Tin mới

Hướng dẫn xuất hóa đơn 2 loại thuế suất – Kế toán Đức Minh.
Xuất hóa đơn 2 loại thuế suất như thế nào? Quy định giảm thuế được áp dụng từ 1/7/2024 theo Nghị định 72/2024/NĐ-CP dẫn...
Doanh nghiệp phải kê khai thuế TNCN cho nhân viên thế nào?
Khi người lao động làm việc tại các doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ tiến hành kê khai thuế TNCN cho nhân viên và nhân...
Thuế trước bạ mua bán chung cư: Cách tính và thủ tục khai nộp
Thuế trước bạ mua bán chung cư là cách gọi dùng để chỉ tiền lệ phí trước bạ khi người dân mua bán chung cư. Tùy từng...
Thuế trước bạ 2024: Mức nộp, hồ sơ và hạn nộp
Thuế trước bạ là khoản tiền phải nộp khi đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, ô tô, xe máy. Bài viết hướng...
Bảo hiểm trả tiền nghỉ ốm vào ngày nào cho người lao động? Kế toán Đức Minh.
Người lao động được Cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả tiền nghỉ ốm là một trong những quyền lợi cơ bản khi tham gia bảo...

Hình ảnh

Được tài trợ

nanoweb
Kiến thức kế toán cho người đi làm

Các Bút Toán Hạch Toán Kế Toán Cuối Tháng Tại Doanh Nghiệp

03/03/2017 02:56

Thao tác hạch toán cuối tháng là khâu vô cùng quan trọng, nó có thể đối chiếu và kiểm soát được những sai sót có thể xẩy ra trong quá trình hạch toán nghiệp vụ phát sinh ngày trong tháng và cũng là dữ liệu để doanh nghiệp là cơ sở tập hợp báo cáo cuối năm.
Chính vì vậy hôm nay Viện Đào Tạo Kế Toán Đức Minh xin tổng hợp các bút toán và phương pháp tính số liệu cuối tháng tại Doanh nghiệp một cách súc tích và cụ thể nhất.

Các Bút Toán Hạch Toán Kế Toán Cuối Tháng Tại Doanh Nghiệp
 

Hướng Dẫn Hạch Toán Kế Toán Trên Excel Với Các Nghiệp Vụ Phát Sinh Tháng

 
CÁC BÚT TOÁN CUỐI THÁNG
 1 - Hạch toán các bút toán về tiền lương cuối tháng 
Bước 1. Tính tiền lương phải trả CBCNV
Nợ TK 6421
Tổng lương của Bộ phận Bán hàng
Nợ TK 6422
Tổng lương của Bộ phận QLDN
Nợ TK 1542
Tổng số tiền lương của bộ phận dịch vụ hoặc sản xuất
 
Có TK 334
Tổng lương phải trả cho CNV
Lấy số liệu cột tổng cộng của từng bộ phận (= lương thực tế theo ngày công + phụ cấp) bên bảng lương cùng tháng
Bước 2. Tính các khoản giảm trừ lương:
- Trích BHXH, BHYT, BHTN trong kỳ  
+ Công ty chịu:
Bộ phận bán hàng/ Bộ phận QLDN hoặc bộ phận sản xuất
Nợ TK 6421/ 6422/1542
Tổng số trích cho BPBH/BP QLDN/BP SX
 
Có TK 3383
Lương CB x 17%       
 
Có TK 3384
Lương CB x 3%
 
Có TK 3389
Lương CB x 1%
Lấy số liệu ở cột Lương cơ bản của từng bộ phận tương ứng  nhân với tỷ lệ quy định
 + CBCNV chịu :  
Nợ TK 334
Tổng số trích tính vào lương
 
Có TK 3383
Lương CB x 7%       
 
Có TK 3384
Lương CB x 1,5%
 
Có TK 3389
Lương CB x 1%
Lấy số liệu ở cột Lương cơ bản của từng bộ phận tương ứng  nhân với tỷ lệ quy định
- Tính thuế TNCN phải nộp (nếu có):
Nợ TK 334
Tổng số thuế TNCN khấu trừ
 
Có TK 3335
Lấy (cột tổng cộng lương – các khoản giảm trừ lương)* thuế suất quy định
Bước 3. Trả tiền lương và nộp bảo hiểm
- Thanh toán lương cho CBCNV             
Nợ TK 334
Tổng tiền thanh toán cho CNV, sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ.
 
Có TK 1111/1121
Hạch toán khi thấy phiếu chi cùa DN/ UNC của ngân hàng
- Thanh toán tiền Bảo hiểm ():               
Nợ TK 3383
Số đã trích BHXH
Nợ TK 3384
Số đã trích BHYT
Nợ TK 3389
Số đã trích BHTN
 
Có TK 1111/1121
Tổng phải thanh toán    
 Hạch toán khi bạn có chứng từ thanh toán bảo hiểm
 
2 - Trích khấu hao tài sản cố định
Nợ TK 6422
Số khấu hao kỳ này của bộ phận QL
Nợ TK 6421
Số khấu hao kỳ này của bộ phận Bán hàng
Nợ TK 1547
Số khấu hao kỳ này của bộ phận sản xuất, dịch vụ.
 
Có TK 2141
Tổng khấu hao đã trích trong kỳ.
 Lấy cột trích khấu hao phân bổ trong kỳ từ bảng khấu hao
 
3 - Phân bổ chi phí trả trước ngắn hạn, dài hạn (nếu có)
Nợ TK 6422/ 1547
Số chi phí ngắn hạn/dài hạn phân bổ kỳ này cho BPQL/ BPSX
 
Có TK 142/242
Tổng số chi phí trả trước ngắn hạn/ dài hạ phân bổ vào chi phí kỳ này
 Lấy cột phân bổ chi phí trong kỳ từ bảng 142/242
 
4. Tập hợp chi phí hình thành giá vốn:
- Đối với trường hợp công ty TMDV không sản xuất
Ta tập hợp thẳng vào giá vốn:
Nợ TK 632
Tổng giá vốn hàng bán, dịch vụ
Có TK 156
Lấy ở dòng tổng cộng cột giá bên phiếu xuất156
Có TK 154
Sumif Nợ 154
- Đối với trường hợp công ty có liên quan đến NVL, CCDC
+ Tập hợp chi phí nhiên, NVL, CCDC
Nợ TK 1541
Tập hợp NVL chính từ bảng xuất kho 152 = Sumif 1521
Có TK 1521
 
Nợ TK 1541
Tập hợp NVL phụ từ bảng xuất kho 152 = Sumif 1522
Có TK 1522
 
Nợ TK 1547
Tập hợp CCDC từ bảng xuất kho 153 = Sumif 153
Có TK 153
 
Nợ TK 1547
Tập hợp nhiên liệu từ bảng xuất kho 152 = Sumif 1523
Có TK 1523
Sau đó kết chuyển 1541, 1542, 1547 vào tài khoản thích hợp như 155, 1543 (dùng hàm Sumif nợ TK 1541, 1542, 1547)
+ Tập hợp giá vốn
Nợ TK 632
Lấy dòng tổng cộng giá vôn bên phiếu xuất kho của 155, 156, 154
Có 155/156/1543
 
5 - Kết chuyển thuế GTGT:
Là việc tính ra số thuế phải nộp hay còn được khấu trừ.
Kế toán thực hiện 1 bút toán kết chuyển chung như sau:
Nợ TK 3331
Số tiền là số nhỏ nhất của 1 trong 2 tài khoản
 
Có TK 133
 
Vì sao phải lấy giá trị nhỏ hơn?
Khi kết chuyển theo số nhỏ, là số tiền nhỏ nhất của 1 trong 2 TK 133 hoặc 3331, thì số tiền này sẽ bị triệt tiêu và có được kết quả còn lại của 1 trong 2 tài khoản, khi đó sẽ biết được phải nộp hay được khấu trừ:
Thông thường để tính bút toán trên ta hay lấy Sumif Có TK 3331 – Sumif Nợ TK 3331
Do vì TK 3331 có thể phát sinh bên Nợ đối với các trường hợp giảm trừ doanh thu  nên khi lấy tổng số phát sinh bên Có TK 3331 trừ tổng số phát sinh bên Nợ  TK 3331 , khi đó số thuế để kết chuyển là số thuế đã bù trừ Nợ/Có của TK 3331)
Đối với trường hợp 2:
Số dư ĐK TK 1331
+
Số PS Nợ TK 1331
Số PS Có TK 1331
Số PS Có TK 3331
Số PS Nợ TK 3331
 
Trong trường hợp này ta phải kiểm tra xem TK 1332 (Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ) có phát sinh và có số dư đầu kỳ hay không.
b1. Nếu sau khi cộng thêm số tiền của TK 1332 mà làm cho tổng số tiền của TK 1331 + TK 1332 lớn hơn TK 3331:
Thì số tiền thuế GTGT nhỏ nhất được kết chuyển là số tiền thuế của TK 3331.
Bút toán thực hiện trong trường hợp này:
Nợ TK 3331
= Sumif Có 3331 – Sumif Nợ 3331
 
Có TK 1331
= Sumif Nợ 1331 – Sumif Có 1331 + Dư ĐK 1331
 
Có TK 1332
= Kết quả của 3331 – Kết quả của 1331
 
b2. Nếu sau khi cộng thêm số tiền của TK 1332 mà làm cho tổng số tiền của TK 1331 + TK 1332 nhỏ hơn TK 3331:
Thì số tiền thuế GTGT nhỏ nhất được kết chuyển là tổng số tiền thuế của TK 1331 + TK 1332.
Bút toán thực hiện trong trường hợp này:
Nợ TK 3331
= Tổng cộng TK 1331 + TK 1332
 
Có TK 1331
= Sumif Nợ 1331 – Sumif Có 1331 + Dư ĐK 1331
 
Có TK 1332
= Sumif Nợ 1332 – Sumif Có 1332 + Dư ĐK 1332
Chú ý: Bạn cần đối chiếu số liệu giữa tờ khai thuế GTGT hàng tháng với số dư TK133 và TK3331 trên bảng Cân đối phát sinh tháng phải khớp nhau.
 
6 - Kết chuyển giá vốn hàng xuất bán trong kỳ:
Nợ TK 911
= Sumif Nợ TK 632 – Sumif Có TK 632
 
Có TK 632
 
7 - Kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu (nếu có):
Nợ TK 5111
= Sumif Nợ TK 5211, 5212, 5213
 
Có TK 5211, 5212, 5213
 
8 - Kết chuyển doanh thu thuần trong kỳ :
Nợ TK 5111
= Sumif Có TK 5111 – Sumif Nợ TK 5111
 
Có TK 911
 
9 -  Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính (nếu có) trong kỳ:
Nợ TK 515
= Sumif Có TK 515
 
Có TK 911
 10 - Kết chuyển chi phí hoạt động tài chính (nếu có) trong kỳ:
Nợ TK 911
= Sumif Nợ TK 635
 
Có TK 635
 
11 -  Kết chuyển chi phí bán hàng, quản lý trong kỳ:
Nợ TK 911
= Tổng cộng TK 6421 + TK 6422
 
Có TK 6421
= Sumif Nợ TK 6421 – Sumif Có TK 6421
 
Có TK 6422
= Sumif Nợ TK 6422 – Sumif Có TK 6422
 
12 - Kết chuyển thu nhập khác (nếu có) trong kỳ:
Nợ TK 711
= Sumif Có TK 711
 
Có TK 911
 
13 - Kết chuyển chi phí khác (nếu có) trong kỳ:
Nợ TK 911
= Sumif Nợ TK 811
 
Có TK 811
 
14 - Tạm tính thuế TNDN phải nộp trong quý (Nếu quý đó có lãi)
 Bước 1: Tính lãi (lỗ) tháng cuối quý:
Bước 2: Tự bù trừ lãi (lỗ) các tháng trong quý và được trừ số lỗ quý trước (nếu có) mà có lãi thì mới phải tạm tính thuế TNDN. (bạn trừ nối vào công thức ở bước 1)
Cách xác định số liệu để bù trừ lãi (lỗ):
Nợ TK 821
Kết quả sau khi đã bù trừ (nhân) x % thuế suất thuế TNDN.
 
Có TK 3334
 
15 - Kết chuyển chi phí thuế TNDN trong kỳ (nếu có) (Chỉ thực hiện ở cuối năm tài chính)
Nợ TK 911
= Sumif Nợ TK 821
 
Có TK 821
 
16 - Kết chuyển lãi (lỗ) trong kỳ:
Tại cột TK Nợ/Có bạn lọc TK 911 (bên Nợ 911 tập hợp chi phí, bên Có 911 tập hợp doanh thu)
Nếu bên Có TK 911 (DT) lớn hơn bên Nợ 911 (CP) tức có LÃI:
Nợ TK 911
= Sumif Có TK 911(DT) – Sumif Nợ TK 911(CP)
 
Có TK 4212
 Nếu bên Có TK 911 (DT) nhỏ hơn bên Nợ 911 (CP) tức bị LỖ:
Nợ TK 4212
= Sumif Nợ TK 911(CP) – Sumif Có TK 911(DT)
 
Có TK 911

 

 
Viện Đào Tạo Kế Toán Đức Minh Liên Tục Khai Giảng Các Khóa Học Thực Hành Kế Toán Tổng Hợp Doanh Nghiệp, Đảm Bảo Các Bạn Thành Nghề Sau Khóa Học Và Hỗ Trợ Học Viên Lâu Dài
 

Thông tin thêm về các khóa học tại Kế toán Đức Minh mời các bạn tham khảo:

>>> Các trung tâm đào tạo kế toán tại hà nội

>>> Khóa kế toán ngắn hạn

>>> Học phần mềm kế toán misa

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Phòng 2516, tầng 25, tòa nhà SDU số 143 Trần Phú, Hà Đông,HN (ngay điểm ga tàu điện Văn Quán) - 0339.421.606

  • Chia sẻ
Bình luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN