Tin mới

Đăng ký nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài 2024 thế nào?
Doanh nghiệp Việt Nam có quyền tuyển dụng lao động nước ngoài vào làm việc nhưng phải thực hiện thủ tục đăng ký nhu cầu...
Không đăng ký chương trình khuyến mại có bị phạt không?
Thương nhân tổ chức hoạt động khuyến mại mà không đăng ký chương trình khuyến mại thì có bị xử phạt hay không? Mức xử...
Hoạt động khuyến mại nào phải đăng ký? Thủ tục như thế nào?
Những hoạt động khuyến mại phải đăng ký bao gồm gì? Cơ quan nào có thẩm quyền đăng ký hoạt động khuyến mại? Hồ sơ đăng...
Thuế tiêu thụ đặc biệt có áp dụng với cây thuốc lá hay không? Kế toán Đức Minh.
Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu đánh vào một số hàng hóa đặc biệt do các doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ...
Tài liệu kế toán là hóa đơn được lưu trữ trong thời hạn bao lâu? Kế toán Đức Minh.
Trong môi trường kinh doanh hiện đại, việc duy trì hồ sơ kế toán là một phần không thể thiếu đối với mọi tổ chức và...

Hình ảnh

Được tài trợ

nanoweb
Kiến thức kế toán cho người đi làm

Xử lý vi phạm đối với các hành vi mua, bán, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp

19/08/2015 04:38

Như thế nào là hóa đơn bất hợp pháp? Và cách xử lý khi gặp hóa đơn bất hợp pháp như thế nào? Bài viết này Kế toán Đức Minh sẽ làm rõ vấn đề trên:

Xử lý vi phạm đối với  các hành vi mua, bán, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp

I. Xác định các trường hợp mua, bán, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp.
Cơ sở kinh doanh có các hành vi mua, bán sử dụng hóa đơn trong các trường hợp dưới đây là hành vi mua, bán, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp:
1- Mua, bán hoá đơn chưa ghi nội dung theo quy định, trừ trường hợp mua hóa đơn do cơ quan thuế phát hành;
2- Mua, bán, sử dụng hóa đơn đã ghi nội dung nhưng không có hàng hóa, dịch vụ kèm theo;
3- Mua, sử dụng hóa đơn giả, hóa đơn của cơ sở kinh doanh khác để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào không có chứng từ hoặc hàng hóa, dịch vụ bán ra nhằm chiếm đoạt tiền thuế giá trị gia tăng, trốn thuế thu nhập doanh nghiệp;
4- Mua, bán, sử dụng hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa, dịch vụ giữa các liên của hóa đơn.
Cơ quan thuế phát hiện có các hành vi mua, bán, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp nêu trên thì tuỳ theo hành vi vi phạm và mức độ vi phạm để áp dụng các biện pháp xử lý thích hợp theo hướng dẫn tại các mục II hoặc mục III dưới đây.

II. Xử lý đối với cơ sở kinh doanh bán hóa đơn bất hợp pháp.

1- Trường hợp cơ quan thuế phát hiện cơ sở kinh doanh có hành vi xuất hóa đơn bất hợp pháp, nhưng chưa phát hiện có dấu hiệu thành lập để nhằm mục đích mua hóa đơn từ cơ quan thuế bán thu lời bất chính rồi bỏ trốn thì phải lập biên bản vi phạm và tuỳ theo hành vi vi phạm, mức độ vi phạm để áp dụng biện pháp xử lý tương xứng dưới đây:
a - Phạt tiền đối với hành vi bán hóa đơn bất hợp pháp theo quy định tại Điều 14 hoặc Điều 16 Nghị định số 89/2002/NĐ-CP ngày 07/11/2002 của Chính phủ quy định về việc in, phát hành, sử dụng, quản lý hóa đơn.
b- Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 17, Điều 18 của Nghị định số89/2002/NĐ-CP  nêu trên.
c- Công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng tên cơ sở kinh doanh có hành vi bán hóa đơn bất hợp pháp, số hóa đơn và ký hiệu hóa đơn đã bán cho từng cơ sở kinh doanh và số hóa đơn không còn hiệu lực sử dụng để các cơ sở kinh doanh và cơ quan thuế nơi khác biết.

2- Trường hợp cơ quan thuế phát hiện cơ sở kinh doanh có hành vi bán hóa đơn bất hợp pháp, có dấu hiệu thành lập cơ sở kinh doanh nhằm mục đích mua hóa đơn do cơ quan thuế phát hành sau đó bán thu lời bất chính rồi bỏ trốn thì phải áp dụng ngay các biện pháp xử lý dưới đây:

a- Đình chỉ ngay việc bán hóa đơn để ngăn chặn cơ sở kinh doanh tiếp tục vi phạm.
b- Thu hồi những số hóa đơn còn tồn ở cơ sở kinh doanh có vi phạm hoặc thông báo những số hóa đơn này không có hiệu lực sử dụng.
c- Có văn bản gửi cơ quan công an, viện kiểm sát cùng cấp kiến nghị điều tra, khởi tố và truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm 2 Thông tư liên tịch số 21/2004/TTLT/BCA-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 23/11/2004 của Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp.
d- Công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng tên cơ sở kinh doanh có hành vi bán hóa đơn bất hợp pháp, số hóa đơn và ký hiệu hóa đơn bất hợp pháp, và số hóa đơn và ký hiệu hóa đơn không còn hiệu lực sử dụng để các cơ sở kinh doanh và cơ quan thuế nơi khác biết.

III. Xử lý đối với bên mua, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp:

1. Trường hợp cơ sở kinh doanh mua, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp với mục đích chiếm đoạt tiền thuế giá trị gia tăng, trốn thu thu nhập doanh nghiệp thì bị xử lý như sau:

1.1- Hóa đơn mua, sử dụng bất hợp pháp không được sử dụng để kê khai khấu trừ hoặc hoàn thuế giá trị gia tăng, không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Cơ quan thuế khi phát hiện cơ sở kinh doanh có các hành vi vi phạm nêu trên phải lập biên bản vi phạm và tuỳ theo hành vi vi phạm, mức độ vi phạm để áp dụng ngay các biện pháp xử lý dưới đây:

a- Có biện pháp truy thu ngay số thuế giá trị gia tăng đã khấu trừ hoặc được hoàn; truy thu số thuế thu nhập doanh nghiệp.
b- Phạt tiền đối với hành vi mua, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp theo quy định tại khoản 4 Điều 14 hoặc khoản 3 Điều 15 Nghị định số 89/2002/NĐ-CP nêu trên.
c- Phạt từ 1 lần đến 3 lần số thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp đã chiếm đoạt theo quy định tại Nghị định số 100/2004/NĐ-CP ngày 25/2/2004 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.
d- Có văn bản gửi cơ quan công an, viện kiểm sát cùng cấp kiến nghị điều tra, khởi tố và truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm 1 Thông tư liên tịch số 21/2004/TTLT/BCA-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 23/11/2004 của Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cáo, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp.

1.2- Các biện pháp xử lý tại điểm 1.1 nêu trên được áp dụng đối với cả các cơ sở kinh doanh mua, sử dụng hóa đơn trong các trường hợp sau:
a) Hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ mà thời điểm mua hàng hóa, dịch vụ phát sinh sau ngày xác định cơ sở kinh doanh bỏ trốn theo thông báo của cơ quan thuế (ngày xác định cơ sở kinh doanh bỏ trốn theo hướng dẫn tại điểm 1.1 mục IV dưới đây).
b) Hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ mà thời điểm mua hàng hóa, dịch vụ phát sinh trứơc ngày xác định cơ sở kinh doanh bỏ trốn theo thông báo của cơ quan thuế, nhưng cơ quan thuế, cơ quan công an và các cơ quan chức năng khác đã có kết luận đó là các hóa đơn bất hợp pháp.
c) Hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ mà tại thời điểm mua hàng hóa, dịch vụ phát sinh tuy chưa có thông báo của cơ quan thuế về việc cơ sở kinh doanh bỏ trốn, nhưng cơ quan thuế, cơ quan công an và các cơ quan chức năng khác đã có kết luận đó là các hóa đơn bất hợp pháp.
d) Hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ mà giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào ghi tên hóa đơn lớn hơn giá trị hàng hóa, dịch vụ thực mua và số tiền thực tế thanh toán cho cơ sở bán hàng.

2. Trường hợp cơ sở kinh doanh mua, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp để hợp thức hóa chứng từ đầu vào của hàng hóa mua trôi nổi trên thị trường thì cơ quan thuế thực hiện ấn định giá trị hàng hóa mua vào theo giá thị trường tại thời điểm mua để xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp và xử lý theo hướng dẫn tại điểm 1 Mục II Công văn Số: 4215/TCT-PCCS
3- Trường hợp đơn vị thụ hưởng kinh phí từ Ngân sách nhà nước hoặc chủ đầu tư mua, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp thì hóa đơn bất hợp pháp đó không được sử dụng để quyết toán giá trị xây dựng cơ bản hoàn thành và tuỳ theo hành vi vi phạm, mức độ vi phạm để áp dụng ngay các biện pháp xử lý dưới đây:
a- Phạt tiền đối với hành vi nhận, mua hóa đơn bất hợp pháp theo quy định tại khoản 4 Điều 14 hoặc khoản 3 Điều 15 Nghị định số 89/2002/NĐ-CP nêu trên.
b- Có văn bản gửi cơ quan công an, viện kiểm sát cùng cấp kiến nghị điều tra, khởi tố và truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm 1 Thông tư liên tịch số 21/2004/TTLT/BCA-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 23/11/2004 của Bộ công an, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ tư pháp.

IV. Xử lý hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ của cơ sở kinh doanh đã bỏ trốn trong các trường hợp cụ thể sau:
1. Đối với những hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ phát sinh trước ngày xác định cơ sở kinh doanh bỏ trốn:
1.1. Ngày xác định cơ sở kinh doanh bỏ trốn là ngày cơ quan thuế cùng chính quyền địa phương lập biên bản xác định cơ sở kinh doanh không còn tồn tại ở địa điểm đã đăng ký. Ngày lập biên bản xác định cơ sở kinh doanh bỏ trốn được ghi trên thông báo của cơ quan thuế.

1.2. Nếu hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ mà giá trị hàng hóa, dịch vụ ghi trên hóa đơn phù hợp với hợp đồng kinh tế ký kết giữa hai bên và phù hợp với chứng từ thanh toán hợp pháp; hàng hóa mua vào theo hóa đơn đó đã bán ra và đã kê khai thuế hoặc là nguyên vật liệu đã đưa vào sản xuất, hoặc hàng hóa đó đang tồn kho; có hạch toán kế toán đầy đủ, đúng quy định thì được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào; giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

2. Đối với các hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ của cơ sở kinh doanh đã bỏ trốn, nhưng thời điểm mua hàng hóa, dịch vụ trong khoảng thời gian từ ngày lập biên bản xác định cơ sở kinh doanh bỏ trốn đến khi cơ quan thuế có thông báo về việc cơ sở kinh doanh bỏ trốn, hoặc trong thời gian cơ sở kinh doanh chưa bỏ trốn nhưng sử dụng hóa đơn của đơn vị khác để cung cấp hàng hóa, dịch vụ thì cơ quan thuế phải kiểm tra, xem xét cụ thể: hàng hóa đó đã bán ra và đã kê khai thuế hoặc là nguyên vật liệu đã đưa vào sản xuất hoặc hàng hóa đó đang tồn kho; có chứng từ thanh toán hợp pháp phù hợp với hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ; có hạch toán kế toán đầy đủ, đúng quy định; cơ sở kinh doanh phải có bản cam kết nói rõ hoạt động mua bán là có thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam kết đó thì số thuế giá trị gia tăng ghi trên các hóa đơn đó không được khấu trừ nêu trên được tính vào chi phí hợp lý để xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

Trường hợp qua kiểm tra các hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ của cơ sở kinh doanh đã bỏ trốn không đủ các điều kiện như đã hướng dẫn tại điểm này thì số thuế giá trị gia tăng ghi trên các hóa đơn đó không được khấu trừ hoặc hoàn thuế giá trị gia tăng, không được tính giá trị hàng hóa, dịch vụ ghi trên hóa đơn vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Nếu cơ sở kinh doanh đã sử dụng các hóa đơn trên để kê khai khấu trừ hoặc hoàn thuế, tính vào chi phí hợp lý thì tuỳ theo từng trường hợp mà bị xứ lý theo hướng dẫn tại điểm 1 Mục III Công văn Số: 4215/TCT-PCCS 

3. Đối với các hóa đơn hàng hóa, dịch vụ cơ sở kinh doanh bỏ trốn phát sinh sau ngày có thông báo của cơ quan thuế về việc cơ sở kinh doanh bỏ trốn thì số thuế giá trị gia tăng ghi trên các hóa đơn đó không được khấu trừ hoặc hoàn thuế giá trị gia tăng, không được tính giá trị hàng hóa, dịch vụ ghi trên hóa đơn vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Nếu cơ sở kinh doanh đã sử dụng các hoá đơn trên để kê khai khấu trừ hoặc hoàn thuế, tính vào chi phí hợp lý thì tuỳ theo từng trường hợp mà bị xử lý theo hướng dẫn tại điểm 1 Mục III Công văn Số: 4215/TCT-PCCS

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Tầng 2, Nhà số 2, Ngõ 4 - Đường Nguyễn Khuyến - Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội - 0339.421.606

  • Chia sẻ
Bình luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN