Tin mới

Chi phí quảng cáo và cách hạch toán? Kế toán Đức Minh.
Hạch toán chi phí quảng cáo từ các nhà mạng Google hay Facebook hiện nay là một khoản chi phí thường xuyên tại nhiều...
Quy định mới nhất về Hóa đơn do Cục Thuế đặt in theo Thông tư 78/2021/TT-BTC
Hóa đơn do Cục thuế đặt in là hóa đơn được thể hiện dưới dạng giấy do cơ quan thuế đặt in để bán cho các tổ chức, doanh...
Bảng mã loại hình xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan và hướng dẫn sử dụng
Bảng mã loại hình xuất nhập khẩu là tài liệu quan trọng khi làm tờ khai hải quan. Doanh nghiệp cần nắm vững các mã loại...
Chính thức gia hạn chính sách giảm 2% thuế GTGT từ 01/01/2025
Ngày 30/11 vừa qua, tại Nghị quyết Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã biểu quyết thông qua việc tiếp tục giảm...
Điều kiện tạm hoãn hợp đồng lao động và thủ tục tạm hoãn – Kế toán Đức Minh.
Những trường hợp nào được phép tạm hoãn hợp đồng lao động? Cùng Kế toán Đức Minh tìm hiểu rõ hơn về các trường hợp này...

Hình ảnh

Được tài trợ

nanoweb
Kiến thức kế toán cho người đi làm

Bí quyết xin việc cho SV mới ra trường và một số kiến thức cơ bản các bạn nên có khi bước vào nghề kế toán

22/05/2014 02:22

Khi các bạn học chuyên ngành kế toán tốt nghiệp ra trường là lúc bạn phải đối mặt với những thử thách khó khăn trên con đường sự nghiệp. Và điều đầu tiên, quan trọng nhất bạn phải vượt qua đó là cánh cửa: "Xin việc kế toán thành công".
Khi các bạn thành công trong khâu xin việc rồi Để giúp các kế toán viên mới vào nghề có thể thực hiện tốt công việc kế toán tiền lương, Kế toán Đức Minh đã tổng hợp và chia sẻ một số kinh nghiệm cần thiết đươi đây cho các bạn đọc và tham khảo

Bí quyết xin việc cho SV mới ra trường và một số kiến thức cơ bản các bạn nên có khi bước vào nghề kế toán

 


Thực trạng sinh viên kế toán ra trường hiện nay:
    Triển vọng nghề nghiệp cho nghề Kế toán được đánh giá ở mức tốt. Sự tăng trưởng về số việc làm cho ngành Kế toán đến năm 2012- 2013 dự kiến sẽ tăng mạnh khi nhiều công ty, tổ chức nối nhau ra đời. Số lượng công việc tuyển dụng cho ngành Kế toán ở mức vừa phải. Việc nhiều ngành công nghiệp khác nhau tuyển dụng lao động kế toán là một sự thuận lợi thúc đẩy sự tăng trưởng về số việc làm tuyển dụng của nghề này.

     Song đại đa số các bạn sinh viên kế toán hiện nay khi tốt nghiệp ra trường khó có thể làm được việc kế toán luôn. Vì:

Thứ nhất: Luật thuế, Luật kế toán thay đổi thường xuyên. Các bạn chưa kịp cập nhật dẫn đến làm sai, không đúng, không đủ.

Thứ hai: Nghiệp vụ của các bạn còn rất yếu. Bạn nào học khá thì định khoản và hạch toán được 1 số nghiệp vụ đơn giản, Còn lại là hiểu lơ mơ về kế toán.

Thứ ba: Công thêm việc kinh nghiệm xử lý nghiệp vụ phát sinh thực tế là không có, vì các bạn chưa được tiếp xúc bao giờ. Thời gian đi thực tập thì không được chú trọng.

     Vậy các bạn sẽ phải làm gì để thuyết phục và đáp ứng được các yêu cầu của nhà tuyển dụng? Các bạn phải: Chuẩn bị một hồ sơ xin việc thật ấn tượng, chuẩn bị các kỹ năng phỏng vấn xin việc. Và điều quan trọng nhất là bạn phải nâng cao nghiệp vụ kế toán của mình cũng như có kinh nghiệm thực tế. Khi đã hội tụ đầy đủ 3 yếu tố trên thì vấn đề xin việc kế toán thành công là điều nằm trong tầm tay của bạn.


Bí quyết xin việc kế toán thành công!

     Nếu bạn có tham vọng trở thành một kế toán thành công, chuyên nghiệp và muốn chọn nghề kế toán như là một con đường nghề nghiệp sau khi bạn tốt nghiệp. Và, bạn cần khởi động kế hoạch của mình và làm việc để đạt được những thành công, thành tích của mục tiêu nghề nghiệp. Với lĩnh vực kế toán, một kiến thức tốt về chuyên ngành, quyết tâm mãnh liệt và kinh nghiệm làm việc tất cả đều vô cùng quan trọng để thành công. Sau đây, Viện Kế toán Đức Minh xin chia sẻ một số bí quyết xin việc kế toán thành công cho sinh viên mới ra trường:

1. Tích lũy kinh nghiệm thực tế và nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.

     Để tiếp cận với thực tế và nâng cao nghiệp vụ có nhiều phương pháp để các bạn lựa chọn. Nhưng phương pháp hiệu quả nhất và nhanh nhất là các bạn có thể tham gia: Lớp học thực hành kế toán tổng hợp tại Viện kế toán Đức Minh. Các bạn sẽ vừa được hỗ trợ làm báo cáo thực tập lại vừa được làm thực tế cụ thể:

- Các bạn sẽ được giao cho 1 bộ hồ sơ gồm tất cả những hóa đơn, chứng từ thực tế chưa được xử lý của doanh nghiệp đang hoạt động. Các bạn sẽ được những kế toán trưởng, kế toán tổng hợp có nhiều năm kinh nghiệm thực tế trực tiếp hướng dẫn xử lý tất cả các nghiệp vụ đó như: Chi phí, giá thành, TSCĐ, khấu hao, tiền lương, BHXH, xuất nhập khẩu… Lồng ghép vào đó là những tình huống thực tế thường xuyên xảy ra tại doanh nghiệp.

- Tiếp đó các bạn sẽ được thực hành kê khai thuế, lập báo cáo thuế, lên sổ sách, lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thuế cuối năm trên phần mềm kế toán chuyên nghiệp như: Phần mềm  EXCEL, FAST, MISA …

     Các bạn sẽ được thực hành làm tất cả các công việc của một kế toán tổng hợp thực tế trong doanh nghiệp phải làm hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, hàng năm. Học xong các bạn sẽ được Cấp chứng chỉ kế toán tổng hợp xác nhận tương đương 2 năm kinh nghiệm thực tế.

2. Một bộ hồ sơ xin việc ấn tượng

     Sau khi đã nâng cao nghiệp vụ chuyên môn kế toán và có kinh nghiệm thực tế. Có thể đáp ứng được các yêu cầu của nhà tuyển dụng thì tiếp theo đó là các bạn chuẩn bị hồ sơ xin việc kế toán thật ấn tượng.

- Một bản CV xin việc chi tiết. Nói rõ thành tích học tập và kinh nghiệm làm việc, cũng như các kỹ năng của bản thân, mục tiêu nghề nghiệp 

>> Mẫu CV xin việc kế toán  
- Sơ yếu lý lịch có xác minh của địa phương.
- Các giấy tờ liên quan như: Giấy khám sức khỏe, CMND phô tô, Giấy khai sinh…
- Các bằng cấp, chứng chỉ có liên quan như: Bằng tốt nghiệp, Bảng điểm, chứng chỉ kế toán, chứng chỉ tin học, tiếng anh….

- Đặc biệt không thể thiếu đó là lá đơn xin việc viết tay. Vì nó thể hiện bạn có phải là người cẩn thận hay không. Kế toán là một nghề yêu cầu người kế toán phải cẩn thận và tỷ mỉ.

3. Kinh nghiệm phỏng vấn kế toán.

      Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ những yếu tố trên và bạn đã gây ấn tượng được nhà tuyển dụng ở vòng tuyển chọn hồ sơ, bạn sẽ được gọi đến phỏng vấn. Và cuối cùng là buổi phỏng vấn, khi đó bạn hãy chuẩn bị cho mình thật chu đáo những kiến thức, kỹ năng phỏng vấn xin việc nhé.

- Tìm hiểu kỹ công ty mà bạn sắp tham gia phỏng vấn:

     Bạn có thể tìm hiểu thông tin công ty thông qua các mối quan hệ bạn bè, người thân, website hoặc các phương tiện thông tin khác. Vì đôi khi họ hay hỏi rằng bạn biết gì về công ty để xem thử mức độ quan tâm của bạn đối với nơi mà bạn sẽ làm việc. Nếu bạn chứng tỏ được sự hiểu biết, điều đó sẽ gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.
- Thời gian đến địa điểm phỏng vấn:

     Tham gia phỏng vấn trễ là điều tối kỵ và làm bạn mất điểm trước nhà tuyển dụng. Trong trường hợp bạn chưa bao giờ đến nơi sẽ phỏng vấn, bạn nên đến thử xem đó ở nơi nào, mất thời gian bao lâu để đến. Nếu bạn biết rõ địa điểm và thời gian cần thiết để đến nơi đó thì cũng nên trừ hao thời gian đến trước tối thiểu là 10 phút. Với thời gian trừ hao đó sẽ hữu ích cho bạn nếu phát sinh một trục trặc nào đó hoặc sắp xếp lại hổ sơ, các vật dụng cần thiết đã chuẩn bị ở nhà và chuẩn bị cho mình một phong thái tự tin, bình tĩnh trước khi vào cuộc phỏng vấn.

- Trang phục khi phỏng vấn:

     Bạn nên chuẩn bị trang phục phù hợp vị trí mà bạn phỏng vấn. Điều này giúp bạn tự tin và thoải mái hơn trong suốt quá trình phỏng vấn. Bạn cần lưu ý không nên mặc trang phục quá thời trang như quần jean, áo thun. Những trang phục có màu sắc sặc sỡ hay lòe loẹt sẽ gây phản cảm đối với nhà tuyển dụng.

      Đặc biệt đối với vị trí kế toán, thông thường sẽ có một vòng phỏng vấn tuyển nghiệp vụ: Kế toán trưởng sẽ đưa ra một vài nghiệp vụ mà công ty thường xuyên phát sinh, sau đó yêu cầu các ứng viên định khoản hoặc giải quyết tình huống. Vòng này không phải quá khó, mục đích chính là kiểm tra khả năng nghiệp vụ của các ứng viên. Ở vòng này, không nhất thiết có kinh nghiệm mới có thể thực hiện được, chỉ cần bạn nắm chắc kiến thức đã học.
      Trên đây là những chia sẻ về bí quyết xin việc kế toán thành công của Viện Kế toán Đức Minh dành cho các bạn sinh viên kế toán mới ra trường. Mong rằng sau những lời khuyên bổ ích này các bạn sẽ tìm được công việc kế toán yêu thích!

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG!

 Khi các bạn đã thành công trong khau xin việc rồi thì Để giúp các kế toán viên mới vào nghề có thể thực hiện tốt công việc kế toán tiền lương, Kế toán Đức Minh đã tổng hợp và chia sẻ một số kinh nghiệm cần thiết đươi đây cho các bạn đọc và tham khảo:

Những kiến thức cơ bản mà một kế toán tiền lương cần có:
-    Hiểu biết các thông số có ảnh hưởng đến toàn bộ nghiệp vụ nhân sự và tiền lương của doanh nghiệp như phạm vi của kỳ lương, số giờ / số ngày mặc định làm việc trong tháng, số giờ làm việc trong các ngày trong tuần, cách tính lương khi có thay đổi trong kỳ, mức BHXH, BHYT, các thông số thuế TNCN… 
-    Biết cách tính và khai báo các loại phụ cấp, các khoản thu nhập / khấu trừ khác...
-    Biết cách khai báo nhiều biểu thuế TNCN khác nhau cùng với ngày hiệu lực của biểu thuế.
-    Nắm vững các thông tin về lương của nhân viên như loại lương, lương ròng hay gộp, lương cơ bản, ngày hiệu lực, các thông tin về phụ cấp, các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập…

Kế toán tiền lương đảm bảo việc quản lý kỳ lương chính:
Xây dựng kỳ tính lương với nhiều thông số chi tiết như loại lương, cách tính giờ làm, ngày bắt đầu và kết thúc kỳ lương, trị giá cơ bản để tính ...
-    Tính các khoản thu nhập / giảm trừ lương cuối kỳ để áp dụng cho một nhóm nhân viên hoặc cho một nhân viên cụ thể.
-    Áp dụng các tỷ giá hối đoái mới nhất để đảm bảo tính lương chính xác.
-    Đưa bảng tính các đợt tạm ứng lương trong tháng vào bảng lương cuối kỳ để tính ra mức thực lãnh cụ thể cho mọi nhân viên.
-    Xây dựng bảng lương dựa trên thông tin lương nhân viên, thông tin kỳ lương và dữ liệu chấm công
-    Tính các chỉ tiêu nghĩa vụ đối với nhà nước theo lương như thuế TNCN, BHXH-YT đầy đủ và chính xác
-    Quản lý và theo dõi các khoản quỹ của nhân viên, tự động trừ lương vào quỹ, theo dõi chi tiêu quỹ
-    Quản lý các khoản thu nhập khác ngoài lương để quyết toán thuế TNCN cuối năm
Các báo cáo chi tiết và tổng hợp tiền lương mà kế toán viên cần chuẩn bị:
-    Bảng tạm ứng lương công ty
-    Phiếu tạm ứng lương nhân viên
-    Bảng chấm công
-    Bảng lương công ty
-    Bảng kê chi tiết phụ cấp 
-    Phiếu lương nhân viên
-    Bảng thanh toán qua Ngân hàng
-    Báo cáo tổng hợp thu nhập của nhân viên
-    Báo cáo quyết toán thuế thu nhập cá nhân
-    Các biểu mẫu báo cáo BHXH
Đặc biệt, trong quá trình làm việc kế toán viên cần lưu ý các vấn đề sau:
1, Đảm bảo việc quản lý chấm công thật chuẩn xác
2, Điền mức lương cơ bản (hoặc mức lương ngày) theo quy định của cty nơi mình làm việc
4, Nếu làm trên excel: Đảm bảo các công thức chuẩn xác 

 

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Phòng 2516, tầng 25, tòa nhà SDU số 143 Trần Phú, Hà Đông,HN (ngay điểm ga tàu điện Văn Quán) - 0339.421.606

  • Chia sẻ
Bình luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN