Tin mới

Đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm thì được hưởng lương hưu? Kế toán Đức Minh.
Lương hưu là khoản tiền quan trọng với nhiều người, đặc biệt là những người lao động đã tham gia BHXH trong suốt thời...
Mẫu đơn xin về sớm hưởng chế độ thai sản mới nhất – Kế toán Đức Minh.
Người lao động mang thai hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi được giảm giờ làm việc để đảm bảo sức khỏe. Người...
Lao động nữ có thai rồi mới đóng bảo hiểm thai sản có được không? Kế toán Đức Minh.
Chế độ thai sản là một trong những quyền lợi mà người lao động nữ được hưởng trong thời kỳ mang thai, sinh con và nuôi...
Khi nào được khoanh nợ thuế? Hồ sơ và thủ tục - Kế toán Đức Minh.
Bạn hiểu thế nào là khoanh nợ thuế? Những trường hợp nào được khoanh nợ thuế? Hồ sơ và thủ tục ra sao? Cùng Kế toán Đức...
Tìm hiểu về hoạt động bán rượu chịu thuế gì? Kế toán Đức Minh.
Rượu là một trong những mặt hàng phổ biến, được tiêu thụ nhiều tại thị trường Việt Nam. Đối với hoạt động kinh doanh,...

Hình ảnh

Được tài trợ

nanoweb
Kiến thức kế toán cho người đi làm

Kinh nghiệm khi làm kế toán xuất nhập khẩu

02/12/2014 05:53

Hồ sơ chứng từ xuất nhập khẩu về các tờ kê khai hải quan thường rất quan trọng, do đó, các bạn làm kế toán nhất là những bạn mới vào nghề, hoặc kinh nghiệm còn hạn chế thì nên đọc bài viết dưới đây:

 Kinh nghiệm khi làm kế toán xuất nhập khẩu

  Kế toán xuất nhập khẩu là một nghề khá hot hiện nay tuy nhiên Các bạn kế toán mới ra trường thường hay hạch toán sai các bút toán liên quan đến nhập khẩu hàng hóa. Vì nghiệp vụ liên quan đến nhập khẩu hàng hóa có tới ba khoản tiền cùng lúc trên một chứng từ , nên khiến các bạn kế toán thường hay nhầm lẫn.

 Vì vậy ĐỨC MINH xin chia sẻ kinh nghiệm làm kế toán xuất nhập khẩu sau đây:

ke khai hai quan

 

1. Hồ sơ nhập khẩu nên kẹp các chứng từ như sau :

- Tờ khai hải quan và các phụ lục

- Hợp đồng ngoại (Contract )

- Hóa đơn bên bán ( Invoice )

- Các giầy tờ khác của lô hàng như : Chứng nhận xuất xứ, tiêu chuẩn chất lượng…

- Các hóa đơn dịch vụ liên quan đến hoạt động nhập khẩu như : bảo hiểm, vận tải quốc tế, vận tải nội địa, kiểm hóa, nâng hạ, phí chứng từ, lưu kho …

- Giấy nộp tiền vào NSNN

- Thông báo nộp thuế/ UNC thuế

- Lệnh chi/ UNC thanh toán công nợ ngoại tệ người bán

ke toan xuat nhap khau

2. Bút toán hạch toán

- Khi nhận được tờ khai và bộ hồ sơ về hàng hóa, kế toán ghi :

+ Hạch toán giá mua :

Nợ 156,211/ Có 331 : Số tiền = giá mua hàng theo hợp đồng giá gốc ngoại tệ x tỷ giá ( Thông thường sẽ lấy theo tỷ giá trên tờ khai để dễ theo dõi )

Lưu ý : gốc ngoại tệ được lấy theo hợp đồng hoặc invoice ( không phải trên tờ khai hải quan ) vì số tiền trên tờ khai lệ thuộc vào điều kiện cơ sở giao hàng )

+ Hạch toán thuế NK :

   Nợ 156/211/ Có 3333 : số thuế NK trên tờ khai hải quan

+ Hạch toán thuế GTGT hàng NK

 Nợ 1331/ Có 33312 : số thuế GTGT NK trên tờ khai hải quan

 + Hạch toán các chi phí liên khác trong quá trình nhập cho đến khi hàng về nhập kho ( vận chuyển, bảo hiểm, phí khác… ) căn cứ vào hóa đơn GTGT của các đơn vị cung cấp dịch vụ , kế toán ghi :

 Nợ 156 : giá trị dịch vụ

Nợ 133: Thuế GTGT đầu vào

Có 331,111 : Tổng giá trị thanh toán trên hóa đơn

  Lưu ý : nội dung hạch toán nên ghi rõ loại phí và số tờ khai hải quan mà nó phục vụ

 

kinh nghiem lam ke toan xuat nhap khau

3. Công đoạn thanh toán hàng nhập khẩu

+Chênh lệch tỉ giá ( CLTG )

 + Kí quỹ ( xác định trong tình huống ngân hàng yêu cầu kĩ quỹ và sử dụng để thanh toán luôn - không giải tỏa kí quỹ trả về tài khoản công ty).

 Nợ 331/ Có 112 = Giá trị ngoại tế x tỷ giá tại thời điểm kí quỹ

 + Thanh toán phần còn lại:

 Nợ 331/ Có 112 = Giá trị ngoại tệ x tỷ giá tại thời điểm thanh toán phần còn lại

  + Lập bảng tổng hợp chênh lệch tỷ giá cho từng tớ khai, căn cứ vào kết quả CLTG để có bút toán lỗ hoặc lãi CLTG kế toán ghi:

 Nợ 331/ Có 515 hoặc Nợ 635/Có 331

4. Lưu ý về giá tính thuế nhập khẩu :

Theo quy định giá tính thuế NK là giá mua cộng các chi phí nhập hàng cho đến thời điểm hàng tới cầu cảng Việt Nam. Như vậy nếu các bạn nghiên cứu điều kiện cơ sở giao hàng sẽ hiểu nó gần như tương ứng với các điều kiện C ( như CIF, C& F) cho dù hợp đồng bạn kí với điều kiện nào đi nữa.

Cần căn cứ vào điều kiện cơ sở giao hàng được ghi trên tờ khai, đối chiếu với hợp đồng hoặc hóa đơn để xác định giá ngoại tệ nhập một cách chính xác.

Đó là lý do vì sao trên các tờ khai hải quan các bạn thường thấy có ghi các khoản phí như : I, F, THC …, chỉ là phần hải quan ấn định vào giá nhập để kê khai thuế thôi.

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Phòng 2516, tầng 25, tòa nhà SDU số 143 Trần Phú, Hà Đông,HN (ngay điểm ga tàu điện Văn Quán) - 0339.421.606

  • Chia sẻ
Bình luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN