Tin mới
Tháng 9 này kế toán, nhân sự cần chú ý những công việc gì? Cùng Kế toán Đức Minh tìm hiểu rõ hơn qua bài viết sau đây...
Kết thúc những ngày tháng tươi đẹp của một thời sinh viên các bạn sẽ phải đối mặt với những thử thách vô cùng khó khăn...
Bất cứ ai trong đời cũng phải đi xin việc ít thì cũng một lần và đa số là đi xin việc nhiều lần. Đặc biệt đối với các...
Quy trình kế toán công nợ phải trả liên quan chặt chẽ đến quy trình kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp bao gồm quy trình...
Thuế tài nguyên là thuế gián thu phải nộp cho Nhà nước khi khai thác tài nguyên thiên nhiên. Cách hạch toán thuế tài...
Chủ đề tìm nhiều
Giải pháp đưa kế toán và kiểm toán Việt Nam ngang tầm khu vực quốc tế
Trong cơ chế kinh tế mới, kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập, kế toán và kiểm toán không chỉ là công cụ quản lý kinh tế- tài chính và cung cấp thông tin hữu ích, tin cậy phục vụ các quyết định quản lý và kinh doanh, mà đã trở thành một ngành một lĩnh vực dịch vụ- dịch vụ hỗ trợ quản lý kinh doanh - quan trọng trong phạm vi từng quớc gia, trong khu vực và thế giới
Hội nhập kinh tế quốc tế mang lại nhiều lợi ích dài hạn, nhưng đặt ra không ít thách thức đối với nền kinh tế kinh tế Việt nam. Việt nam đã ra nhập AFTA và đang trong lộ trình cắt giảm thuế quan. Trong khuôn khổ hợp tác với các nước ASEAN Việt nam đã tham gia đàm phán và cam kết mở cửa thị trương dịch vụ. Việt nam cũng đã chính thức trở thành thành viên thứ 21 của Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á-Thái bình dương (APEC). Trong khuôn khổ APEC Việt nam đã đưa ra kế hoạch hành động quốc gia mang tính tự nguyện, tiến tới tự do hoá thương mại và đầu tư vào năm 2020. Hiệp định thương maị song phương Việt-Mỹ cũng đã được ký kết và có hiệu lực từ năm 2001. Từ đầu năm 2007, Việt nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Hội nhập chỉ có hiệu quả và mang lại lợi ích khi chúng ta có bước đi thích hợp trong toàn bộ quá trình từ đàm phán, cam kết đến thực hiện nghiêm chỉnh cam kết quốc tế, kể cả song phương và đa phương.
Kế toán và kiểm toán với tư cách là một ngành, một lĩnh vực thưong mại dịch vụ được quan tâm và hội nhập khá toàn diện. Thương mại dịch vụ nói chung, thương mại dịch vụ kế toán và kiểm toán nói riêng đã trở thành ngành kinh tế quan trọng và chiếm tỷ trọng đáng kể trong thương mại của từng quốc gia và toàn cầu. Tự do hoá thương mại dịch vụ, tự do hoá dịch vụ kế toán, dịch vụ kiểm toán đã trở thành mối quan tâm của nhiêù quốc gia , nhất là các nước phát triển. Mục tiêu của tự do hoá thương mại dịch vụ, dịch vụ kế toán và kiểm toán là các quốc gia loại bỏ những hạn chế , những rào cản đối với hoạt động của phấp nhân và thể nhân nước ngoài trên lãnh thổ nước mình và dành cho nhau quy chế đối xử quốc gia (NT). Nghĩa là không có sự phân biệt đối xử trong hoạt động thương mại hàng hoá và dịch vụ. Theo đó mỗi thành viên phải dành cho dịch vụ của thành viên khác sự đối xử ưu đãi tương tự như ưu đãi dành cho dịch vụ của mọi thành viên khác. Không có quốc gia nào được hưởng các lợi thế thương mại đặc biệt hơn so với quốc gia khác. Các thành viên được đối xử công bằng và đêu được quyề hưởng lợi từ các cuộc đàm phán về thuế quan , về hàng rào phi thuế quan và mở củă thị trường dịch vụ. Quy chế đối xử quốc gia (NT) còn quy định một sản phẩm hoặc dịch vụ khi được nhập khẩu vào thị trường một quốc gia phải được đối xử ưu đãi như sản phẩm, dịch vụ tương tự sản xuất trong nước. Nội dung của tự do hoá thương mại dịch vụ, trong đó có dịch vụ kế toán và kiểm toán được thể hiện qua 4 hình thức:
- Cung cấp dịch vụ qua biên giới,
- Tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài
- Hiện diện thương mại,
- Hiện diện thể nhân,
Trong 4 hình thức cung cấp dịch vụ này, trong lĩnh vực kế toán và kiểm toán, hình thức cung cấp dịch vụ thông qua sự hiện diện thương mai và hiện diện thể nhân được nhiều nước thành viên quan tâm và cũng là hình thức hoạt động có hiệu quả, dễ được chấp nhận.
Kế toán và kiểm toán chiếm một vai trò quan trọng và không thế thiếu được trong một nền kinh tế mở
Kế toán và kiểm toán trong kinh tế thị trường, ngoài vai trò cung cấp thông tin tin cậy cho quản lý và cho các quyết định kinh tế-tài chính, đã và đang được thừa nhận là một dịch vụ không thể thiếu của một nền kinh tế mở. Luật pháp của Việt nam và của nhiều nước đã thừa nhận và có những quy định mang tính pháp lý về hành nghề kế toán, kiểm toán, về cung cấp dịch vụ kế toán và kiểm toán. Trong những cam kết mà Việt nam phải thực hiện, Việt nam có lộ trình mở cửa thị trường dịch vụ kế toán , kiểm toán. Sẽ có các công ty dịch vụ kế toán-kiểm toán của nươc ngoài được phép thành lập và hoạt động ở Việt nam. Ngược lại, các công ty dịch vụ kế toán-kiểm toán Việt nam sẽ được phép hoạt động ở nước ngoài với tư cách là nhà đầu tư Việt nam đầu tư ra nươc ngoài. Các chuyên gia kế toán và các kiểm toán viên có chứng chỉ hành nghề, đủ điều kiện được hành nghề sẽ được phép hành nghề và cung cấp dịch vụ không chỉ ở trong nước mà cả ở nước ngoài.
Rõ ràng là, thị trường dịch vụ kế toán và kiểm toán thống nhất đã và đang hình thành trong khu vực các nước ASEAN. Đó là một thực tế, một yêu cầu mới , một cơ hội mới cho sự phát triển và nhất thể hoá nghề kế toán, kiểm toán trong khu vực. Thị trường dịch vụ kế toán-kiểm toán thống nhất đòi hỏi có sự chuẩn bị ở tất cả các nước thành viên về khung khổ pháp lý, về sự hài hoà các chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán, thu hẹp khoảng cách của sự khác biệt, về sự phối hợp và thống nhất của chương trình, nội dung đào tạo, huấn luyện; thi cử và đánh giá chất lượng đào tạo, chất lượng dịch vụ; về sự thừa nhận lẫn nhau các chứng chỉ hành nghề của mỗi quốc gia... Có những việc phải làm từ phía nhà nước ở tầm quốc gia. Nhưng có rất nhiều việc phải làm từ bản thân các tổ chức , cá nhân hành nghề, từ phía các tổ chức nghề nghiệp.
1. Yêu cầu đặt ra đối với kế toán và kiểm toán
Trong cơ chế kinh tế thị trường và môi trường mở cửa, hội nhập, yêu cầu đặt ra với kế toán và kiểm toán đã có sự thay đổi căn bản và nâng lên về chất:
- Cung cấp những thông tin kinh tế tài chính toàn diện, đầy đủ, kịp thời, tin cậy cho mọi đối tượng trong và ngoài đơn vị.
- Thoả mãn yêu cầu quản trị doanh nghiệp, quản trị tài chính.
- Phân tích và dự báo kinh tế-tài chính phục vụ điều hành và các quyết định kinh tế-tài chính.
2. Đặc điểm và tính chất của kế toán và kiểm toán trong nền kinh tế thị trường
Trong nền kinh tế thị trường, tính chất của kế toán và kiểm toán đã có sự thay đổi căn bản, không chỉ thuần tuý là Tổ chức ghi nhận, xử lý và tổng hợp các thông tin kinh tế-tài chính, không chỉ là Công cụ kiểm kê, kiểm soát và đo lường hoạt động và hiệu quả kinh tế- tài chính, mà đã trở thành hoạt động dịch vụ tài chính, một lĩnh vực dịch vụ hỗ trợ hoạt động kinh doanh, hỗ trợ hoạt động quản lý. Đây là hoạt động dịch vụ có chất lượng cao, có giá trị pháp lý nhất định và không được phép có sản phẩm hỏng, có dịch vụ thiếu độ tin cậy. Tính độc lập, tính khách quan, những bằng chứng pháp lý, phẩm chất nghề nghiệp và yêu cầu kiểm soát chất lượng dịch vụ là đặc điểm nổi bật của loại hình dịch vụ này.
3. Những đòi hỏi và yêu cầu cụ thể đối với người hành nghề kế toán, kiểm toán
Xuất phát từ đặc điểm và tính chất của kế toán và kiểm toán, những người hành nghề kế toán và kiểm toán trong cơ chế kinh tế mới, trước hết phải có Tính chuyên nghiệp cao, tâm huyết và trách nhiệm với nghề. Chỉ có như vậy mới có thể cung cấp những dịch vụ có chất lượng theo yêu cầu của các đối tượng sử dụng dịch vụ trong nề kinh tế. Về Năng lực chuyên môn, phải có Sự hiểu biết,có năng lực, trình độ tổ chức, điều hành công việc, có kỹ năng và sự nhậy cảm, sáng tạo trong xử lý nghiệp vụ, đặc biệt là năng lực xử lý các nghiệp vụ kinh tế tài chính trong một nền kinh tế năng động và hội nhập. Về Phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp: trung thực, khách quan và bản lĩnh nghề nghiệp. thuộc lĩnh vực công tác. Bản lĩnh nghề nghiệp của người làm kế toán và kiểm toán rất cần thiết không chỉ cho nghề nghiệp mà còn rất cần thiết cho nền kinh tế, cho xã hội, cho sự lành mạnh trọng hoạt động kinh tế tài chính của đất nước của mọi nhà đầu tư , mọi nhà kinh tế. Bản lĩnh nghề nghiệp đòi hỏi người làm kế toán phải tôn trọng sự thực và tính khách quan của hoạt động kinh tế, các ý kiến và thái độ trước thông tin kinh tế tài chính phải thể hiện trách nhiệm và sự vững vàng về chuyên môn, sự tin cậy và xác thực của bằng chứng, sự mềm mại trong ứng xử và thuyết phục.
Đối với năng lực nghề kế toán, kiểm toán phải đạt được những yêu cầu cụ thể sau:
- Có hiểu biết cần thiết về pháp luật, đặc biệt là hiểu biết và khả năng tuân thủ, giải thích các quy định pháp lý về kinh tế-tài chính.
- Có kiến thức tốt về kinh tế, tài chính, hiểu biết sâu về các quy định kế toán và kiểm toán
- Có khả năng tổ chức công việc thu thập, xử lý và tổng hợp thông tin kinh tế tài chính theo yêu cầu quản lý.
- Tham mưu về quản trị doanh nghiệp, trong các quyết định kinh doanh, trong chiến lược đầu tư và kinh doanh
- Có khả năng thích ứng trong môi trường kinh tế đa chiều, luôn biến động.
4. Những khó khăn và thách thức đối với kế toán và kiểm toán Việt Nam-Thực trạng đội ngũ kế toán và kiểm toán viên ở Việt nam
Mạnh
- Đã tạo lập được khuôn khổ pháp lý về kế toán và kiểm toán cho sự vận hành và hoạt động nghề nghiệp. Hệ thống kế toán đã được đổi mới và tiếp cận dần với nguyên tắc, thông lệ và chuẩn mực kế toán thế giới và khu vực
- Đội ngũ hành nghề kế toán được đào tạo có hệ thống và có kinh nghiệm trong hoạt đông nghề nghiệp, dám vượt qua thử thách , khó khăn, dễ thích nghi với hoàn cảnh mới.
- Đa số thực sự yêu nghề, tận tuỵ và say sưa nghề nghiệp, sẵn sàng tiếp cận và tiếp thu cái mới. Ham học hỏi, có chí tiến thủ
- Có ý thức tuân thủ, kỷ cương, kỷ luật.
Hạn chế
- Quen hoạt động trong môi trường tĩnh, thụ động, cam chịu.
- Nhận thức về kế toán, kiểm toán trong kinh tế thị trường còn hạn chế, không ít trường hợp mới dừng lại ở công việc kế toán , kiểm toán thuần tuý, chưa thấy hết vai trò, tác dụng và chưa làm cho công tác kế toán thực sự là công cụ quản lý, điều hành hoạt động kinh tế tài chính, công cụ hữu hiệu quản trị kinh doanh, tham gia tích cực kiểm kê, kiểm soát, đo lường hiệu quả kinh tế tài chính, hiệu quả đầu tư và hiệu quả kinh doanh.
- Vai trò và tác động của Hội nghề nghiệp chưa đủ mạnh
5. Nâng tầm kế toán và kiểm toán Việt nam lên vị thế tương xứng trong nghề nghiệp ở khu vực và thế giới
Yêu cầu khách quan phải sớm nâng cao vị thế và chất lượng hoạt động nghề nghiệp kế toán và kiểm toán của Việt Nam. Kế toán và kiểm toán Việt Nam phải là công cụ quản lý kinh tế tài chính tin cậy, góp phần tạo lập môi trường đầu tư lành mạnh và hội nhập thành công đem lại hiệu quả cao nhất cho đát nước trong lĩnh vưc thương mại dịch vụ. Có nhiều việc phải làm, kể cả trước mắt và lâu dài, kể cả những việc làm mang btính chiến lược và những giải pháp tình thế, nhưng cần tập trung làm tốt một số công việc sau
Một- Thống nhất cao về nhận thức đối với họat động kế toán và kiểm toán, coi trọng đúng mức kế toán và kiểm toán không chỉ với tư cách là công cụ quản lý, là tổ chức hệ thống thông tin, mà cả với tư cách là một ngành dịch vụ- dịch vụ tài chính hỗ trợ kinh doanh, hỗ trợ vận hành nền tài chính quốc gia. Cần nhận thức đúng và đánh giá tác động thiết thực của độ tin cậy, tính hữu dụng của các thông tin kinh tế tài chính do kế toán cung cấp, được kiểm toán xác nhận phục vụ yêu cầu quyết định đầu tư , quyết định quản lý và bảo vệ an toàn tài sản tiên của nhà nước, của nhân dân
Hai- Tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp lý về tài chính, về kế toán và kiểm toán, trước hết là quy định pháp lý về tài chính nhà nước, về kiểm toán độc lập , về kiểm soát và kiểm toán nội bộ. Rà soát và bổ sung những quy định pháp lý về kế toán, về kiểm toán nhà nước, về hành nghề kế toán, về hành nghề kiểm toán đảm bảo một khuôn khổ pháp lý hoàn chỉnh cho kế toán và kiểm toán trong kinh tế thị trường phù hợp với Việt nam và tiếp thu có chọn lọc các nguyên tắc, thông lệ và chuẩn mực quốc tế về kế toán và kiểm toán. Nghiên cứu và điều chỉnh các quy định pháp lý về tiêu chuẩn, chức danh, chức năng và quyền hạn của chuyên gia kế toán, kế toán viên công chứng, kế toán viên có chứng chỉ hành nghề , kiểm toán viên và kiểm toán viên có chứng chỉ hành nghề, tránh sự nhầm lẫn và ngộ nhận như hiên nay. Sớm có sự thống nhất trong các Hội viên AFA và phù hợp tiêu chuẩn, tiêu chí của Việt nam.
Ba- Đổi mới chương trình, nội dung, phương thức và nâng cao chất lượng đào tạo kế toán, kiểm toán ở mọi trình độ, mọi cấp độ; bồi dưỡng kế toán trưởng, thi tuyển chuyên gia kế toán và kiểm toán viên. Tích cực tham gia và thúc đẩy các thành viên của AFA sớm tạo lập quan hệ hợp tác trong đào tạo, huấn luyện, cấp chứng chỉ hành nghề và quy chế công nhận chứng chỉ hành nghề giữa các tổ chức thành viên. Sớm hình thành chương trình và nội dung đào tạo , huấn luyện kế toán và kiểm toán dùng chung cho các nước ASEAN.
Bốn- Tăng cường quản lý, kiểm soát đạo đức hành nghề và chất lượng hành nghề kế toán và kiểm toán. Đây là công việc mới nhưng rất cần thiết để nâng cao vị thế và chất lượng nghề nghiệp
Năm- Tăng cường vai trò và chất lượng hoạt động của tổ chức nghề nghiệp. Hôi kế toán và kiểm toán Việt nam (VAA), thành viên của Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt nam, thành viên của Liên đoàn kế toán các nước ASEAN (AFA). Hội đã và đang tham gia tích cực vao các hoạt động, góp phần xứng đáng và quan trọng và sự phát triển nghề nghiệp trong khu vực và nâng cao vị thế AFA trong khu vực cũng như trong nghề nghiệp kế toán thế giới. Hội đã liên tiếp đưa ra các sáng kiến nghề nghiệp, trong đó có sáng kiến về hợp tác đào tạo và huấn luyện nghề nghiệp, thống nhất chương trình, nội dung đào tạo, huấn luyện, cấp chứng chỉ hành nghề và thừa nhận chứng chi hành nghề kế toán và kiểm toán. Hội và các tổ chức thành viên đang tích cực triển khai công việc quản lý hành nghề kế toán và kiểm toán do Bộ tài chính chuyển giao. Trong thời gian tới Hội cần đổi mới mạnh hơn, nhiều hơn cả về tổ chức, phương thức họat động và nội dụng hoạt động để làm trọn chức năng là nơi tập hợp và kiểm soát nghề nghiệp.
Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.
Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:
Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h
Bảng giá khóa họcTỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH
Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Phòng 2516, tầng 25, tòa nhà SDU số 143 Trần Phú, Hà Đông,HN (ngay điểm ga tàu điện Văn Quán) - 0339.421.606