Tin mới
Để viết một email, soạn thảo một bản báo cáo,… đều những chức năng trong các công cụ kỹ thuật văn phòng như Word,...
Do đã được cấp thẻ bảo hiểm y tế từ trước nên khi đi làm, người lao động chỉ đóng bảo hiểm xã hội không đóng bảo hiểm y...
Doanh nghiệp vừa và nhỏ cần chú ý những điều gì về nguyên tắc kế toán tiền năm 2023? Cùng Kế toán Đức Minh tìm hiểu rõ...
Đơn vị tiền tệ kế toán đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2023 có điều gì cần lưu ý? Cùng Kế toán Đức Minh tìm hiểu rõ...
Nhiều người đặt ra câu hỏi “Tại sao Doanh nghiệp phải tạo điều kiện xây dựng những chương trình đào tạo nghiệp vụ cho...
Chủ đề tìm nhiều
Cách tính mức hưởng BHXH một lần như thế nào? - KTĐM
Người lao động tham gia BHXH bắt buộc sau một năm nghỉ việc hoặc người tham gia BHXH tự nguyện sau một năm không tiếp tục tham gia đóng BHXH và một số trường hợp khác (chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu) có yêu cầu thì được nhận BHXH một lần. Chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn cách tính mức hưởng BHXH một lần như sau:
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 60 Luật BHXH năm 2014, mức hưởng BHXH một lần tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được tính như sau:
a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
c) Trường hợp thời gian đóng BHXH chưa đủ một năm thì mức hưởng BHXH bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Mức hưởng BHXH một lần không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện. (trừ những người bị mắc bệnh nguy hiểm đến tính mạng).
Ví dụ:
Một công nhân A làm cho công ty B và có tham gia BHXH bắt buộc từ tháng 01/2013 đến tháng 7/2016. Công nhân A đã nghỉ việc vào tháng 8/2016. Tháng 9/2017, công nhân A muốn nhận tiền BHXH một lần thì công nhân A sẽ nhận được tổng số tiền bao nhiêu?
Được biết, thời gian đóng bảo hiểm của công nhân A như sau:
- Từ tháng 01/2013 đến tháng 12/2013, mức lương đóng BHXH là: 1.200.000đ
- Từ tháng 01/2014 đến tháng 9/2014, mức lương đóng BHXH là: 1.445.000đ
- Từ tháng 10/2014 đến tháng 12/2014, mức lương đóng BHXH là: 2.140.000đ
- Từ tháng 01/2015 đến tháng 6/2015: Nghỉ không lương, không đóng BHXH
- Từ tháng 07/2015 đến tháng 12/2015, mức lương đóng BHXH là: 2.140.000đ
- Từ tháng 01/2016 đến tháng 02/2016: mức lương đóng BHXH là: 2.140.000đ
- Từ tháng 03/2016 đến tháng 07/2011 2016, mức lương đóng BHXH là: 2.515.000đ
Cách tính: Theo quy định tại Thông tư số 42/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2016 quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH, mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của năm 2013, 2014, 2015, 2016 tương ứng là 1,08; 1,03; 1,03; 1,00. Do vậy, mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để hưởng BHXH một lần của công nhân A được tính như sau:
- Từ tháng 01/2013 đến tháng 12/2013 (12 tháng):
1.200.000 x 12 x 1,08 = 15.552.000 đồng.
- Từ tháng 01/2014 đến tháng 09/2014 (9 tháng):
1.445.000 x 9 x 1,03 = 13.395.150 đồng
- Từ tháng 10/2014 đến tháng 12/2014 (3 tháng):
2.140.000 x 3 x 1,03 = 6.612.600 đồng
- Từ tháng 07/2015 đến tháng 12/2015 (6 tháng):
2.140.000 x 6 x 1,03 = 13.225.200 đồng
- Từ tháng 01/2016 đến tháng 02/2016 (02 tháng):
2.140.000 x 2 x 1.00 = 4.280.000 đồng
- Từ tháng 03/2016 đến tháng 07/2016 ( 5 tháng):
2.515.000 x 5 x 1.00 = 12.575.000 đồng
Tổng thời gian là: 12 + 9 + 3 + 6 + 2 + 5 = 37 tháng.
Tổng mức lương đóng BHXH của công nhân A là:
15.552.000 + 13.395.150 + 6.612.600 + 13.225.200 + 4.280.000 + 12.575.000 = 65.639.950 đồng
Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH là:
65.639.950/37 = 1.774.052 đồng
Thời gian đóng BHXH trước năm 2014 là 01 năm.
Trợ cấp BHXH một lần thời gian đóng BHXH trước năm 2014 là:
1.774.052 x 1 x 1,5 = 2.661.078 đồng
Thời gian đóng BHXH từ năm 2014 là 02 năm 01 tháng.
Trợ cấp BHXH một lần thời gian đóng BHXH từ năm 2014 là:
1.774.052 x 2,5 x 2 = 8.870.260 đồng
Tổng số tiền trợ cấp BHXH một lần công nhân A được hưởng là:
2.661.078 + 8.870.260 = 11.531.338 đồng
Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.
Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:
Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h
Bảng giá khóa họcTỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH
Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Tầng 2, Nhà số 2, Ngõ 4 - Đường Nguyễn Khuyến - Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội - 0339.421.606
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Hộ, cá nhân không đăng ký kinh doanh vẫn phải nộp thuế? - KTĐM (29/04)
- Tiền lương đi làm ngày 30/4 và 01/5 năm nay thế nào? - KTĐM (29/04)
- Ngừng đóng BHXH tự nguyện có được rút một lần 2022? - KTĐM (26/04)
- Điều đặc biệt chưa từng có về lương tối thiểu vùng 2022 - KTĐM (23/04)
- Thủ tục đóng mã số thuế doanh nghiệp 2022 - KTĐM (23/04)
- Dự kiến tăng 6% mức lương tối thiểu vùng từ 01/7/2022. Ai sẽ được tăng lương? (19/04)
- Cách xác định lao động nữ có được hưởng chế độ thai sản khi sinh con không? - KTĐM (16/04)
- Không đủ 5 giấy nghỉ khám thai có được lãnh tiền bảo hiểm? - KTĐM (16/04)
- Những nguyên tắc mà kế toán thuế cần lưu ý khi thanh tra thuế - KTĐM (15/04)
- Cách viết đơn đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp - KTĐM (13/04)