Tin mới

Ký hợp đồng vay tiền nhưng chưa nhận tiền thì nên làm gì?
Trường hợp các bên đã ký kết hợp đồng vay tiền nhưng chưa nhận được tiền xảy ra rất nhiều trên thực tế. Bài viết dưới...
Lợi nhuận trước thuế là gì? Công thức tính lợi nhuận trước thuế
lợi nhuận trước thuế phản ánh tổng số lợi nhuận kế toán thực hiện trong năm báo cáo của doanh nghiệp trước khi trừ chi...
Cảnh báo hành vi lợi dụng thông tin cá nhân kê khống chi phí lương
Ngày 19/4/2024, Cục Thuế tỉnh Đồng Nai đã ban hành Công văn 2710/CTDON-TTHT cảnh báo hành vi lợi dụng thông tin cá nhân...
Chữ ký số là gì? Hướng dẫn ký hợp đồng bằng chữ ký số
Bước cuối cùng của giao kết hợp đồng điện tử là ký hợp đồng. Tuy nhiên, tùy vào thỏa thuận sử dụng loại chữ ký nào mà...
Có được hoàn trả chi phí khám bệnh khi khám dịch vụ do quên mang thẻ BHYT? Kế toán Đức Minh.
Có được hoàn trả chi phí khám bệnh khi khám dịch vụ do quên mang thẻ BHYT? Để có thể tìm hiểu cụ thể về việc là có được...

Hình ảnh

Được tài trợ

nanoweb
Kiến thức

Công ty có được trả lương cho người lao động bằng sản phẩm không? - KTĐM

27/09/2022 08:49

Hiện nay, Bộ luật Lao động không quy định về việc trả lương bằng sản phẩm. Tuy nhiên tại khoản 1 Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương như sau:
Tiền lương
1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.

Công ty có được trả lương cho người lao động bằng sản phẩm không? - KTĐM

1. Trả lương cho người lao động bằng sản phẩm, có trái luật?

Căn cứ Điều 94 Bộ luật Lao động năm 2019, khi trả lương cho người lao động, người sử dụng lao động phải đảm bảo trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn.

Bộ luật Lao động không đưa ra khái niệm về lương mà trực tiếp ghi nhận về tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc.

Tiền lương bao gồm các khoản sau:

- Mức lương theo công việc hoặc chức danh: Mức lương này không được thấp hơn lương tối thiểu vùng.

- Phụ cấp lương.

- Các khoản bổ sung khác.

Cũng theo khoản 1 Điều 95 Bộ luật này, việc công ty trả lương cho người lao động sẽ được căn cứ vào tiền lương mà các bên đã thỏa thuận, năng suất lao động và chất lượng thực hiện công việc của người lao động đó.

Khoản tiền lương ghi trong hợp đồng lao động và tiền lương trả cho người lao động phải bằng tiền Đồng Việt Nam. Riêng trường hợp người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì công ty có thể trả lương bằng ngoại tệ.

Từ những căn cứ trên, có thể khẳng định, người sử dụng lao động buộc phải trả lương bằng tiền cho người lao động chứ không được trả lương bằng sản phẩm. Tiền lương này có thể trả trực tiếp bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản thông qua tài khoản cá nhân của người lao động mở tại ngân hàng. 

2. Ép buộc nhân viên nhận lương bằng sản phẩm, công ty có bị phạt?

Như đã phân tích, công ty không được trả lương cho nhân viên bằng sản phẩm do mình sản xuất, kinh doanh. 

Mặt khác, theo khoản 2 Điều 95 Bộ luật Lao động năm 2019, tiền lương mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động phải là tiền Việt Nam đồng.

Do đó, nếu ép nhận viên nhận lương bằng sản phẩm thay cho tiền mặt hoặc tiền chuyển khoản, người sử dụng lao động có thể bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động.

Căn cứ Điều 17 Nghi định 12/2022/NĐ-CP, hành vi này bị phạt như sau:

Số người lao động bị vi phạm

Mức phạt tiền đối với người sử dụng lao động là cá nhân

Mức phạt tiền đối với người sử dụng lao động là tổ chức

01 người đến 10 người lao động

5 - 10 triệu đồng

10 - 20 triệu đồng

11 người đến 50 người lao động

10 - 20 triệu đồng

20 - 40 triệu đồng

51 người đến 100 người lao động

20 - 30 triệu đồng

40 - 60 triệu đồng

101 người đến 300 người lao động

30 - 40 triệu đồng

60 - 80 triệu đồng

301 người lao động trở lên

40 - 50 triệu đồng

80 - 100 triệu đồng

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc công ty trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm công ty bị xử phạt.


3. Trả lương bằng tiền nhưng trả thưởng bằng sản phẩm, có được không?

Điều 104 Bộ luật Lao động năm 2019 định nghĩa về thưởng như sau:

1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

Theo quy định này, thưởng không phải là chính sách bắt buộc mà công ty phải thực hiện. Dựa trên tình hình quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động kết hợp với khả năng tài chính của công ty mà người sử dụng lao động có thể thưởng hoặc không thưởng cho người lao động.

Nếu có thưởng, công ty cũng được tự do lựa chọn hình thức thưởng. Cụ thể, công ty có thể thưởng bằng tiền hoặc bằng tài sản như nhà cửa, xe cộ, đồ gia dụng... do công ty sản xuất, kinh doanh hoặc cũng có thể thưởng bằng hình thức khác có lợi ích về mặt tinh thần như thưởng chuyến du lịch,...

Như vậy, mặc dù bắt buộc phải trả lương cho người lao động bằng tiền nhưng Bộ luật Lao động năm 2019 lại linh động, cho phép công ty được thưởng cho nhân viên bằng sản phẩm.

Việc này không chỉ giúp doanh nghiệp giải quyết vấn đề tài chính mà còn góp phần động viên tinh thần người lao động, tôn vinh những đóng góp người lao động đối với công việc mà họ đang làm.

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Tầng 2, Nhà số 2, Ngõ 4 - Đường Nguyễn Khuyến - Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội - 0339.421.606

  • Chia sẻ
Bình luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN