Tin mới

Cá nhân hợp tác kinh doanh với tổ chức có được xem là cá nhân kinh doanh không? Kế toán Đức Minh.
Như thế nào được coi là cá nhân kinh doanh? Cá nhân hợp tác kinh doanh với tổ chức có được xem là cá nhân kinh doanh...
Các trường hợp truy thu thuế theo quy định về quản lý thuế - Kế toán Đức Minh.
Theo quy định hiện hành, các trường hợp truy thu thuế theo quy định về quản lý thuế gồm những trường hợp nào? Cùng Kế...
Hộ, cá nhân kinh doanh online bị khấu trừ thuế bao nhiêu?
Chính phủ đã có Nghị định về quản lý thuế kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử đối với hộ, cá nhân kinh doanh....
Khi nào được hoàn thuế thu nhập cá nhân?
Theo quy định thì người lao động khi nào được hoàn thuế TNCN? Người lao động tự quyết toán thuế TNCN có cần lập hồ sơ...
07 nội dung về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 2025 – Kế toán Đức Minh.
Bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện mang đến quyền lợi quan trọng cho người lao động. Dưới đây là 07 nội dung đáng chú...

Hình ảnh

Được tài trợ

nanoweb
Thông tin khác

Mở lớp dạy thêm: Nên thành lập trung tâm hay hộ kinh doanh?

22/02/2025 10:10

Với quy định bắt buộc phải đăng ký kinh doanh khi mở lớp dạy thêm, rất nhiều thầy cô giáo hiện nay đang băn khoăn nên thành lập mô hình trung tâm hay hộ kinh doanh dạy thêm cho học sinh.

Mở lớp dạy thêm: Nên thành lập trung tâm hay hộ kinh doanh?

Mở lớp dạy thêm phải đăng ký kinh doanh

Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT, tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh phải đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc niêm yết tại nơi cơ sở dạy thêm đặt trụ sở về các môn học được tổ chức dạy thêm; thời lượng dạy thêm đối với từng môn học theo từng khối lớp; địa điểm, hình thức, thời gian tổ chức dạy thêm, học thêm; danh sách người dạy thêm và mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh các lớp dạy thêm, học thêm.

Lưu ý: Theo khoản 3 Điều 4 Thông tư 29, giáo viên thuộc các trường công lập không được tham gia quản lí, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường mà chỉ có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường.

Mở lớp dạy thêm: Nên thành lập trung tâm hay hộ kinh doanh?

Với quy định bắt buộc phải đăng ký kinh doanh khi mở lớp dạy thêm, rất nhiều thầy cô giáo hiện nay đang băn khoăn nên thành lập mô hình trung tâm hay hộ kinh doanh để dạy thêm cho học sinh.

Sau đây, LuatVietnam sẽ phân tích hai mô hình hoạt động kinh doanh trên để giúp giáo viên có sự lựa chọn phù hợp:

Về mô hình kinh doanh

- Các trung tâm đào tạo, dạy học được thành lập và hoạt động theo mô hình doanh nghiệp - là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh. “Trung tâm” thực chất chỉ là tên gọi của cơ sở kinh doanh về giáo dục. Ví dụ trung tâm ngoại ngữ, trung tâm tin học, trung tâm kỹ năng sống...

- Hộ kinh doanh là mô hình kinh doanh nhỏ lẻ, do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ.

Về điều kiện thành lập, hoạt động

- Để thành lập trung tâm dạy học, trước tiên phải đăng ký một trong các loại doanh nghiệp: doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

Sau đó, doanh nghiệp phải xin Sở Giáo dục và Đào tạo cho phép thành lập trung tâm. Để được Bộ Giáo dục cấp phép, các trung tâm ngoại ngữ, tin học... hiện nay đều phải đáp ứng các điều kiện như:

  • Có địa điểm, cơ sở vật chất, phòng học, phòng chức năng, thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu của các chương trình giáo dục thường xuyên thực hiện tại trung tâm.

  • Có chương trình giáo dục, tài liệu giảng dạy và học tập đáp ứng yêu cầu của các chương trình giáo dục thường xuyên thực hiện tại trung tâm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

  • Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và người lao động đủ về số lượng và đạt tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu của từng chương trình giáo dục thường xuyên thực hiện tại trung tâm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

  • Có dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm.

Hồ sơ, thủ tục xin giấy phép thành lập trung tâm cũng tương đối phức tạp, bao gồm đề án hoạt động, giấy tờ chứng minh quyền sử dụng địa điểm trung tâm, một số trường hợp phải chứng minh về vốn...

- Đối với hộ kinh doanh dạy thêm, việc đăng ký kinh doanh có phần đơn giản hơn. Hộ kinh doanh đăng ký mã ngành 8559 để dạy thêm không cần xin giấy phép con bởi đây không thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện tại Luật Đầu tư 2020.

Về quy mô hoạt động

Các trung tâm hoạt động theo mô hình doanh nghiệp nên có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có sự kiểm soát và quản lý nhất định trong hoạt kinh doanh. Phù hợp với các tổ chức có quy mô lớn, quản lý nhiều nhân viên, chi nhánh.

Loại hình hộ kinh doanh sẽ phù hợp với các cá nhân, hộ gia đình có quy mô kinh doanh nhỏ, lẻ, cơ cấu tổ chức đơn giản.

Về vận hành, quản lý

Để vận hành một trung tâm, doanh nghiệp thường đi kèm với nhiều chi phí vận hành và quản lý cao hơn, bao gồm chi phí thuê văn phòng, nhân viên, kế toán, và các chi phí khác. Doanh nghiệp cũng cần tuân thủ nhiều quy định pháp lý và báo cáo tài chính phức tạp hơn.

Ngược lại, hộ kinh doanh thường có chi phí vận hành và quản lý thấp hơn. Hộ kinh doanh cũng ít bị ràng buộc bởi các quy định pháp lý phức tạp.

Về hoạt động dạy thêm theo Thông tư 29

Đối với hộ kinh doanh, giáo viên được dạy thêm cho học sinh cấp 2, cấp 3 bình thường. Tuy nhiên hoạt động dạy học cho học sinh tiểu học có phần hạn chế bởi Thông tư 29 có quy định “không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kĩ năng sống”. 

Đối với các trung tâm, nếu dạy khác chương trình giáo dục phổ thông thì không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư 29 nên vẫn có thể dạy cho học sinh tiểu học theo giấy phép hoạt động.

Dựa vào các tiêu chí trên, rất mong độc giả có thể tự tìm được câu trả lời rằng nên thành lập trung tâm hay hộ kinh doanh dạy thêm phù hợp nhất cho mình.

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Phòng 504, chung cư H1-3 Thanh Xuân Nam, đầu ngõ 445 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội - 0339.421.606

  • Chia sẻ
Bình luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN