Tin mới

Đề xuất trường hợp vay vốn ngân hàng không phải giao dịch liên kết
Cùng tìm hiểu các trường hợp vay vốn ngân hàng không phải giao dịch liên kết ở bài viết sau. Hiện nay, điểm d khoản 2...
Hóa đơn xăng dầu có bắt buộc ghi biển số xe không?
Thời gian gần đây có thông tin về việc hóa đơn xăng dầu phải ghi biển số xe. Vậy theo quy định, hóa đơn xăng dầu có bắt...
Hao mòn và khấu hao tài sản cố định khác nhau như thế nào?
Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây về hao mòn vô hình là sự giảm dần thuần tuý về mặt giá trị của tài sản cố định mà...
Doanh nghiệp nào không cần lập Báo cáo tài chính?
Hầu hết các doanh nghiệp đều phải nộp Báo cáo tài chính, tuy nhiên, vẫn có trường hợp ngoại lệ. Vậy, doanh nghiệp nào...
Những hoạt động bị cấm kể từ khi có quyết định giải thể doanh nghiệp – Kế toán Đức Minh
Khi có quyết định giải thể doanh nghiệp thì không được thực hiện các hoạt động nào? Cùng Kế toán Đức Minh tìm hiểu chi...

Hình ảnh

Được tài trợ

nanoweb
Kiến thức kế toán cho người đi làm

Cách xử lý chứng từ, hoá đơn, sổ sách kế toán cuối năm

03/04/2017 04:08

Kế toán cuối năm có rất nhiều việc cần phải làm. Để giúp cho kế toán đỡ bị thiếu trong xử lý công việc, hôm nay Kế toán Đức Minh xin đưa ra list những việc làm cần thiết cho kế toán cuối năm nhé!

Cách xử lý chứng từ, hoá đơn, sổ sách kế toán cuối năm

Để bạn làm việc một cách khoa học mà không sợ bị thiếu sót bất kỳ công việc anof thì hãy lạp ra một danh sách những việc cần làm. Cụ thể, kế toán cuối năm cần xử lý rất nhiều những hoá đơn chứng từ khác nhau. Hãy xem những kinh nghiệm làm việc được Kế toán Đức Minh đưa ra giúp bạn chuẩn bị tốt cho công tác cuối năm nhé!

1.In các loại bảng kê, báo cáo và tờ khai.

Kế toán cần lưu ý in các loại bảng kê, các loại giấy tờ, báo cáo và tờ khai như sau:

+ Báo cáo nhập xuất tồn

+ Bảng khấu hao TSCĐ

+ Bảng phân bổ công cụ dụng cụ.

+ Tờ khai báo cáo thuế, báo cáo tình hình sử dụng các loại hoá đơn… và các loại báo cái đã nộp: Bảng kê mua vào hàng hoá mua vào, bán ra kẹp vào tờ khai thuế GTGT.

+ Bảng lương.

2.In sổ in theo hình thức Nhật lý chung.

+ Sổ Nhật ký chung.

+ Sổ nhật ký thu tiền, chi tiền

+ Sổ tiền gửi ngân hàng.

+ Sổ quỹ tiền mặt

+ Sổ nhật ký bán hàng, mua hàng.

+ Sổ chi tiết công nợ phải thu, phải trả.

+ Sổ chi tiết tạm ứng, phải thu, phải trả khác.

+ Sổ chi tiết vay mượn khác.

+ Sổ chi tiết ngân hàng.

+ Sổ cái các loại tài khoản.

+ Sổ theo dõi tài sản cố định, công cụ dụng cụ.

Hoá đơn chứng từ

3.Sắp xếp các loại chứng từ khác cụ thể như sau:

Để công tác kế toán cuối năm thuận lợi và nhanh chóng hơn, bạn đọc có thể sắp xếp các loại chứng từ như sau:

+ Sắp xếp chứng từ theo loại: phiếu thu, chi, nhập, xuất, các chứng từ ngân hàng, các loại hoá đơn mua vào, bán ra, phiếu hạch toán kế toán, các tờ khai báo cáo theo từng loại, quyết toán tình hình nộp bảo hiểm xã hội, chừng từ nộp Ngân sách Nhà nước, các loại hợp đồng…

+ Nếu doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu thì sắp xếp theo tờ khai nhập, xuất và những chứng từ đi kèm theo mỗi tờ khai.

+ Một bộ hồ sơ xuất nhập khẩu bao gồm những chứng từ, hoá đơn sau:

  • Contract- Hợp đồng thương mại
  • Commercial Invoice - Hoá đơn thương mại
  • Packing list- Phiếu đóng gói hàng hoá
  • Bill of Lading - Vận đơn
  • Customs Declaration - Tờ khai hải quan.
  • Các chứng từ thanh toán qua ngân hàng.
  • Với trường hợp xuất hoá đơn vào khu chế xuất hay xuất khẩu tại chỗ…hay những trường hợp được xem như xuất khẩu trong lãnh thổ nước Việt nam thì bộ hồ sơ xuất nhập khẩu sẽ còn phải có hoá đơn GTGT hoặc hoá đơn bán hàng.

 

+ Các chứng từ có thể có như:

  • L/C – thư tín dụng.
  • Insurance Certificate - Chứng từ bảo hiểm.
  • C/O - Giấy chứng nhận xuất xứ
  • Phytosanitary Certificate - Chứng thư kiểm dịch
  • CQ - Certificate of Quality - Giấy chứng nhận chất lượng.
  • CA - Certificate of analysis - Chứng nhận kiểm định.
  • Sanitary Certificate - Giấy chứng nhận vệ sinh.
  • Fumigation Certificate - Chứng xác nhận hun trùng.

4.Một số lưu ý

+ Những hoá đơn đầu ra, đầu vào nên được sắp xếp theo thứ tự bảng kê mua vào, bán ra đã khai trên tờ khai hàng tháng hay hàng quý.

+ Lập bảng kê hàng xuất nhập khẩu

+ Lập bảng kê hoá đơn mua vào có giá trị trên 20 triệu đồng bằng cách trích lọc từ dữ liệu bảng kê mua vào và thêm cột ngày thanh toán và các chứng từ không dùng tiền mặt.

+ Lưu ý khi tách hoá đơn mua vào nhớ lạp sau hoá đơn ghi chú số phiếu chi và phiếu nhập vào.

Công việc cuối năm luôn bận rộn và bề bộn nên kế toán cần hết sức lưu ý những điều cần thiết để hoàn thành tốt nhiệm vụ nhé!

Kế toán Đức Minh chúc bạn đọc thành công!

 

 

Bạn đọc có thể tham khảo một số bài viết có liên quan

>>> Kinh nghiệm làm kế toán thuế doanh nghiệp cuối năm.

 




 

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Tầng 2, Nhà số 2, Ngõ 4 - Đường Nguyễn Khuyến - Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội - 0339.421.606

  • Chia sẻ
Bình luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN