Tin mới

Cá nhân hợp tác kinh doanh với tổ chức có được xem là cá nhân kinh doanh không? Kế toán Đức Minh.
Như thế nào được coi là cá nhân kinh doanh? Cá nhân hợp tác kinh doanh với tổ chức có được xem là cá nhân kinh doanh...
Các trường hợp truy thu thuế theo quy định về quản lý thuế - Kế toán Đức Minh.
Theo quy định hiện hành, các trường hợp truy thu thuế theo quy định về quản lý thuế gồm những trường hợp nào? Cùng Kế...
Hộ, cá nhân kinh doanh online bị khấu trừ thuế bao nhiêu?
Chính phủ đã có Nghị định về quản lý thuế kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử đối với hộ, cá nhân kinh doanh....
Khi nào được hoàn thuế thu nhập cá nhân?
Theo quy định thì người lao động khi nào được hoàn thuế TNCN? Người lao động tự quyết toán thuế TNCN có cần lập hồ sơ...
07 nội dung về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 2025 – Kế toán Đức Minh.
Bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện mang đến quyền lợi quan trọng cho người lao động. Dưới đây là 07 nội dung đáng chú...

Hình ảnh

Được tài trợ

nanoweb
Thông tin khác

Từ 01/7/2025, hộ kinh doanh dạy thêm có bắt buộc đăng ký đóng bảo hiểm xã hội?

20/05/2025 03:58

Từ 01/7/2025 hộ kinh doanh dạy thêm có phải đóng BHXH không? Hộ kinh doanh dạy thêm đóng BHXH như thế nào? Dạy thêm ngoài nhà trường cần đáp ứng các điều kiện gì?

Từ 01/7/2025, hộ kinh doanh dạy thêm có bắt buộc đăng ký đóng bảo hiểm xã hội?

1. Từ 01/7/2025, hộ kinh doanh dạy thêm có bắt buộc đăng ký đóng BHXH?

Từ 01/7/2025, hộ kinh doanh dạy thêm nói chung và chủ hộ kinh doanh dạy thêm đều thuộc đối tượng bắt buộc phải đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH).

Điều này được quy định tại khoản điểm m khoản 1, khoản 3 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 như sau:

Điều 2. Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:

Chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh tham gia theo quy định của Chính phủ;

Người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập; cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và tổ chức cơ yếu; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, hộ kinh doanh, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

Như vậy, cả chủ hộ kinh doanh và giáo viên dạy thêm ký hợp đồng lao động từ 01 tháng trở lên thuộc hộ kinh doanh đều thuộc đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc từ 01/7/2025.

Trước đây, theo Luật BHXH 2014, chủ hộ kinh doanh cá thể không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Nếu có nhu cầu thì chủ hộ kinh doanh cá thể có thể tham gia BHXH tự nguyện.

2. Mức đóng BHXH của hộ kinh doanh dạy thêm

Từ 01/7/2025, Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định tỷ lệ đóng BHXH năm 2025 như sau:

1. Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:

a) 3% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ ốm đau và thai sản;

b) 22% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí và tử tuất.

2. Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện bằng 22% thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Như vậy, căn cứ Điều 32, 33, 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, Điều 4 Nghị định 58/2020/NĐ-CP và Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thì tỷ lệ đóng BHXH năm 2025 của chủ hộ kinh doanh và giáo viên thuộc hộ kinh doanh như sau:

2.1 Trường hợp giáo viên là người Việt Nam

Trong đó:

- Chủ hộ kinh doanh đóng 21,5%: Gồm 14% cho chế độ hưu trí, 3% cho chế độ ốm đau - thai sản, 0,5% chế độ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp; 1% bảo hiểm thất nghiệp và 3% BHYT.

- Giáo viên đóng 10,5%: Gồm 8% vào quỹ hưu trí; 1% bảo hiểm thất nghiệp và 1,5% BHYT.

2.2 Trường hợp giáo viên là người nước ngoài

Người sử dụng lao động

Người lao động nước ngoài

Bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm  y tế

Bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm  y tế

Hưu trí-tử tuất

Ốm đau-thai sản

Tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp

Hưu trí-tử tuất

Ốm đau-thai sản

Tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp

14%

3%

0,5% (*)

-

3%

8%

-

-

-

1,5%

20,5%

9,5%

Tổng = 30%

Như vậy, tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc năm 2025 của giáo viên người nước ngoài là 30%.

(*) Riêng đối với doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nếu đủ điều kiện, có văn bản đề nghị và được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chấp thuận thì được đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với mức thấp hơn là 0,3%.

(Căn cứ: Quyết định số 595/QĐ-BHXH, Nghị định 143/2018/NĐ-CP và Nghị định số 58/2020/NĐ-CP).

3. Phương thức đóng BHXH với hộ kinh doanh dạy thêm

Căn cứ Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 quy định, hộ kinh doanh dạy thêm đóng BHXH có thể lựa chọn phương thức đóng là 03 hoặc 06 tháng đóng một lần với cơ quan bảo hiểm xã hội.

Chậm nhất đến ngày cuối cùng của phương thức đóng, hộ kinh doanh phải chuyển đủ tiền vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Cơ quan bảo hiểm xã hội phối hợp với cơ quan Lao động kiểm tra tại đơn vị trước khi quyết định phương thức đóng của đơn vị.

(Căn cứ pháp lý: Khoản 2 Điều 7 về Quy trình thu BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT do BHXH Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 595 được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020)

Lưu ý: Giáo viên nếu đồng thời có từ 02 hợp đồng lao động trở lên thì:

- Đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp theo hợp đồng lao động giao kết đầu tiên (thông thường là ở trường học dạy chính).

- Đóng bảo hiểm y tế theo hợp đồng có mức tiền lương cao nhất.

- Đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo cả 02 hợp đồng.

(Căn cứ: Khoản 1 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH)

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Phòng 504, chung cư H1-3 Thanh Xuân Nam, đầu ngõ 445 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội - 0339.421.606

  • Chia sẻ
Bình luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN