Tin mới
Đối với người lao động đóng Bảo hiểm xã hội dưới 20 năm sẽ được hưởng quyền lợi gì? Cùng Kế toán Đức Minh tìm hiểu chi...
Cùng với hóa đơn giá trị gia tăng (hóa đơn VAT), hóa đơn bán hàng cũng là hình thức hóa đơn được sử dụng phổ biến trong...
Xuất hóa đơn VAT cho công ty là một trong những nghiệp vụ mà kế toán bắt buộc phải thành thạo. Việc xuất hóa đơn đúng...
Công ty mới thành lập cần làm những gì? Bài viết này sẽ chia sẻ chi tiết các thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp:...
Lỗ trong kế toán xảy ra khi căn cứ vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm cho thấy lợi nhuận kế toán là số...
Chủ đề tìm nhiều
Tăng lương cơ sở từ 01/7/2023: Lương hưu, trợ cấp BHXH có tăng theo?
Từ ngày 01/7/2023, ngoài chính sách tăng lương cơ sở, các chính sách về lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, người nghỉ hưu trước năm 1995 được quy định thế nào? Cùng tham khảo dưới bài viết dưới đây:
1. Lương cơ sở năm 2023 được tăng bao nhiêu tiền?
Trước đó, tại Tờ trình đánh giá tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2022, dự toán ngân sách Nhà nước, phân bổ ngân sách Trung ương năm 2023, Chính phủ đã đề xuất Quốc hội tăng lương cơ sở từ mức 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,8 triệu đồng/tháng (tức tăng 20,8%).
Theo phân tích của Chính phủ, trong 3 năm qua, lương cơ sở mới được điều chỉnh một lần từ ngày 01/7/2019, trong khi chỉ số giá tiêu dùng từ tháng 7/2019 ước tính đến hết năm 2022 đã tăng khoảng 10%.
Việc không tăng mức lương cơ sở đã làm cho đời sống của người hưởng lương và phụ cấp từ ngân sách nhà nước gặp nhiều khó khăn. Tình trạng cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc hoặc chuyển việc từ khu vực công sang khu vực tư ngày càng nhiều.
Vì vậy, để đảm bảo cân đối thu nhập của cán bộ, công chức với tình hình kinh tế của quốc gia, Chính phủ cũng dự kiến thời điểm tăng lương cơ sở là từ ngày 01/7/2023.
Để kịp thời hỗ trợ giảm khó khăn cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong bối cảnh giá cả các mặt hàng leo thang, nhiều đại biểu Quốc hội còn đề xuất tăng lương cơ sở sớm hơn lộ trình mà Chính phủ đề xuất là 06 tháng, tức tăng lương cơ sở từ ngày 01/01/2023.
Mới đây, tại kỳ họp thứ 4 chiều ngày 11/11/2022 của Quốc hội khóa XV, 451/456 đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành (chiếm 90,56%) thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023.
Trong đó chính thức chốt thời điểm tăng lương cơ sở là từ ngày 01/7/2023 với mức tăng từ 1,49 triệu đồng/tháng lên thành 1,8 triệu đồng/tháng.
2. Lương hưu năm 2023 có tăng theo lương cơ sở?
Theo Luật BHXH năm 2014, mức hưởng lương hưu của người lao động có thời gian tham gia BHXH sẽ được tính toán dựa trên thời gian đóng BHXH và mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH.
Tuy nhiên, Điều 56 và Điều 71 Luật BHXH năm 2014 lại quy định mức hưởng lương hưu thấp nhất khi tham gia BHXH bắt buộc là bằng mức lương cơ sở.
Do đó, khi lương cơ sở tăng thì mức hưởng lương hưu thấp nhất được tính cho người lao động tham gia BHXH bắt buộc nghỉ hưu vào năm 2023 cũng sẽ tăng theo.
Lúc này, mức hưởng lương hưu tối thiểu sẽ tăng từ 1,49 triệu đồng/tháng lên thành 1,8 triệu đồng/tháng.
3. Lương cơ sở tăng, trợ cấp BHXH có tăng không?
Theo Luật BHXH năm 2014, có rất nhiều khoản trợ cấp BHXH được tính theo lương cơ sở. Do vậy, khi lương cơ sở tăng, loạt trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tử tuất cũng được điều chỉnh tăng. Cụ thể:
(1) Tăng mức trợ cấp dưỡng sức sau ốm đau
Theo khoản 3 Điều 29 Luật BHXH năm 2014, mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau được tính theo công thức sau:
Mức trợ cấp dưỡng sức sau ốm đau/ngày = 30% x Mức lương cơ sở
Khi lương cơ sở tăng từ 1,49 triệu đồng/tháng lên thành 1,8 triệu đồng/tháng, khoản trợ cấp trên sẽ tăng từ 447.000 đồng/ngày lên thành 540.000 đồng/ngày.
(2) Tăng mức trợ cấp 1 lần khi sinh con
Theo Điều 38 Luật BHXH năm 2014, lao động nữ sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi được cơ quan BHXH thanh toán trợ cấp 1 lần:
Trợ cấp 1 lần/con = 2 x Mức lương cơ sở
Khi mức lương cơ sở năm 2023 tăng, mức trợ cấp 1 lần khi sinh con hoặc nuôi con nuôi của người lao động cũng điều chỉnh tăng từ 2,98 triệu đồng/con lên thành 3,6 triệu đồng/con.
(3) Tăng mức dưỡng sức sau thai sản
Theo khoản 3 Điều 41 Luật BHXH năm 2014, mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản được tính theo công thức sau:
Mức trợ cấp dưỡng sức sau ốm đau/ngày = 30% x Mức lương cơ sở
Khi lương cơ sở tăng thì tiền trợ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đâu cũng tăng từ 447.000 đồng/ngày lên thành 540.000 đồng/ngày.
(4) Tăng mức trợ cấp 1 lần khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Căn cứ Điều 48 Luật An toàn, vệ sinh lao động, người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì được nhận trợ cấp 1 lần.
Một phần của khoản trợ cấp này sẽ được tính theo mức độ suy giảm khả năng lao động và mức lương cơ sở tại thời điểm chi trả. Cụ thể:
Trợ cấp = 5 x Mức lương cơ sở + (Tỷ lệ % suy giảm lao động - 5) x 0,5 x Mức lương cơ sở
Khi lương cơ sở được tăng, mức trợ cấp 1 lần tính theo mức độ suy giảm lao động cũng sẽ tăng theo.
- Suy giảm 5% khả năng lao động: Trợ cấp tăng từ 7,45 triệu đồng lên 09 triệu đồng.
- Sau đó cứ suy giảm thêm 1%: Hưởng thêm 900.000 đồng (hiện nay là 745.000 đồng).
(5) Tăng trợ cấp hằng tháng khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Theo Điều 49 Luật An toàn, vệ sinh lao động, người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì được nhận trợ cấp hằng tháng.
Một phần của khoản trợ cấp này sẽ được tính theo mức độ suy giảm khả năng lao động và mức lương cơ sở tại thời điểm chi trả. Cụ thể:
Trợ cấp/tháng = 30% x Mức lương cơ sở + (Tỷ lệ % suy giảm lao động - 31) x 2% x Mức lương cơ sở
Khi tăng lương cơ sở, mức trợ cấp hằng tháng tính theo mức độ suy giảm lao động cũng sẽ tăng theo.
- Suy giảm 31% khả năng lao động: Trợ cấp tăng 447.000 đồng/tháng lên thành 540.000 đồng/tháng.
- Sau đó cứ suy giảm thêm 1%: Hưởng thêm 36.000 đồng/tháng (hiện nay là 29.800 đồng).
(6) Tăng trợ cấp phục vụ cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Theo Điều 52 Luật An toàn, vệ sinh lao động, người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên sẽ được trợ cấp phục vụ hằng tháng nếu có thêm một trong các điều kiện sau:
- Bị liệt cột sống
- Mù hai mắt.
- Cụt, liệt hai chi.
- Bị bệnh tâm thần.
Trợ cấp phục vụ/tháng = Mức lương cơ sở
Khi tăng lương cơ sở tăng, mức trợ cấp phục vụ tăng theo từ 1,49 triệu đồng/tháng lên thành 1,8 triệu đồng/tháng.
(7) Tăng trợ cấp 1 lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Căn cứ Điều 53 Luật An toàn, vệ sinh lao động, người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì thân nhân sẽ được thanh toán trợ cấp 1 lần:
Trợ cấp 1 lần = 36 x Mức lương cơ sở
Khi lương cơ sở tăng, mức trợ cấp này cũng tăng từ 53,64 triệu đồng lên 64,8 triệu đồng.
(8) Tăng mức dưỡng sức sau điều trị
Căn cứ Điều 54 Luật An toàn, vệ sinh lao động, người lao động quay trở lại làm việc sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động hoặc bệnh tật do bệnh nghề nghiệp mà trong thời gian 30 ngày đầu mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.
Mức trợ cấp dưỡng sức sau điều trị/ngày = 30% x Mức lương cơ sở
Khi lương cơ sở tăng thì trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau điều trị thương tật, bệnh tật tăng từ 447.000 đồng/ngày lên 540.000 đồng/ngày.
(9) Tăng mức trợ cấp mai táng
Theo Điều 66 Luật BHXH năm 2014, người lao động sau đây chết thì thân nhân sẽ được trợ cấp mai táng:
- Người đang tham gia BHXH.
- Người đang bảo lưu quá trình đóng BHXH.
- Người đang hưởng lương hưu.
- Người đang hưởng trợ cấp cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng.
- Người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Trợ cấp mai táng = 10 x Mức lương cơ sở
Khi lương cơ sở tăng, khoản tiền trợ cấp mai táng cũng tăng từ 14,9 triệu đồng lên 18 triệu đồng.
(10) Tăng mức trợ cấp tuất hằng tháng
Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.
Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:
Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h
Bảng giá khóa họcTỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH
Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Phòng 2516, tầng 25, tòa nhà SDU số 143 Trần Phú, Hà Đông,HN (ngay điểm ga tàu điện Văn Quán) - 0339.421.606
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Những khoản tiền được nhận khi nghỉ việc – Kế toán Đức Minh. (12/11)
- Tạm đình chỉ công việc là gì? Trường hợp nào bị tạm đình chỉ công việc? Kế toán Đức Minh. (12/11)
- Đăng ký kinh doanh hộ gia đình ở đâu? Hướng dẫn hồ sơ chi tiết – Kế toán Đức Minh. (10/11)
- Hướng dẫn thủ tục tạm ngừng kinh doanh hộ cá thể - Kế toán Đức Minh. (10/11)
- QUY TRÌNH LÀM KẾ TOÁN XÂY LẮP TRÊN PHẦN MỀM MISA (09/11)
- Những vướng mắc thường gặp về sổ Bảo hiểm xã hội – Kế toán Đức Minh. (09/11)
- Độ tuổi lao động ở Việt Nam hiện nay là bao nhiêu? (08/11)
- Chấm dứt Hợp đồng lao động trái pháp luật sẽ bồi thường thế nào – Kế toán Đức Minh (07/11)
- Nắm rõ 7 quy định sau nếu muốn xin nghỉ việc trước thời hạn hợp đồng – Kế toán Đức Minh. (07/11)
- Chỉ tiêu phân loại nợ thuế đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu (05/11)