Tin mới

Bán nhà cho con rể, cha mẹ vợ có được miễn thuế phí?
Hiện nay, khi thực hiện việc mua bán, chuyển nhượng nhà đất, hai bên sẽ phải nộp thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước...
Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội phải do cơ quan nào cấp? Kế toán Đức Minh.
Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội là một loại giấy tờ do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp cho người lao...
Doanh thu bán hàng online bao nhiêu phải nộp thuế thu nhập cá nhân?
Việc mua bán thông qua các trang trực tuyến đã trở thành xu hướng, tạo ra nhiều cơ hội mới cho doanh nghiệp. Tuy nhiên,...
Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội như thế nào là đúng? Kế toán Đức Minh.
Trường hợp nghỉ ốm và muốn xin giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo đúng quy định thì cần lưu ý gì ?...
Quy định về phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế - Kế toán Đức Minh.
Quy định về phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế thường được xác định bởi các chính sách và quy định của...

Hình ảnh

Được tài trợ

nanoweb
Kiến thức

Cách viết hồ sơ xin việc chuẩn nhất năm 2023

09/02/2023 06:37

Hồ sơ xin việc là giấy tờ không thể thiếu khi bất kỳ người lao động nào muốn tìm việc tại các công ty. Nhưng không phải ai cũng biết cách viết hồ sơ xin việc chuẩn và đầy đủ nhất, đặc biệt là những bạn sinh viên mới ra trường hay những người lần đầu tiên đi làm việc tại các công ty. Trong bài viết này, Đức Minh sẽ chia sẻ cách viết hồ sơ xin việc làm để bạn có thể biết được cách viết hồ sơ xin việc chuẩn nhất.

Cách viết hồ sơ xin việc chuẩn nhất năm 2023

1. Hồ sơ xin việc là gì?

Trước khi học cách viết hồ sơ xin việc như nào thì đầu tiên bạn cần hiểu rõ khái niệm hồ sơ xin việc là gì?

Hồ sơ xin việc là tập hợp những tài liệu tóm tắt về bản thân của người tìm việc. Trong hồ sơ xin việc sẽ thể hiện tất cả những thông tin cá nhân của người tìm việc cũng như quá trình học tập, các quá trình làm việc trước đó. Trong đó phần CV cá nhân thường được nhà tuyển dụng quan tâm đầu tiên để đánh giá ứng viên.

2. Hồ sơ xin việc bao gồm những giấy tờ gì?

Khi đã hiểu rõ khái niệm hồ sơ xin việc thì người tìm việc thông thường cần chuẩn bị 07 loại giấy tờ cơ bản sau đây để cung cấp đầy đủ thông tin của mình cho người sử dụng lao động.

  • 01 sơ yếu lý lịch tự thuật ( có xác nhận công chứng của địa phương tại nơi đăng ký hộ khẩu thường trú).

  • 01 đơn xin việc ( viết tay hoặc đánh máy).

  • 01 bản CV cá nhân ( thông thường bản này được ứng viên gửi trước cho người sử dụng lao động).

  • 01 bản sao có công chứng của các giấy tờ tùy thân như: CMT/CCCD, giấy khai sinh, sổ hộ khẩu/giấy xác nhận thông tin về cư trú.

  • 01 các loại bằng cấp, chứng chỉ liên quan đến công việc ứng tuyển.

  • 01 giấy khám sức khỏe có hiệu lực trong vòng 6 tháng.

  • 03-04 ảnh chân dung kích thước 4*6 hoặc 3*4 ( tùy theo công việc ứng tuyển/ yêu cầu của người sử dụng lao động).

3. Cách viết hồ sơ xin việc

Những thông tin ở trên đã giúp bạn hiểu được hồ sơ xin việc là gì và khi làm hồ sơ xin việc cần phải chuẩn bị những giấy tờ gì? Tiếp theo, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách viết hồ sơ xin việc chuẩn và đầy đủ nhất.

3.1 Cách viết sơ yếu lý lịch tự thuật

Sơ yếu lý lịch tự thuật là một giấy tờ nằm trong bộ hồ sơ xin việc, nơi người tìm việc khai thông tin cá nhân, hoàn cảnh gia đình, các mối quan hệ trong gia đình và quá trình hoạt động của bản thân. Mọi thông tin trong sơ yếu lý lịch tự thuật cần cung cấp đầy đủ, chính xác, rõ ràng và có xác nhận của địa phương nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.

Mỗi bản sơ yếu lý lịch tự thuật bạn cần điền đầy đủ thông tin gồm những mục sau đây:

  • Họ và tên: Điền họ và tên đầy đủ của bạn theo tên trên CMND/CCCD.

  • Nam/ Nữ: Nếu bạn là nam thì điền “Nam”, bạn là nữ thì điền “Nữ”.

  • Ngày sinh: Bạn cần điền ngày tháng năm sinh đầy đủ theo thông tin có trên CMND/CCCD.

  • Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hiện nay: Bạn cần ghi rõ ràng đầy đủ tên thôn (số nhà/ đường), xã (phường), huyện (quận), tỉnh (thành phố) nơi mà bạn đã đăng ký hộ khẩu thường trú với địa phương nơi bạn sinh sống.

  • Số CMND/CCCD: Điền số CMND/CCCD và ngày cấp cũng như nơi cấp ở đâu theo thông tin có trên thẻ CMND/CCCD.

  • Khi cần báo tin cho ai, ở đâu: Bạn có thể điền thông tin họ tên, số điện thoại, địa chỉ nơi ở hiện nay của người thân như bố mẹ, chồng, con hay anh, em ruột.

  • Bí danh, tên thường gọi: Nếu có hãy ghi rõ tên thường hay gọi, nếu không có thể bỏ qua.

  • Nguyên quán: Ghi theo địa chỉ nguyên quán trên CMT/CCCD.

  • Nơi ở hiện tại: Bạn cần điền đầy đủ địa chỉ tên thôn (số nhà/ đường), xã (phường), huyện (quận), tỉnh (thành phố), nơi mà bạn đang ở hiện tại.

  • Số điện thoại: Hãy điền số điện thoại hiện tại bạn đang dùng để nhà tuyển dụng có thể liên hệ.

  • Dân tộc: Bạn cần điền chính xác tên dân tộc của mình, ví dụ như: Kinh, Thái, Nùng,...

  • Tôn giáo: Nếu bạn theo đạo nào thì ghi chính xác tên đạo đó, nếu không theo đạo thì ghi “ không”.

  • Thành phần gia đình sau cải cách ruộng đất (hoặc cải tạo công thường nghiệp): Căn cứ vào thông tin gia đình để điền chẳng hạn như công chức, nông dân, tiểu thương,...

  • Thành phần bản thân hiện nay: Bạn điền theo chức vụ, vị trí công việc ở thời điểm hiện tại.

  • Trình độ văn hóa: Bạn đã hoàn thành bậc học cao nhất đại học/cao đẳng/ trung cấp hay đã hoàn thành bậc học trung học phổ thông thì ghi 12/12, hoàn thành bậc trung học cơ sở thì ghi 09/12, nếu chưa thì ghi trình độ tương ứng.

  • Trình độ ngoại ngữ: Bạn hãy ghi bằng cấp, chứng chỉ ngoại ngữ hay trường ngoại ngữ mà bạn đã được cấp hoặc đang theo học như TOEIC, HSK hay đại học ngoại ngữ khoa tiếng Anh,....

  • Kết nạp Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: Viết rõ ngày và nơi kết nạp ghi theo thông tin trong sổ đoàn viên.

  • Kết nạp Đảng cộng sản Việt Nam: Bỏ qua nội dung này nếu bạn chưa tham gia vào Đảng, nếu đã kết nạp vào Đảng thì bạn cần ghi rõ ngày và nơi kết nạp.

  • Tình trạng sức khỏe hiện nay: Căn cứ vào kết luận của giấy khám sức khỏe bạn đã khám.

  • Nghề nghiệp hoặc trình độ chuyên môn: Bạn có thể ghi nghề nghiệp hiện tại bạn đang làm hay có thể liệt kê các loại văn bằng chứng chỉ đã được ghi rõ chuyên ngành, học chính quy hay tại chức.

  • Cấp bậc: Ghi rõ bậc lương hiện tại bạn được hưởng (nếu có).

  • Lương chính hiện nay: Mức lương của công việc hiện tại bạn đang làm.

  • Ngày nhập ngũ, xuất ngũ, lý do: Ghi rõ ngày tháng nhập xuất ngũ và lý do. Nếu bạn chưa nhập ngũ có thể bỏ qua mục này.

  • Hoàn cảnh gia đình: Ghi rõ thông tin của bố mẹ đẻ, anh/chị/em ruột, vợ/chồng( nếu có), con (nếu có)  như họ tên, nghề nghiệp, làm gì, ở đâu theo từng khoảng thời gian trong mẫu đã ghi sẵn.

  • Quá trình hoạt động của bản thân: Tóm tắt hoạt động quan trọng gần đây nhất của bản thân như đi học ở đâu, đi làm ở đâu, giữ chức vụ gì?

  • Khen thưởng/ Kỷ luật: Nếu có viết rõ thời gian và hình thức khen thưởng/ kỷ luật. Nếu không có bạn có thể bỏ qua phần nội dung này.

Sau khi viết tất cả các mục đã có trong sơ yếu lý lịch, bạn ký tên vào phần “Người khai ký tên” để cam đoan những lời khai ở trên là đúng sự thật.

3.2 Cách viết đơn xin việc

Đơn xin việc là loại văn bản để ứng viên bày tỏ nguyện vọng cũng như sự quan tâm của cá nhân đối với vị trí công việc họ ứng tuyển. Ngoài ra, trong đơn xin việc ứng viên đề cập đến những thông tin về kiến thức và kinh nghiệm và thành tích nổi bật trong quá trình làm việc trước đó nhằm thu hút và thuyết phục nhà tuyển dụng đặt lịch hẹn phỏng vấn.

Hướng dẫn cách viết hồ sơ xin việc

Nội dung đơn xin việc sẽ thể hiện ngắn gọn bao quát một số thông tin như:

  • Bày tỏ nguyện vọng được ứng tuyển vào vị trí mong muốn

  • Thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy bạn có tìm hiểu về thông tin công ty

  • Trình bày nổi bật kiến thức, kinh nghiệm phù hợp với vị trí ứng tuyển

  • Thể hiện tính cách của bản thân phù hợp với tính chất công việc

  • Để lại số điện thoại hoặc email liên hệ với mong muốn được công ty có lịch hẹn phỏng vấn

Lưu ý: Bạn hãy sử dụng những từ ngữ đơn giản, lịch sự, ngắn gọn mà đầy đủ thông tin về bản thân để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng và tuân thủ bố cục nội dung cách viết đơn xin việc mà chúng tôi hướng dẫn sau đây:

  • Tiêu đề: Quốc hiệu, tiêu ngữ theo đúng quy chuẩn.

  • Tên đơn xin việc

  • Kính gửi ai

  • Thông tin liên hệ của ứng viên: ngày tháng năm sinh, địa chỉ.

  • Đọc thông tin vị trí tuyển dụng từ nguồn nào

  • Trình bày lý do viết đơn xin việc và vị trí muốn ứng tuyển

  • Trình bày ngắn gọn những kỹ năng, kinh nghiệm hay thành tích nổi bật của bản thân phù hợp với vị trí ứng tuyển.

  • Thể hiện mong muốn nguyện vọng được hẹn phỏng vấn từ nhà tuyển dụng bằng cách để lại số điện thoại/ email chi tiết và cảm ơn nhà tuyển dụng.

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Tầng 2, Nhà số 2, Ngõ 4 - Đường Nguyễn Khuyến - Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội - 0339.421.606

  • Chia sẻ
Bình luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN