Tin mới

Thuế tiêu thụ đặc biệt có áp dụng với cây thuốc lá hay không? Kế toán Đức Minh.
Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu đánh vào một số hàng hóa đặc biệt do các doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ...
Tài liệu kế toán là hóa đơn được lưu trữ trong thời hạn bao lâu? Kế toán Đức Minh.
Trong môi trường kinh doanh hiện đại, việc duy trì hồ sơ kế toán là một phần không thể thiếu đối với mọi tổ chức và...
TẠI SAO NÊN LẤY VỢ KẾ TOÁN
Có nên lấy vợ kế toán hay không? Tại sao nên lấy vợ kế toán? Cùng Kế toán Đức Minh giải đáp rõ hơn qua bài viết sau đây...
Kế toán cần lưu ý những bộ chứng từ kế toán gì đối với từng nghiệp vụ - Kế toán Đức Minh.
Đối với từng nghiệp vụ kế toán sẽ cần những chứng từ riêng biệt. Cùng Kế toán Đức Minh tìm hiểu chi tiết hơn về những...
Chứng từ điều chỉnh thông tin ghi sổ kế toán thuế được dùng để làm gì? Kế toán Đức Minh.
Chứng từ điều chỉnh thông tin ghi sổ kế toán thuế là một công cụ quan trọng trong quá trình quản lý kế toán thuế của...

Hình ảnh

Được tài trợ

nanoweb
Kiến thức kế toán cho người đi làm

Các sai sót thường gặp khi hạch toán kế toán tại doanh nghiệp

28/05/2015 10:00

Bài viết này ketoanducminh xin chia sẻ kinh nghiệm phát hiện một số sai sót thường gặp khi hạch toán kế toán tại doanh nghiệp

Các sai sót thường gặp khi hạch toán kế toán tại doanh nghiệp

1. Về chứng từ
- Các mẫu chứng từ ghi chép không đúng mẫu hoặc đúng mẫu nhưng ghi chép không đúng quy định, ghi thiếu các yếu tố trên mẫu chứng từ, thiếu chữ ký của các cá nhân có liên quan:

ü  Mẫu phiếu thu, phiếu chi không đúng mẫu, các phiếu chu, phiếu chi không được đánh số liên tục trong năm mà đánh theo tháng, phiếu chi thiếu định khoản kế toán, thiếu chữ ký của các cá nhân có liên quan trong đó phiếu chi quan trọng nhất là chữ ký người nhận tiền, phiếu thu quan trọng nhất là chữ ký của thủ quỹ; không ghi dòng “ Đã nhận đủ số tiền viết bằng chữ”, dòng “ Chứng từ gốc kèm theo”
- Các chứng từ gốc kèm theo chưa đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ
- Một số khoản chi trên 200.000 đồng không có Hóa đơn tài chính

- Các khoản chi thuộc nguồn quỹ khen thưởng, phúc lợi..; không phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh, đơn vị hạch toán vào chi phí như chi ngày 8.3, chi cho tài trợ, ủng hộ, khen thưởng cá nhân trong công ty…-> không có quy định rõ ràng tại điều lệ hoặc hợp đồng lao động.

- Các khoản chi lớn không có hóa đơn tài chính )..> cần thống kê để loại ra khỏi chi phí hợp lý hợp lệ khi tính thuế như:

+ Thanh toán chi khoán tiền điện thoại chỉ có danh sách ký nhận, không có hóa đơn kèm theo..> đúng ra phải có hóa đơn tài chính, còn việc khoán chỉ là căn cứ để khống chế mức chi thôi

+ Chi phí thuê nhà > 100tr /năm mà  không có hóa đơn tài chính, dưới 100tr/ năm mà không kèm bảng kê 01/TNDN

+ Thanh toán chi phí qua qua thẻ Mastercard chỉ kèm sao kê của Ngân hàng, không có chứng từ gốc kèm theo ….

- Các chứng từ gốc kèm theo chưa đảm bảo tính logic về mặt thời gian

- Ngày trên hóa đơn trước ngày viết Tờ trình

- Ngày trên Đề nghị thanh toán sau ngày Hóa đơn tài chính
- Ngày tháng trên các hợp đồng, biên bản thanh lý, biên bản nghiệm thu không logic
- Các chứng từ gốc kèm theo chưa đảm bảo tính đầy đủ

a) Chi phí cho nhân viên

- Các bảng lương thiếu không có chữ ký của người nhận tiền.

- Một số khoản chi công tác phí khoán chi theo danh sách ký nhận không có diễn giải thể hiện đi công tác lưu động trên 15 ngày/háng

- Chi ăn ca theo mức cố định tháng hoặc chi ăn ca theo số ngày/ đơn giá nhưng không có bảng chấm công lưu kèm

- Chi làm thêm giờ không có giấy báo làm thêm giờ

- Chi từ Quỹ Dự phòng mất việc làm cho đào tạo tại chức CBNV, không có tài liệu giải trình về sự thay đổi công nghệ dẫn đến người lao động bị mất việc làm.

b) Chi phí mua nguyên liệu, nhiên liệu

- Bảng kê thu mua hàng nông sản chưa ghi chưa đầy đủ địa chỉ, số chứng minh thư của người bán hàng

- Thanh toán chi phí xăng dầu thanh toán trên cơ sở thực chi ghi trên theo hóa đơn tài chính, không có định mức

c) Chi phí dịch vụ mua ngoài

- Chi sửa chữa vật dụng hỏng không có giấy báo hỏng, chi phí sửa chữa xe không có biên bản xác nhận tình trạng kỹ thuật của tài sản trước khi đưa vào sửa chữa, không có tờ trình xin duyệt kinh phí, chỉ có hóa đơn tài chính.

- Chi sửa chữa lớn không có biên bản bàn giao đưa vào sử dụng

- Chi sửa chữa lớn đó ghi nhận vào tăng nguyên giá TSCĐ nhưng không có Biên bản đánh giá của bộ phận kế toán về thời gian sử dụng ước tính của tài sản sau sửa chữa là cơ sở trích khâú hao của đơn vị

- Chi đào tạo học nghiệp vụ thiếu Quyết định cử di học, Chương trình kế hoạch học tập làm việc, chỉ có đề nghị thanh toán và hóa đơn tài chính

d) Chi phí bằng tiền

- Chi phí cấp phát quà tết không có danh sách đính kèm, không xuất hóa đơn

- Khoản chi hội nghị khách hàng không có danh sách khách hàng mời đính kèm

- Một số khoản chi hội thảo, hội nghị thiếu danh sách đại biểu, các khoản chi tiền bồi dưỡng cho đại biểu dự họp, hội nghị không có ký nhận của từng người mà chỉ có tờ trình xin thanh toán của bộ phận văn phòng.

- Chứng từ xin thanh toán chi phí tiếp khách không thể hiện rõ tiếp khách nào

e)  Thanh toán công nợ

- Đơn vị thực hiện chi trả tiền hàng cho bên thứ 3 không phải là đại diện theo pháp luật của người cung cấp hàng hóa cũng như không có giấy ủy quyền của người cung cấp hàng hóa và dịch vụ

f)  Việc ký kết hợp đồng còn chưa đúng theo quy định của pháp luật, chưa chặt chẽ

- Một số hợp đồng khi ký kết hợp đồng kinh tế còn căn cứ theo pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989. - Hồ sơ mời thầu không yêu cầu nhà thầu cung cấp các tài liệu đã thực hiện cho gói thầu tương tự để có tiêu chí đánh giá chính xác, … Ngoài ra trong hồ sơ thầu cũng không yêu cầu nhà thầu gửi kèm theo Báo cáo tài chính đã được kiểm toán độc lập hoặc quyết toán thuế của nhà thầu. Trong hồ sơ mời thầu của các gói thầu xây lắp chỉ yêu cầu là “doanh thu, lợi nhuận trước và sau thuế có mức tăng trưởng hoặc duy trì ở mức ổn định” nhưng không nêu rõ cụ thể mức ổn định đó là như thế nào.

- Ký kết hợp đồng với nhà cung cấp, người ký kết hợp đồng không phải là người đại diện theo pháp luật của nhà cung cấp này, tuy nhiên không có giấy ủy quyền của người đại diện theo pháp luật.

ü  Thực hiện ký kết hợp đồng vượt phân cấp

- Theo Quyết định phân cấp tài chính của đơn vị đối với các đơn vị cấp dưới, có thể ký vượt cấp hoặc chia nhỏ giá trị hợp đồng .

ü  Chưa ký hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng bổ sung

- Một số hợp đồng đã hết hiệu lực thi hành hoặc các điều khoản hợp đồng không còn phù hợp nhưng các đơn vị vẫn chưa ký lại hoặc ký bổ sung phụ lục hợp đồng.

ü  Chưa thực hiện đúng các điều khoản của hợp đồng

- Một số hợp đồng mua vật tư, hàng hoá trong điều khoản cam kết đã ghi rõ thời gian bên bán phải giao hàng nhưng khi thực hiện bên bán đã giao hàng chậm so với quy định. Tuy nhiên đến khi thanh toán và thanh lý hợp đồng chưa có Biên bản xác nhận nguyên nhân chậm tiến độ và chưa đề cập đến vấn đề vi phạm điều khoản tiến độ thực hiện hợp đồng. Chưa theo dõi chặt chẽ các hợp đồng

- Một số đơn vị chưa có sổ theo dõi các hợp đồng kinh tế đã ký và tình hình thực hiện các hợp đồng này. Một số hợp đồng hết hiệu lực chưa tổ chức thanh lý theo quy định

2. Về  hạch toán
- Hạch toán nội dung không đúng tài khoản đối ứng
- Hạch toán một số nghiệp vụ không có cơ sở hoặc không kịp thời hoặc bị trùng 2 lần
- Hạch toán thu tiền và chi trả tiền chưa kịp thời

- Lập phiếu thu không phù hợp với thời điểm thực tế thu tiền ví dụ:

+ Một số đơn vị lập phiếu thu và hạch toán trước khi thực thu tiền dẫn đến số dư quỹ tiền mặt trên sổ kế toán chênh lệch so với kiểm kê thực tế tại thời điểm kết thúc niên độ, nguyên nhân là do cuối tháng kế toán đã lập phiếu thu và hạch toán doanh thu đối với khoản doanh thu thực hiện trong tháng nhưng đến tháng sau các đơn vị cấp dưới mới nộp tiền về quỹ.

+ Kế toán đơn vị căn cứ vào Hóa đơn mua bán hàng của các bộ phận gửi về để hạch toán khoản thu tiền của khách hàng, do đó không phản ánh chính xác thời điểm chuyển tiền của các bộ phận
- Lập phiếu chi và hạch toán được thực hiện sau khi đã chi tiền.
- Quản lý thu chi tiền mặt không chặt chẽ như việc nộp tiền mặt về quỹ không kịp thời theo quy định. Ví dụ khi thu bưu điện phí của các đơn vị đều có quy định: “Định kỳ hàng ngày, các đối tượng thuê thu có trách nhiệm đến phòng Kế toán bưu điện huyện quyết toán hoá đơn và nộp đủ số tiền đã thu từ khách hàng…”, tuy nhiên các đối tượng thuê thu không nộp tiền kịp thời về bưu điện theo từng ngày.
- Ghi nhận thiếu trong hệ thống tài khoản kế toán của đơn vị số dư tiền gửi tại một số ngân hàng (phát hiện thông qua thủ tục đối chiếu xác nhận số dư với Ngân hàng)
- Không mở sổ quỹ hoặc mở nhưng ghi chép không đúng trình tự nhập, xuất quỹ nên sổ quỹ tiền mặt của một số ngày còn có hiện tượng dư âm, hoặc khi có sự chênh lệch giữa sổ kế toán và tiền mặt kiểm kê thực tế rất khó phát hiện ra các nguyên nhân chênh lệch
- Một số đơn vị không tiến hành kiểm kê quỹ tiền mặt 

3. Về  lưu trữ chứng từ, sổ sách:

-        Mỗi doanh nghiệp chỉ có một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế toán năm.
-        Mở thiếu các sổ tổng hợp và sổ chi tiết phù hợp với nội dung của công ty
-        Ghi sai thời điểm vào sổ sách
-        Một số khoản chi có nhiều nội dung và nhiều chứng từ chi đính kèm, tuy nhiên đơn vị chưa lập bảng kê chi phí điều này làm khâu kiểm soát chứng từ khó khăn 
-        Việc lưu trữ các chứng từ thanh toán còn chưa kịp khoa học như chứng từ công nợ lưu cùng chứng từ thanh toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng.

4. Các sai sót khi lập Báo cáo tài chính
a)   Hình thức
Luật Kế toán quy định, BCTC của đơn vị kế toán phải được tính bằng đồng Việt Nam (VND), nhưng nhiều BCTC lại tính là nghìn đồng, vừa không phù hợp với quy định tại Luật, vừa gây khó . Nhiều BCTC khi công bố vẫn thiếu chữ ký của giám đốc, kế toán trưởng, người lập biểu, thiếu thời gian lập. Một số BCTC có bút toán điều chỉnh của kiểm toán, nhưng điều lạ là doanh nghiệp vẫn đề ngày lập là ngày kết thúc năm tài chính.

b)   Bảng cân đối kế toán
ü  Trên chỉ tiêu “Tiền và các khoản tương đương tiền”, nhiều doanh nghiệp đã “gom” vào cả những khoản đầu tư có thời hạn trên 3 tháng. Điều này giúp số liệu tiền và các khoản tương đương tiền của doanh nghiệp tăng vọt. Nhiều doanh nghiệp có các khoản đầu tư chứng khoán, nhưng lại không theo dõi chi tiết từng loại chứng khoán đầu tư ngắn/dài hạn
ü  Thủ tục thành lập hội đồng thẩm định mức trích lập các khoản dự phòng cũng không được nhiều doanh nghiệp thực hiện nghiêm, từ đó không trích lập hoặc trích lập không đúng quy định đối với các khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự phòng giảm giá hàng tồn kho…
ü  Nhiều doanh nghiệp cũng không dự kiến mức tổn thất để trích lập dự phòng đối với khoản nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán, nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể hoặc không thu thập thông tin tài chính trước/sau kiểm toán của cácđơn vị, tổ chức nhận đầu tư tài chính dài hạn khác để xem xét sự cần thiết phải trích lập dự phòng.
ü  Với hàng tồn kho, khoản mục có giá trị rất lớn trong tổng tài sản của nhiều doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp ngành xây lắp. Nhưng công tác kiểm kê chưa được thực hiện tốt ở thời điểm khóa sổ kế toán lập BCTC, khiến con số này không đảm bảo độ tin cậy. Nhiều doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính giá hàng tồn kho không nhất quán, không phù hợp với chính sách kế toán công bố.
ü  Với khoản chênh lệch tỷ giá nhiều doanh nghiệp vẫn không áp dụng Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 10.

c) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
 Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp là yếu tố chi phối quyết định của nhà đầu tư. Vậy nhưng, vẫn có doanh nghiệp bất động sản áp dụng chuẩn mực về hợp đồng xây dựng (ghi nhận doanh thu theo tiến độ, tương tự nhà thầu xây dựng). Hay có doanh nghiệp ghi doanh thu từ cổ phiếu được nhận không phải trả tiền do công ty cổ phần phát hành thêm cổ phiếu từ thặng dư vốn cổ phần, trả cổ tức bằng cổ phiếu.
Với chi phí, nhiều doanh nghiệp thay đổi phương pháp khấu hao khi không có bằng chứng cho thấy có sự thay đổi về cách thức sử dụng và thu hồi tài sản nhằm giảm con số chi phí phải khấu hao trong năm, nhờ vậy, làm tăng lãi/giảm lỗ trên BCTC. Thậm chí, chi phí lãi vay không được hạch toán đúng, đủ; chi phí quản lý doanh nghiệp cũng không được kết chuyển toàn bộ vào báo cáo kết quả kinh doanh, mà “treo” lại một phần trên bảng cân đối kế toán.


d) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
 Trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ của nhiều doanh nghiệp đã không trình bày luồng tiền liên quan đến chứng khoán nắm giữ vì mục đích thương mại; không bóc tách chênh lệch giữa số dư đầu kỳ và cuối kỳ của các khoản phải thu, phải trả và tồn kho liên quan đến hoạt động đầu tư và tài chính. Thậm chí, trên BCTC của không ít doanh nghiệp, số liệu giữa báo cáo này không khớp với số liệu trên báo cáo kết quả kinh doanh.

e) Thuyết minh BCTC

 Thuyết minh BCTC là một thành tố của BCTC, cung cấp cho người đọc báo cáo căn cứ của các số liệu được hạch toán trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh. Thế nhưng, nhiều bản thuyết minh lại theo kiểu “nói một đằng, làm một nẻo”.
Bản thuyết minh BCTC trong nhiều trường hợp không thuyết minh các chỉ tiêu có tính chất trọng yếu theo quy định của chuẩn mực kế toán như khoản đi vay, cho vay có giá trị lớn, phương pháp xác định doanh thu, giá vốn gắn với từng loại hình lĩnh vực kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp, khiến người đọc không có được cái nhìn rõ ràng, chân thực về doanh nghiệp. Thông tin về các bên liên quan không được trình bày, hoặc trình bày không đủ các nội dung theo quy định của chuẩn mực kế toán.

f) BCTC hợp nhất

Không loại trừ đầy đủ các khoản phải thu, phải trả, đi vay, cho vay, quan hệ giao vốn, doanh thu, giá vốn, lãi lỗ chưa thực hiện liên quan đến các giao dịch cung cấp hàng hóa, dịch vụ, tài sản cố định của các giao dịch nội bộ giữa doanh nghiệp và chi nhánh trên BCTC tổng hợp/hoặc giữa công ty mẹ và các công ty con, giữa các đơn vị thành viên trong cùng tập đoàn.
Nhiều doanh nghiệp dựa vào lý do không tập hợp được BCTC của công ty liên kết vào thời điểm lập BCTC hợp nhất để hạch toán khoản đầu tư vào công ty liên kết theo phương pháp giá gốc, thay vì sử dụng phương pháp vốn chủ sở hữu, có thể dẫn tới ghi nhận khoản lỗ khi công ty liên kết có tình trạng kinh doanh đi xuống, thua lỗ.

 

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Tầng 2, Nhà số 2, Ngõ 4 - Đường Nguyễn Khuyến - Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội - 0339.421.606

  • Chia sẻ
Bình luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN