Tin mới
Đối với người lao động đóng Bảo hiểm xã hội dưới 20 năm sẽ được hưởng quyền lợi gì? Cùng Kế toán Đức Minh tìm hiểu chi...
Cùng với hóa đơn giá trị gia tăng (hóa đơn VAT), hóa đơn bán hàng cũng là hình thức hóa đơn được sử dụng phổ biến trong...
Xuất hóa đơn VAT cho công ty là một trong những nghiệp vụ mà kế toán bắt buộc phải thành thạo. Việc xuất hóa đơn đúng...
Công ty mới thành lập cần làm những gì? Bài viết này sẽ chia sẻ chi tiết các thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp:...
Lỗ trong kế toán xảy ra khi căn cứ vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm cho thấy lợi nhuận kế toán là số...
Chủ đề tìm nhiều
Đóng bảo hiểm xã hội 2 nơi cùng lúc được không?
Do làm việc cùng lúc cho nhiều công ty nên người lao động rất dễ gặp phải tình trạng bị đóng trùng bảo hiểm xã hội. Vậy làm thế nào để xử lý tình trạng đóng trùng này? Bài viết dưới đây Đức Minh sẽ giúp bạn giải đáp được câu hỏi trên
1. Có được ký hợp đồng lao động với 2 công ty không?
Theo Bộ luật Lao động năm 2019, hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả tiền công, tiền lương kèm theo điều kiện lao đông, quyền và nghĩa vụ của từng bên.
Bộ luật Lao động 2019 hiện không giới hạn số lượng hợp đồng lao động mà người lao động được ký với những người sử dụng lao động khác nhau.
Khoản 1 Điều 19 Bộ luật Lao động quy định, người lao động có thể ký nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã thỏa thuận.
Như vậy, người lao động được phép ký hợp đồng lao động với 02 công ty cùng lúc, miễn sao đảm bảo thực hiện công việc của cả hai hợp đồng lao động.
2. Cùng lúc đóng bảo hiểm xã hội 2 nơi được không?
Người lao động ký hợp đồng lao động với 02 công ty được hưởng đầy đủ quyền lợi theo từng hợp đồng lao động đã ký nhưng vấn đề tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong trường hợp này lại khá đặc biệt.
Dù làm việc cùng lúc cho 02 công ty nhưng người lao động sẽ không đóng bảo hiểm xã hội 02 nơi cùng một thời điểm. Thay vào đó, người lao động chỉ đóng bảo hiểm xã hội theo hợp đồng lao động được ký đầu tiên.
Bởi khoản 4 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, trường hợp ký hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, người lao động chỉ đóng bảo hiểm xã hội với hợp đồng lao động giao kết đầu tiên.
Điều này cũng được áp dụng tương tự với bảo hiểm thất nghiệp. Theo Điều 43 Luật Việc làm 2013, trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động thì người lao động cũng chỉ đóng bảo hiểm thất nghiệp theo hợp đồng lao động ký đầu tiên.
Còn với bảo hiểm y tế, nếu làm việc cùng lúc 02 nơi, người lao động phải đóng bảo hiểm y tế theo hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất (theo khoản 2 Điều 13 Luật Bảo hiểm y tế năm 2008, sửa đổi năm 2014).
3. Hợp đồng ký sau được giải quyết quyền lợi bảo hiểm thế nào?
Đối với hợp đồng lao động được ký sau, người lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội nên sẽ không được tính hưởng quyền lợi về bảo hiểm đối với hợp đồng này.
Tuy nhiên, người lao động sẽ được bù đắp quyền lợi bằng việc được người sử dụng lao động trả thêm khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế mà người sử dụng lao động phải đóng (theo khoản 3 Điều 168 Bộ luật Lao động năm 2019).
Số tiền này sẽ được chi trả cùng lúc với tiền lương trong từng kỳ trả lương cho người lao động.
Nếu không chi trả hoặc trả không đủ số tiền đóng bảo hiểm cho người lao động, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 4 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:
-
Phạt từ 03 đến 05 triệu đồng: Không trả tiền cho 01 đến 10 người lao động.
-
Phạt từ 05 đến 08 triệu đồng: Không trả tiền cho 11 đến 50 người lao động.
-
Phạt từ 08 đến 12 triệu đồng: Không trả tiền cho 51 đến 100 người lao động.
-
Phạt từ 12 đến 15 triệu đồng: Không trả tiền cho 101 đến 300 người lao động.
-
Phạt từ 15 đến 20 triệu đồng: Không trả tiền cho 301 người lao động trở lên.
Cùng với việc bị phạt tiền, người sử dụng lao động còn buộc phải trả đủ khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội cộng với khoản tiền lãi tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.
Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.
Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:
Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h
Bảng giá khóa họcTỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH
Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Phòng 2516, tầng 25, tòa nhà SDU số 143 Trần Phú, Hà Đông,HN (ngay điểm ga tàu điện Văn Quán) - 0339.421.606
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Cách hạch toán thuế môn bài theo đúng quy định 2023 (18/03)
- Cá nhân tự quyết toán thuế TNCN 2023 cần giấy tờ gì? Hồ sơ quyết toán thuế TNCN 2023 gồm những gì? Kế toán Đức Minh. (16/03)
- Quy trình làm sổ sách Kế toán, Báo cáo tài chính trong Doanh nghiệp Sản xuất – Kế toán Đức Minh. (16/03)
- Mất hóa đơn đầu ra cả 3 liên xử lý như thế nào để không bị phạt – Kế toán Đức Minh. (13/03)
- Cách lấy hóa đơn đầu vào hợp lý, hợp lệ, hợp pháp – Kế toán Đức Minh. (13/03)
- Nộp báo cáo tài chính cho những cơ quan nhà nước nào? Kế toán Đức Minh. (13/03)
- Kiểm toán bên ngoài là gì? Phân biệt kiểm toán nội bộ và kiểm toán bên ngoài – Kế toán Đức Minh. (10/03)
- Công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp 2023 (10/03)
- Mất hóa đơn đầu ra chưa kê khai thuế xử lý thế nào? Kế toán Đức Minh. (10/03)
- Hạch toán hóa đơn đầu ra bỏ sót năm trước cần lưu ý gì? Kế toán Đức Minh. (08/03)