Tin mới
Lỗ trong kế toán xảy ra khi căn cứ vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm cho thấy lợi nhuận kế toán là số...
Mức tăng lương hưu mới trong đợt tăng tiếp theo sau đợt tăng lương hưu 15% đã có chưa? Hãy tham khảo qua bài viết sau...
Cá nhân cư trú có tiền làm thêm giờ thì tính số thuế TNCN phải nộp như thế nào? Cùng Đức Minh tham khảo bài viết dưới...
Cùng Kế toán Đức Minh tìm hiểu rõ hơn về chi phí quản lý doanh nghiệp và cách tính chi tiết qua bài viết sau đây nhé!
Chi phí quản lý doanh nghiệp có bao gồm chi phí sản xuất và kinh doanh nước sạch không? Đây có lẽ cũng sẽ là thắc mắc...
Chủ đề tìm nhiều
Mua Công cụ dụng cụ qua tk 153 hay tk242
Khi mua CCDC Kế toán thường thắc mắc là định khoản vào tk 153 hay tk 242 là đúng; hoặc trường hợp nào thì định khoản vào 2 trường hợp này. Bài viết này Kế toán Đức Minh sẽ làm rõ vấn đề trên.
Có thể bạn quan tâm:
>>> Trung tâm đào tạo kế toán tại hà nội
Trường hợp 1: Mua CCDC qua kho (làm theo đúng chế độ kế toán kiểm toán)
Mua vào: khi mua CCDC về nhập kho
Nợ TK 153
Nợ TK 1331
Có TK 111,112,331
Xuất kho ra sử dụng:
Nợ TK 242/ Có TK 153
= > Khi xuất kho CCDC đưa vào sử dụng thì TK 153 sẽ giảm trong kho ( bằng đúng phần trị giá của CCDC đó) và chuyển chi phí qua tk 242 để phân bổ dần qua các kỳ Đưa phần chi phí phân bổ đó vào chi phí hợp lý trong kỳ qua bút toán Phân bổ chi phí cuối mỗi tháng
Phân bổ:
Nợ TK 6423,627,641.../ Có TK 242=(Nguyên giá)/ số tháng sử dụng (DN tự xem xét số tháng sử dụng)
Đặc điểm:
-
Làm dập theo chế độ kế toán, đúng chuẩn mực kế toán kiểm toán , theo giáo trình đã được đào tạo.
-
Những tài sản không đủ tiêu chuẩn TSCĐ thì phải đưa vào công cụ dụng cụ để phân bổ (vd :có trị giá nhỏ hơn 30tr, thời gian sử dụng trên 1 năm (dài hạn)....)
-
Là những tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp
-
Để đưa vào CCDC là những TS có tính chất hữu hình có thể sờ nắm, cảm nhận hình thái, màu sắc: máy tính, bàn ghế, máy in...
Trường hợp 2: Mua CCDC không qua kho mua về dùng ngay (làm theo thuế)
Mua vào:
Nợ TK 242
Nợ TK 1331
Có TK 111,112,331
Phân bổ:
Nợ TK 6423,627,641.../ Có TK 242 = (Nguyên giá)/ số tháng sử dụng (DN tự xem xét số tháng sử dụng)
Đặc điểm:
-
Không theo của chế độ kế toán, không đúng theo chuẩn mực kế toán kiểm toán theo giáo trình đã được đào tạo
-
Khi bị thanh kiểm tra sẽ giải thích theo lý luận là mua về dùng ngay nên không nhập kho cho thẳng vào TK 242 để phân bổ
-
Là những chi phí mang tính chất tiền tệ không thể sờ nắm mà chỉ có thể cảm nhận bằng cảm giác sự hài lòng về nó sản phẩm mang tính chất phi vật chất, như chuyến đi du lịch, thuê nhà ở, sửa chữa tài sản, quảng cáo...
-
Cho vào tài khoản này như tiền thuê nhà trả trước, hay thuê tài sản trả trước để sử dụng , nên cho vào TK này sẽ có những TS không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp
Kết quả số liêu phân bổ:
+ Về mặt kết quả số liệu thì 2 trường hợp đều như nhau
+ Nếu chọn trường hợp 2 thì sai sót này là không trọng yếu và rút bớt được một bút toán khi hạch toán.
+ Nếu chọn trường hợp 1 bị thêm một bút toán kết chuyển trung gian là TK 153
Rủi ro khi đi làm:
-Nếu chọn trường hợp 1 nhưng khi làm sổ sách kế toán quên chưa kết chuyển sang 142,242=> 153 vẫn còn số dư => Cơ quan thuế có quyền bóc chi phí này ra vì tài sản còn trong kho chưa dùng thì chưa thể tính chi phí nên ko thể tồn tại bút toán phân bổ:
Nợ TK 6423,627,641..../ Có TK 242=(Nguyên giá)/ số tháng sử dụng
Chi phí này được coi là không hợp lý
- Nếu chọn làm theo trường 2 thì kế toán sẽ theo dõi được CCDC vì đã có chi tiết trên bảng phân bổ CCDC và đã định khoản vào tk 242.
Lưu ý: Các DN nên phân bổ CCDC cụ thể theo ngày mua (hoặc ngày xuất CCDC) ra sử dụng, không nên làm tròn theo tháng.
VD: Mua máy tính Vaio ngày 15/01/2015 đưa vào sử dụng ngay
-
Ngày bắt đầu tính phân bổ là từ ngày 15/1/2015:
= tổng số ngày trong tháng – ngày đưa CCDC vào sử dụng + 1 (chính ngày đưa vào sử dụng) = 31-15 +1
Một số các phần mềm kế toán làm tròn theo tháng thì chi phí phân bổ sẽ không chính xác, nên:
-
Đối với CCDC có trị giá nhỏ, phân bổ trong thời gian ngắn thì kế toán để phần mềm phân bổ
-
Đối với CCDC có trị giá lớn và sử dụng lâu dài thì nên lập bảng Theo dõi CCDC ra excel, cuối tháng kế toán hạch toán lên trên phần mềm kế toán.
Mẫu Bảng phân bổ CCDC:
Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.
Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:
Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h
Bảng giá khóa họcTỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH
Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Phòng 2516, tầng 25, tòa nhà SDU số 143 Trần Phú, Hà Đông,HN (ngay điểm ga tàu điện Văn Quán) - 0339.421.606
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Định dạng bảng trong Word phần 2. (10/12)
- Điều kiện nộp Mẫu 06 năm 2015: Đăng ký phương pháp tính thuế GTGT (10/12)
- Cách kết chuyển lãi lỗ đầu năm tài chính (10/12)
- Địa chỉ học kế toán tại Cầu Giấy - Kế toán Đức Minh (09/12)
- Yếu Tố nguyên vật liệu đầu vào đối với kế toán nhà hàng (27/11)
- In sổ sách cuối năm và sắp xếp chứng từ khi quyết toán thuế (27/11)
- Mô tả công việc kế toán ngân hàng (26/11)
- Mức lương đóng bảo hiểm năm 2016 (25/11)
- Cách lập báo cáo nhập xuất tồn trên excel - Kế toán Đức Minh. (24/11)
- Lỗi không thể xuất kho trong phần mềm kế toán MISA 2015 và cách khắc phục (24/11)