Tin mới
Cùng tìm hiểu các trường hợp vay vốn ngân hàng không phải giao dịch liên kết ở bài viết sau. Hiện nay, điểm d khoản 2...
Thời gian gần đây có thông tin về việc hóa đơn xăng dầu phải ghi biển số xe. Vậy theo quy định, hóa đơn xăng dầu có bắt...
Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây về hao mòn vô hình là sự giảm dần thuần tuý về mặt giá trị của tài sản cố định mà...
Hầu hết các doanh nghiệp đều phải nộp Báo cáo tài chính, tuy nhiên, vẫn có trường hợp ngoại lệ. Vậy, doanh nghiệp nào...
Khi có quyết định giải thể doanh nghiệp thì không được thực hiện các hoạt động nào? Cùng Kế toán Đức Minh tìm hiểu chi...
Chủ đề tìm nhiều
Cập nhật mức đóng bảo hiểm xã hội cán bộ công chức mới nhất
Mức đóng bảo hiểm xã hội cán bộ công chức là một trong những vấn đề mà cán bộ, công chức rất quan tâm bởi hằng tháng họ đều bị khấu trừ một phần tiền dành cho việc đóng bảo hiểm xã hội (BHXH).

1. Mức đóng bảo hiểm xã hội cán bộ công chức bao nhiêu phần trăm?
Theo định hiện hành, cán bộ, công chức thuộc đối tượng tham gia các loại bảo hiểm bắt buộc sau:
- Bảo hiểm xã hội bắt buộc (theo điểm c khoản 1 Điều 2 Luật BHXH 2014).
- Bảo hiểm y tế (theo điểm a khoản 1 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế).
Tương ứng với từng loại bảo hiểm, cán bộ, công chức sẽ phải đóng với mức sau:
- Bảo hiểm xã hội bắt buộc:
Hằng tháng, cán bộ, công chức đóng bảo hiểm xã hội bằng 8% mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội (theo khoản 1 Điều 85 Luật BHXH 2014).
- Bảo hiểm y tế:
Hằng tháng, cán bộ, công chức đóng bảo hiểm y tế bằng 1,5% mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội (theo điểm a khoản 1 Điều 13 Luật Bảo hiểm y tế và khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP).
Như vậy, hằng tháng, cán bộ, công chức phải đóng bảo hiểm với tỷ lệ 9,5% mức tiền lương tháng đóng BHXH của mỗi người.
Tiền bảo hiểm xã hội hằng tháng được đóng cho cơ quan BHXH thông qua cơ quan, đơn vị, tổ chức nơi cán bộ, công chức làm việc.
2. Tiền lương nào làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của cán bộ, công chức?
Cán bộ, công chức là những người hưởng chế độ tiền lương do Nhà nước quy định nên theo khoản 1 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, tiền lương làm căn cứ đóng BHXH hằng tháng của cán bộ được xác định như sau:
Tiền lương tháng đóng BHXH của cán bộ, công chức |
= |
Tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm |
+ |
Các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có) |
Trong đó:
Tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm = Hệ số lương x Mức lương cơ sở
Tiền lương tháng đóng BHXH tối đa của cán bộ, công chức = 20 x Mức lương cơ sở
Người nào có thu nhập tính đóng BHXH cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì cũng chỉ tính đóng BHXH theo mức lương tối đa là 20 lần mức lương cơ sở.
3. Cán bộ, công chức đóng bảo hiểm được hưởng quyền lợi gì?
Khi đi làm, cán bộ, công chức phải tham gia 02 loại bảo hiểm: Bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm y tế. Tương ứng với từng loại bảo hiểm, cán bộ, công chức sẽ được giải quyết các chế độ sau:
- Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng 05 quyền lợi sau đây:
(1) Hưởng chế độ ốm đau.
Cán bộ, công chức được nghỉ làm và nhận trợ cấp ốm đau nếu bản thân gặp vấn đề về sức khỏe hoặc con dưới 07 tuổi ốm đau.
(2) Hưởng chế độ thai sản.
Cán bộ, công chức nam và nữ đóng bảo hiểm xã hội đều được hưởng chế độ thai sản.
(3) Hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Theo Luật An toàn, vệ sinh lao động, cán bộ, công chức bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp sẽ được chi trả các quyền lợi như: Trợ cấp một lần hoặc hằng tháng; tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình; trợ cấp phục vụ; tiền dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau điều trị….
(4) Hưởng chế độ hưu trí.
Cán bộ, công chức đủ tuổi và đóng đủ số năm BHXH sẽ được giải quyết hưởng lương hưu hằng tháng. Nếu không nhận lương hưu, cán bộ, công chức cũng có thể chọn rút BHXH 1 lần.
(5) Hưởng chế độ tử tuất.
Cán bộ, công chức qua đời, thân nhân của người này sẽ được hưởng chế độ tử tuất.
- Đóng bảo hiểm y tế được thanh toán chi phí khám, chữa bệnh theo quyền lợi và mức hưởng trên thẻ.
Theo Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế, cán bộ, công chức đi khám, chữa bệnh đúng tuyến sẽ được thanh toán 80% chi phí trong phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế.
Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.
Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:
Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h
Bảng giá khóa họcTỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH
Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Tầng 2, Nhà số 2, Ngõ 4 - Đường Nguyễn Khuyến - Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội - 0339.421.606
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Đóng bảo hiểm xã hội bị trùng: Xử lý thế nào để không ảnh hưởng quyền lợi? (25/03)
- Những công việc về kế toán, nhân sự mà công ty phải làm tháng 04/2023 – Kế toán Đức Minh. (25/03)
- 12 lỗi về chữ ký trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập sẽ bị xử phạt – Kế toán Đức Minh. (25/03)
- 10 Thủ Thuật Tin Học Văn Phòng Tiết Kiệm Thời Gian, Nâng Cao Hiệu Suất (24/03)
- Những trường hợp không phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân 2022 – Kế toán Đức Minh. (23/03)
- Hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh – Kế toán Đức Minh. (23/03)
- Đóng bảo hiểm xã hội 2 nơi cùng lúc được không? (23/03)
- Công ty phát sinh hoạt động kinh doanh không thường xuyên thì thời hạn khai thuế là bao lâu? Kế toán Đức Minh. (22/03)
- Những mặt hàng nào được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0% từ năm 2023 – Kế toán Đức Minh. (21/03)
- Hướng dẫn quyết toán thuế TNCN đối với người nghỉ việc – Kế toán Đức Minh. (21/03)