Vì sao thuế 0% lại không phải là 1 loại thuế suất thuế GTGT, hay vì sao khi phần mềm nhập khẩu về lại không chịu thuế GTGT…

Bước 2: Xem các thông tin ban đầu của thông tư.


Tên thông tư, số thông tư, ngày áp dụng thông tư, thay thế hay bổ sung cho thông tư nào ngày bao nhiêu, mục đích để sau này có căn cứ mà lôi ra là cái vấn đề đó được quy định ở đâu, giống như việc mỗi người cần có một cái tên, một ngày sinh và một cái số báo danh.
Ví dụ như, về thuế GTGT hiện nay đang áp dụng TT 219/2013 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2014 và một loạt các thông tư sửa đổi bổ sung như
- Thông tư 119/2014/TT-BTC áp dụng kể từ ngày 01/09/2014.
- Thông tư 151/2014/TT-BTC áp dụng kể từ ngày 15/11/2014.
- Thông tư 26/2015/TT-BTC áp dụng kể từ ngày 01/01/2015.
- Thông tư 156/2013/TT-BTC áp dụng kể từ ngày 20/12/2013.
Việc nắm được 1 thông tư gốc và các thông tư vệ tinh sửa đổi bổ sung thông tư gốc là rất quan trọng, giúp các bạn nhớ được các khoản sửa đổi bổ sung gồm những gì, khi nào thì khoản sửa đổi bổ sung ấy có hiệu lực để áp dụng cho phù hợp.
Ví dụ như mặt hàng Phân bón, thức ăn chăn nuôi. Tại TT219/2013 thì đây là mặt hàng chịu thuế suất thuế GTGT là 5%, nhưng TT26/2015 có hiệu lực từ 01/01/2015 đã sửa đổi mặt hàng này thành đối tượng không chịu thuế GTGT.

Bước 3: Xem phạm vi điều chỉnh.


Mục đích là để bao quát các nội dung được đề cập trong thông tư, xem thông tư đó phạm vi điều chỉnh đến đâu, cho những nội dung gì, để từ đó có cách tìm hiểu thông tư hiệu quả nhất, rồi mới đi vào chi tiết.
Cách đọc, nhớ từ tổng quan tới chi tiết sẽ giúp các bạn có cái nhìn hệ thống về một vấn đề. Giúp các bạn không bị sót hoặc nhầm lẫn giữa các sắc thuế với nhau.
Đối với thuế GTGT, phạm vi điều chỉnh gồm 6 mục như sau:
1. Đối tượng chịu thuế,
2. Đối tượng không chịu thuế,
3. Người nộp thuế,
4. Căn cứ và phương pháp tính thuế
5. Khấu trừ, hoàn thuế
6. Nơi nộp thuế GTGT

Bước 4: Xác định cách tìm hiểu thông tư dựa vào bản chất của từng loại thuế.


Cách tiếp cận 1 vấn đề từ bản chất giúp các bạn nhớ lâu về nó và khi xử lý các tình huống thực tế, các bạn cũng có cách giải quyết phù hợp.
Căn cứ theo bản chất của thuế mà người đọc xác định nên đọc nội dung nào trước, nội dung nào sau. Bản chất của thuế GTGT là điều tiết chung nên hầu như đánh vào tất cả mặt hàng. Vì vậy đối tượng không chịu thuế chắc chắn sẽ ít hơn rất nhiều so với đối tượng chịu thuế. Mà cái gì ít thì học trước.
Theo cách sắp xếp của TACA thì đầu tiên sẽ đi vào đối tượng không chịu thuế trước (26 nhóm). Tương tự với đối tượng không kê khai và nộp thuế (7 nhóm). Sau đó cứ những gì không thuộc hai đối tượng trên (không phải không chịu thuế, không phải không kê khai nộp thuế) thì là đối tượng chịu thuế.
Đối với đối tượng chịu thuế lại được phân ra các mức chịu thuế (0%,5%,10%), tuy nhiên 0% không được coi là 1 loại thuế suất, không nằm trong cơ cấu biểu thuế suất thuế GTGT (do phân tích ở trên) . Kinh nghiệm học cũng tương tự như trên, do đối tượng 0%, 5% ít hơn nhiều so với đối tượng 10% nên cũng đi vào đối tượng 0%, 5% trước, sau đó loại ra những đối tượng này thì tất cả còn lại là 10%.

Bước 5: Đi sâu vào từng nội dung cụ thể.


Ví dụ đối với thuế GTGT, khi đã xác định được đối tượng, mức thuế suất rồi thì còn các công việc đằng sau nó bao gồm:
1. Căn cứ tính thuế là những căn cứ nào, theo giá nào (giá tính thuế),
2. Thời điểm tính thuế là khi nào;
3. Phương pháp tính thuế là trực tiếp hay gián tiếp,
4. Khấu trừ hoàn thuế ra làm sao
5. Nộp thuế ở đâu dưới hình thức nào.
6. Đối chiếu chéo nội dung tương quan với các quy định thuế khác
Để đi sâu vào các vấn đề mà không bị quên, không bị nhầm lẫn giữa các nội dung của các sắc thuế với nhau. Các bạn có thể dùng bản đồ tư duy mindmap, đây là một cách học rất hiệu quả mà đã có nhiều bạn chia sẻ trên các trang chuyên môn.
Tìm ra được cách học khoa học hợp lý thì thông tư thuế sẽ không còn rối rắm nữa

Kế toán Đức Minh chúc các bạn thành công!

-Huyen Babi-

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Tầng 2, Nhà số 2, Ngõ 4 - Đường Nguyễn Khuyến - Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội - 0339.421.606

  • Chia sẻ
Bình luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN