Tin mới

Những công việc kế toán, nhân sự mà doanh nghiệp cần làm trong tháng 09/2024 – Kế toán Đức Minh.
Tháng 9 này kế toán, nhân sự cần chú ý những công việc gì? Cùng Kế toán Đức Minh tìm hiểu rõ hơn qua bài viết sau đây...
Những điều kế toán mới ra trường cần phải biết
Kết thúc những ngày tháng tươi đẹp của một thời sinh viên các bạn sẽ phải đối mặt với những thử thách vô cùng khó khăn...
Cách viết một đơn xin việc đối với kế toán và những lưu ý khi gửi hồ sơ xin việc.
Bất cứ ai trong đời cũng phải đi xin việc ít thì cũng một lần và đa số là đi xin việc nhiều lần. Đặc biệt đối với các...
QUY TRÌNH KẾ TOÁN THEO DÕI CÔNG NỢ
Quy trình kế toán công nợ phải trả liên quan chặt chẽ đến quy trình kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp bao gồm quy trình...
Hạch toán thuế tài nguyên
Thuế tài nguyên là thuế gián thu phải nộp cho Nhà nước khi khai thác tài nguyên thiên nhiên. Cách hạch toán thuế tài...

Hình ảnh

Được tài trợ

nanoweb
Kiến thức kế toán cho người đi làm

Công việc cơ bản của một kiểm toán xây dựng

05/10/2016 09:22

Nhu cầu xã hội phát triển ngày càng cao, ngành nghề xây dựng không thể thiếu vị trí kiểm toán xây dựng cho mọi công trình ở các doanh nghiệp. Vậy kiểm toán xây dựng phải làm những gì? Bài viết sau đây, kế toán Đức Minh sẽ giải đáp thắc mắc đấy!!!

Công việc cơ bản của một kiểm toán xây dựng

I. Giải pháp và phương pháp luận thực hiện dịch vụ của kiểm toán

1. Giải pháp và phương pháp luận

   Nguyên tắc cơ bản thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án xây dựng hoàn thành là sử dụng nhóm chuyên gia và nhân viên chuyên nghiệp có trình độ cao được đào tạo chính quy đặc biệt trong việc kiểm toán quyết toán vốn đầu tư xây dựng hoàn thành nhằm cung cấp cho khách hàng một dịch vụ hoàn hảo nhất, có độ tin cậy cao

Căn cứ kiểm toán

  • Luật xây dựng và các văn bản hướng dẫn
  • Các Nghị định theo thông tư hướng dẫn trong lĩnh vực xây dựng
  • Các định mức, đơn giá của Nhà nước, các thông báo giá của Liên sở Tài chính – Xây dựng,…
  • Nghị định của chính phủ về kiểm toán độc lập
  • Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam đã ban hành
  • Các tài liệu của dự án theo quy định của Nhà nước cho chủ đầu tư cung cấp
  • Kế hoạch thực hiện dự án và quy chế quản lý của dự án

xây dựng

Mục tiêu kiểm toán:

   Kiểm toán đưa ra ý kiến độc lập xác nhận về Báo cáo quyết toán hoàn thành, Báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án, cũng như các vấn đề khác mà chủ đầu tư và các cơ quan quản lý nhà nước cần quan tâm.

   Đồng thời kiến nghị với chủ đầu tư và các nhà liên quan nhằm xác định chi phí hợp lý và hoàn thiện nâng cao chất lượng hồ sơ, thủ tục quy trình quản lý dự án theo quy định của Nhà nước và phù hợp với điều kiện thực tế trong suốt quá trình thực hiện dự án

   Công việc kiểm toán luôn phải được tuân thủ nguyên tắc độc lập, khách quan và bảo mật theo đúng chuẩn mực kiểm toán và cam kết với khách hàng..

Phương pháp thực hiện

  Về nguyên tắc: Trên cơ sở thống nhất kế hoạch kiểm toán tổng thể giữa 2 bên, công việc kiểm toán sẽ được thực hiện ngay trong quá trình thực hiện dự án theo từng hạng mục (gói thầu) chính, kể từ khi triển khai dự án cho đến khi kết thúc dự án, hoàn thành báo cáo quyết toán vốn đầu tư của các dự án.

Phương thức tiến hành kiểm toán dự án :

- Cuộc kiểm toán sẽ thực hiện theo từng đợt cho từng hạng mục (gói thầu) hoàn thành tùy thuộc tình hình quyết toán của chủ đầu tư. Khi có nhu cầu quyết toán giá trị quyết toán chi phí từng hạng mục (gói thầu) hoàn thành, chủ đầu tư sẽ thông báo cho Công ty kiểm toán trước 10 ngày để chuẩn bị kế hoạch kiểm toán. Công ty kiểm toán có trách nhiệm lập tiến độ chi tiết báo cóa Chủ đầu tư chấp thuận làm cơ sở cho việc thực hiện kiểm toán.

- Khi hạng mục (gói thầu) hoàn tthành quyết toán, chủ đầu tư sẽ thông báo cho Công ty kiểm toán thực hiện kiểm toán giá trụ quyết toán từng hạng mục (gói thầu). Thời gian thực hiện kiểm toán giá trị quyết toán từng hạng mục (gói thầu) không quá 01 tháng kể từ ngày chủ đầu tư cung cấp đủ hồ sơ, tài liệu quyết toán. Khi kết thúc đợt kiểm toán, Công ty kiểm toán sẽ cung cấp cho chủ đầu tư dự thảo số liệu kiểm toán từng đợt thực hiện.

- Khi công trình hoàn thành và được chủ đầu tư cung cấp Báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn  thành toàn bộ công trình cùng đầy đủ  các tài liệu có liên quan, công ty kiểm toán thực hiện công tác kiểm toán Báo cáo quyết toán công trình trong thời gian không quá 4 tháng kể từ khi chủ đầu tư cung cấp đủ hồ sơ, tài liệu quyết toán toàn bộ công trình. Kết thúc đợt kiểm toán, Công ty kiểm toán sẽ cung cấp cho chủ đầu tư dự thảo Báo cáo quyết toán vốn đầu tư của toàn bộ công trình. Không quá 10 ngày sau khi nhận được ý kiến trả lời chính thức của chủ đầu tư về dự thảo Báo cáo kiểm toán (Bằng tiếng việt), Công ty kiểm toán sẽ cung cấp cho chủ đầu tư Báo cáo kiểm toán chính thức về quyết toán vốn đầu tư toàn bộ công trình.

images (3).jpgxây dựng

Các phương pháp thực hiện kiểm toán chủ yếu gồm:

  • Tiến hành kiểm tra từ tổng hợp đến chi tiết và ngược lại.
  • Thường xuyên trao đổi với chủ đầu tư, nhà thầu chính cùng các cán bộ chuyên trách khác.
  • Phỏng vấn chủ đầu tư và các bên có liên quan khác
  • Thực hiện các biểu soát xét hệ thống kiểm soát và kiểm tra số liệu
  • Áp dụng các thử nghiệm và thủ tục kiểm toán khác khi xét thấy cần thiết trong từng trường hợp cụ thể.
  • Cùng Ban Quản lý dự án, chủ đầu tư và các bên liên quan trao đổi cụ thể về các kiến nghị của chúng tôi nêu ra trong Báo cáo kiểm toán. Mọi thông tin trao đổi phải được thông qua chủ đầu tư trước khi báo cáo các cơ quan chức năng hay cơ quan có liên quan khác.
  • Phối hợp cùng chủ đầu tư giải trình trước các yêu cầu của khách hàng và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi cần thiết…

2. Kế hoạch và công tác

Biểu đồ kế hoạch công tác kiểm toán:

http://vcpa.com.vn/images/news/khah_hang/Untitled.jpgxây dựng

Trong mỗi giai đoạn, mỗi gói thầu hoàn thành sẽ được kiểm toán theo yêu cầu của chủ đầu tư, chúng tôi tiến hành công việc theo các bước như sau:

Bước 1: Bước chuẩn bị;

Bước 2: Thu thập thông tin và soát xét hoạt động;

Bước 3: Thực hiện kiểm toán;

Bước 4: Lập dự thảo báo cáo kiểm toán;

Bước 5: Trao đổi thống nhất với chủ đầu tư về Báo kiểm toán, đồng thời hướng dẫn tư vấn cho khách hàng các vấn đề cần phải quan tâm.

II. Nội dung chi tiết của công tác kiểm toán

Kiểm tra đánh giá tính pháp lý của việc đầu tư và việc tuân thủ trình tự thủ tục đầu tư xây dựng dự án:

  • Tập hợp, sắp xếp phân loại hồ sơ và tài liệu, kiểm tra và đối chiếu danh mục, nội dung các văn bản pháp lý của toàn bộ công trình.
  • Kiểm tra tính hợp pháp của các Hợp đồng kinh tế giữa Chủ đầu tư và các nhà thầu và đơn vị khác có liên quan.
  • Kiểm tra sự tuân thủ qui định của Nhà nước về trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng.
  • Kiến nghị của kiểm toán viên về việc lưu giữ chứng từ hồ sơ tài liệu và sổ sách kế toán.

Kiểm tra nguồn vốn đầu tư cho toàn bộ dự án, số vốn đầu tư cấp phát qua các năm, tổng số vốn đầu tư thực hiện cho công trình, vốn đầu tư thực hiện qua các năm:

  • Kiểm tra nguồn vốn trên cơ sở số liệu tổng hợp từ báo cáo tài chính hàng năm, kiểm tra việc trình bày và phân loại nguồn vốn đầu tư theo các loại: vốn ngân sách, vốn khấu hao cơ bản, vốn tín dụng, vốn tự bổ sung theo từng năm và toàn bộ công trình.
  • Kiểm tra việc trình bày và phân loại nguồn vốn theo các thành phần: xây lắp, thiết bị và kiến thiết cơ bản khác, so sánh cơ cấu vốn đầu tư thực hiện với cơ cấu vốn ghi trong tổng dự toán và tổng mức đầu tư.
  • Kiểm tra tình hình cấp phát vốn qua các năm, đối chiếu với số liệu của cơ quan cấp phát, cho vay vốn.
  • Phân tích so sánh cơ cấu vốn đầu tư thực hiện với Tổng dự toán được duyệt

ktxaydung.jpgxây dựng

Kiểm tra giá trị quyết toán phần xây lắp các hạng mục công trình và toàn bộ dự án:

  • Kiểm tra tổng hợp chi phí xây lắp trên cơ sở số liệu tổng hợp từ báo cáo tài chính hàng năm
  • So sánh chi phí xây lắp các hạng mục công trình với tổng dự toán được duyệt, so với dự toán trúng thầu, xác định và đánh giá nguyên nhân tăng giảm.
  • Kiểm tra việc trình bày và ghi nhận chi phí xây lắp để đảm bảo rằng các chi phí xây lắp phát sinh được ghi chép đầy đủ trong sổ sách và báo cáo tài chính hàng năm.
  • Kiểm tra chi tiết quyết toán của các hạng mục công trình để đảm bảo rằng các chi phí phát sinh là hợp lý, bao gồm: kiểm tra việc áp dụng đơn giá và chính sách trong xây dựng qua từng thời kỳ, kiểm tra khối lượng quyết toán so sánh với thực tế thi công, với hồ sơ trúng thầu, với bản vẽ thiết kế, bản vẽ hoàn công, biên bản nghiệm thu. Kiểm tra việc áp dụng định mức, đơn giá có phù hợp với các văn bản qui định chung của Nhà nước và các qui định riêng cho công trình.

Kiểm tra giá trị quyết toán phần vật tư - thiết bị:

  • Kiểm tra tổng hợp chi phí thiết bị trên cơ sở số liệu tổng hợp từ báo cáo tài chính hàng năm.
  • So sánh danh mục, chủng loại giá cả thiết bị với tổng dự toán được duyệt, xác định và đánh giá nguyên nhân tăng giảm.
  • Kiểm tra chi tiết chi phí thiết bị, so sánh đối chiếu với hợp đồng thiết bị, hoá đơn, chứng từ, biên bản giao nhận, quyết toán lắp đặt để đảm bảo rằng chi phí thiết bị phát sinh là hợp lý.
  • Kiểm tra sự hợp lý của các chi phí tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản bảo dưỡng, phụ phí ngoại thương, lưu kho bãi…

Kiểm tra giá trị quyết toán chi phí khác, việc phân bổ các chi phí này cho các hạng mục công trình

  • Kiểm tra tổng hợp chi phí khác trên cơ sở số liệu tổng hợp từ báo cáo tài chính hàng năm, so sánh đối chiếu với sổ cái và chứng từ kế toán.
  • So sánh giá trị của từng loại chi phí khác đã thực hiện với tổng dự toán được duyệt và chế độ hiện hành về quản lý chi phí khác trong đầu tư xây dựng, xác định nguyên nhân tăng giảm.
  • Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp của chi phí đền bù hoa màu, tài sản, di chuyển tái định cư trên phạm vi công trình.
  • Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp của chi phí quản lý dự án, chi phí chuyên gia, chi phí ban đơn giá, chi phí thẩm định, thẩm tra, bảo hiểm…
  • Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp của chi phí khảo sát, thiết kế, tư vấn giám sát công trình và các loại hình tư vấn khác.
  • Kiểm tra xác định công nợ, vật tư thiết bị tồn đọng.
  • Kiểm tra xác định giá trị tài sản bàn giao cho đơn vị sử dụng;
  • Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp của chi phí lãi vay ngân hàng
  • Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của chi phí khác như khởi công, đào tạo công nhân…

 

xây dựng

Kiểm tra báo cáo quyết toán và hồ sơ quyết toán dự án:

  • Rà soát, đối chiếu lại toàn bộ các giá trị xây lắp, giá trị vật tư - thiết bị đưa vào sử dụng, tổng số vốn đầu tư theo cơ cấu vốn gồm: Xây lắp, Thiết bị, Kiến thiết cơ bản khác.
  • Cùng Chủ đầu tư đối chiếu lại toàn bộ tình hình công nợ tại thời điểm quyết toán, vật tư, thiết bị tồn đọng. Kiến nghị xử lý về công nợ cũng như vật tư, thiết bị tồn đọng
  • Xác định chi phí không tính vào giá trị công trình để làm căn cứ ghi giảm vốn cho công trình.
  • Kiểm tra việc lập Báo cáo quyết toán theo hướng dẫn tại Thông tư số 19/2011/TT- BTC ngày 14/2/2011 của Bộ Tài chính..

>>Học kế toán tổng hợp tại hà nội

>>Kế toán căn bản

>>Danh mục kiến thức kế toán cho người đi làm

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Phòng 2516, tầng 25, tòa nhà SDU số 143 Trần Phú, Hà Đông,HN (ngay điểm ga tàu điện Văn Quán) - 0339.421.606

  • Chia sẻ
Bình luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN