Tin mới

Cảnh báo hành vi lợi dụng thông tin cá nhân kê khống chi phí lương
Ngày 19/4/2024, Cục Thuế tỉnh Đồng Nai đã ban hành Công văn 2710/CTDON-TTHT cảnh báo hành vi lợi dụng thông tin cá nhân...
Chữ ký số là gì? Hướng dẫn ký hợp đồng bằng chữ ký số
Bước cuối cùng của giao kết hợp đồng điện tử là ký hợp đồng. Tuy nhiên, tùy vào thỏa thuận sử dụng loại chữ ký nào mà...
Có được hoàn trả chi phí khám bệnh khi khám dịch vụ do quên mang thẻ BHYT? Kế toán Đức Minh.
Có được hoàn trả chi phí khám bệnh khi khám dịch vụ do quên mang thẻ BHYT? Để có thể tìm hiểu cụ thể về việc là có được...
Đang chữa bệnh mà thẻ bảo hiểm y tế hết hạn có được hưởng BHYT? Kế toán Đức Minh.
Khi đang trong quá trình chữa bệnh mà thẻ bảo hiểm y tế của bạn hết hạn, có thể bạn sẽ tự đặt ra câu hỏi liệu bạn có...
Mất tờ bìa sổ bảo hiểm xã hội có được phép xin cấp lại hay không? Kế toán Đức Minh.
Nếu như trường hợp không may làm mất bìa sổ Bảo hiểm xã hội thì có được phép xin cấp lại hay không? Cùng Kế toán Đức...

Hình ảnh

Được tài trợ

nanoweb
Kiến thức kế toán cho người đi làm

Hóa đơn chứng từ thế nào là hợp pháp, hợp lệ

26/09/2014 10:14

Thế nào là hoá đơn, chứng từ hợp pháp, hợp lý và hợp lệ?Không phải kế toán doanh nghiệp nào cũng hiểu đủ, hiểu đúng và phân biệt sao cho chính xác.
Dưới đây Đức Minh xin đưa ra 1 số ví dụ để các bạn hiểu hơn về Hóa đơn

Hóa đơn chứng từ thế nào là hợp pháp, hợp lệ

• Thứ nhất về tính hợp pháp của hóa đơn chứng từ,
Tính hợp pháp có thể hiểu đơn giản đó là hóa đơn, chứng từ tuân theo các quy định của pháp luật. Cụ thể: Hóa đơn phải do Bộ Tài chính phát hành hoặc hóa đơn do Doanh nghiệp tự in theo quy định của Chính phủ và Bộ Tài chính về in ấn, phát hành, quản lý và sử dụng hoá đơn. Còn lại các hoá đơn không hợp pháp là các hoá đơn giả, hoá đơn tự tạo của Doanh nghiệp nhưng chưa thông báo phát hành, …

Tuy nhiêu, nhiều kế toán các doanh nghiệp chưa lường hết được các tình huống cụ thể để phòng tránh hóa đơn bất hợp pháp. Đôi khi doanh nghiệp có giao dịch mua bán hàng hóa dịch vụ có thật, hóa đơn tài chính đầy đủ, thanh toán minh bạch (thanh toán qua ngân hàng) nhưng vẫn có thể gặp phải một trong các tình huống rủi ro về hóa đơn như sau, các tình huống này xảy ra tương đối nhiều trong các năm gần đây:

- DN cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho doanh nghiệp của bên bạn nhưng hàng hóa dịch vụ này không nằm trong phạm vi hoạt động đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp đó. Ví dụ: doanh nghiệp A ký hợp đồng với doanh nghiệp B về việc cung cấp dịch vụ đào tạo kế toán thực tế Tuy nhiên doanh nghiệp A không đăng ký kinh doanh mảng hoạt động này và không có đủ điều kiện cung cấp dịch vụ này. Do vậy hóa đơn của bên A là bất hợp pháp, và đương nhiên hóa đơn đầu vào cho bên B cũng là bất hợp pháp.

- Doanh nghiệp bạn có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp đang nằm trong danh sách doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh hoặc đang bỏ trốn của cơ quan thuế. 

- Doanh nghiệp chưa làm thông báo phát hành hóa đơn mà đã sử dụng hóa đơn, điều này các bạn có thể tra cứu, nếu hóa đơn đó chưa thông báo phát hành thì đồng nghĩ với việc hóa đơn đó là bất hợp pháp

** Theo quy định, doanh nghiệp đang trong thời gian đăng ký tạm ngừng hoạt động kinh doanh thì không được sử dụng hóa đơn bán hàng, cung cấp dịch vụ. Do vậy nếu doanh nghiệp bạn có phát sinh hoạt động giao dịch với các doanh nghiệp này thì các hóa đơn đầu vào sẽ là bất hợp pháp.

** Về doanh nghiệp đang bỏ trốn mà cơ quan thuế đang theo dõi. Nghĩa trực diện mà chúng ta hay hiểu là các doanh nghiệp không còn trên thương trường, mất tích, không còn liên lạc được, cơ quan thuế không có được thông tin kiểm soát. Nhưng còn một trường hợp nữa bị xếp vào doanh nghiệp đang bỏ trốn đó là: doanh nghiệp tự ý ngừng báo cáo với cơ quan thuế nhưng không có công văn xin tạm dừng hoạt động hoặc doanh nghiệp có làm công văn xin tạm dừng hoạt động kinh doanh, tuy nhiên hết thời gian quy định về tạm ngừng hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp vẫn không thực hiện tiếp các bước tiếp theo (hoặc là mở hoạt động kinh doanh trở lại hoặc phải làm thủ tục giải thể doanh nghiệp). Do vậy giao dịch trong trường hợp này cũng sẽ nảy sinh hóa đơn đầu vào là bất hợp pháp.

• Thứ hai, về tính hợp lý của chứng từ.
Hợp lý ở đây là nội dung của hàng hóa, dịch vụ, số tiền.. thể hiện trên hóa đơn phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, có thể giải trình, diễn giải được. Doanh nghiệp kinh doanh hoạt động mảng lĩnh vực nào thì hóa đơn chứng từ cũng phải phù hợp và phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh đó.

Ví dụ như: doanh nghiệp bạn không phải đơn vị kinh doanh vận tải, doanh nghiệp bạn cũng không có các phương tiện đi lại (ô tô, xe máy) thuộc sở hữu của doanh nghiệp, nhưng lại có các hóa đơn đầu vào về xăng dầu. Có thể là do giám đốc doanh nghiệp đi xe thuộc sở hữu cá nhân có các hóa đơn đầu vào đổ nhiên liệu. Hóa đơn là hợp pháp nhưng lại không hợp lý vì xe không thuộc sở hữu doanh nghiệp thì các nhiên liệu tiêu hao cho xe cũng không thể là chi phí hợp lý. Do đó các hóa đơn này là bất hợp lý.

Hoặc trường hợp, một cá nhân đi công tác ở địa phương, trên giấy đi đường thể hiện ngày đi ngày về rõ ràng (03 ngày công tác: ngày đi 15 ngày về 17), vậy mà hóa đơn thuê phòng lưu trú lại ghi số ngày lưu trú là 5 ngày. Vậy hóa đơn này cũng sẽ là hóa đơn không hợp lý.

• Thứ ba, tính hợp lệ của chứng từ.
Để đảm bảo hóa đơn, chứng từ hợp lệ, chúng ta cần nắm được các nguyên tắc, quy định về cách lập, cách ghi các chỉ tiêu trên hóa đơn. Các sai phạm hay mắc phải khi lập hóa đơn thì rất nhiều, có thể đưa ra như sau:

- Mực sử dụng trên hóa đơn không đúng theo quy định như: mực phai, mực bút chì, mực đỏ.

- Ghi hoặc in sai ngày tháng hóa đơn, tên doanh nghiệp, mã số thuế doanh nghiệp, địa chỉ doanh nghiệp.

- Tính toán về số tiền có sự sai lệch: số lượng, đơn giá, thành tiền, thuế suất, tiền thuế …

- Hóa đơn thiếu tên, chữ ký người bán, người mua. Lưu ý là các trường hợp người mua không mua hàng trực tiếp, doanh nghiệp phải ghi hình thức mua hàng trên hóa đơn như: bán hàng qua điện thoại, bán hàng qua Internet, chứ tuyệt đối không để phần thông tin người mua, bỏ trống.

- Hóa đơn không có dấu của đơn vị bán trên hóa đơn. Quy định này sẽ loại trừ một số trường hợp đặc biệt như doanh nghiệp bán sử dụng các hóa đơn đặc thù đăng ký riêng với cơ quan thuế không phải sử dụng dấu tròn hoặc có mã vạch trên hóa đơn. Thông thường những hóa đơn này nằm ở các mặt hàng như: điện, nước, cước viễn thông, hóa đơn vé máy bay…

Trên đây chỉ là một số những lưu ý cơ bản đối với công tác kiểm tra hóa đơn, chứng từ của doanh nghiệp.Với cơ chế quản lý thuế hiện nay “tự kê khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm”, kế toán các doanh nghiệp nên tự phải trang bị đầy đủ các kiến thức, kinh nghiệm để làm sao doanh nghiệp hạn chế tối đa các thiệt hại có thể phát sinh. Và việc hiểu đúng, áp dụng đúng các quy định về tính hợp lý, hợp pháp, hợp lệ của hóa đơn chứng từ là một trong những vấn đề rất cần thiết và quan trọng với mỗi kế toán doanh nghiệp chúng ta.

 

 

Nguồn: Internet

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Tầng 2, Nhà số 2, Ngõ 4 - Đường Nguyễn Khuyến - Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội - 0339.421.606

  • Chia sẻ
Bình luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN