Tin mới

Hướng dẫn lập và ký chứng từ kế toán mới nhất
Chứng từ kế toán là gì? Việc lập và ký chứng từ kế toán hiện nay được pháp luật quy định thế nào? Đức Minh sẽ hướng dẫn...
Điều kiện hoàn thuế thu nhập cá nhân
Hoàn thuế thu nhập cá nhân là việc cơ quan thuế sẽ hoàn trả lại số thuế nộp thừa nếu có đề nghị hoàn. Nếu người nộp...
Thay đổi nơi làm việc có phải đăng ký lại người phụ thuộc không?
Pháp luật quy định người lao động khi thay đổi nơi làm việc có đăng ký lại người phụ thuộc hay không? Bài viết dưới đây...
Hướng dẫn xuất hóa đơn 2 loại thuế suất – Kế toán Đức Minh.
Xuất hóa đơn 2 loại thuế suất như thế nào? Quy định giảm thuế được áp dụng từ 1/7/2024 theo Nghị định 72/2024/NĐ-CP dẫn...
Doanh nghiệp phải kê khai thuế TNCN cho nhân viên thế nào?
Khi người lao động làm việc tại các doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ tiến hành kê khai thuế TNCN cho nhân viên và nhân...

Hình ảnh

Được tài trợ

nanoweb
Thông tin khác

Công thức tính bảo hiểm xã hội một lần chi tiết nhất

20/09/2024 04:45

Hiện nay, nhiều người mong muốn được rút bảo hiểm xã hội một lần. Tuy nhiên nhiều người không biết cách tính đối với số tiền bảo hiểm này. Tìm hiểu công thức tính bảo hiểm xã hội một lần thông qua bài viết sau.

Công thức tính bảo hiểm xã hội một lần chi tiết nhất

Công thức tính bảo hiểm xã hội một lần kèm ví dụ cụ thể

Căn cứ quy định tại Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 và hướng dẫn chi tiết tại Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, Điều 6 Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH, công thức tính bảo hiểm xã hội có thể khái quát như sau:

*Trường hợp người có yêu cầu rút bảo hiểm xã hội một lần đã đóng đủ trong thời gian từ 01 năm trở lên:

- Công thức:

Tiền bảo hiểm xã hội một lần = (1,5 x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH x Thời gian đóng BHXH trước năm 2014) + (2 x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH x Thời gian đóng BHXH tính từ 2014) - Số tiền Nhà nước hỗ trợ khi đóng BHXH tự nguyện (nếu có)

- Cụ thể cách tính các thành phần trong thức nêu trên được xác định như sau:

  1. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được xác định bằng công thức sau:

 

 

 

 

 

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

=

(Tiền lương tháng đóng BHXH x Số tháng đóng BHXH x Hệ số trượt giá tương ứng của từng năm)

:

Tổng số tháng đóng BHXH

+ Tiền lương tháng đóng BHXH: Là khoản tiền lương hằng tháng của người tham gia BHXH. Khoản tiền này do người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận và được dùng làm căn cứ tính mức tiền BHXH mỗi tháng

+ Hệ số trượt giá: Mới nhất hệ số trượt giá được quy định tại Thông tư 20/2023/TT-BLĐTBXH:

 

  1. Thời gian đóng bảo BHXH trong công thức tính nêu trên được tính theo đơn vị năm. Theo đó, nếu người lao động đóng lẻ BHXH lẻ tháng thì được quy ước như sau:

+ Nếu đóng lẻ từ 01 đến 06 tháng thì được tính thàng 1/2 năm, nếu đóng lẻ từ 07 đến 11 tháng thì tính tròn là 01 năm.

+ Lưu ý nếu thời gian đóng BHXH trước năm 2014 có tháng lẻ thì những tháng lẻ của giai đoạn trước này được chuyển sang giai đoạn đóng BHXH từ năm 2014 trở về sau.

  1. Số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng: Theo quy định hiện nay thì tiền bảo hiểm xã hội một lần không bao gồm khoản tiền mà Nhà nước hỗ trợ đối với người tự nguyện đóng bảo hiểm xã hội.

Do đó khoản tiền này phải được trừ ra khi tính tiền bảo hiểm xã hội một lần đối với trường hợp người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện do Nhà nước hỗ trợ. Tuy nhiên, nếu người này rút bảo hiểm xã hội một lần do mắc phải những bệnh nguy hiểm đến tính mạng thì số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ không phải bị trừ đi.

- Ví dụ kèm theo:

Anh Nguyễn Văn A là nhân viên văn phòng tại công ty tư nhân. Anh A tham gia bảo hiểm xã hội từ tháng 01/2012 đến tháng 08/2021 với mức tiền lương tháng dùng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội như sau:

+ Từ tháng 01/2012 đến tháng 06/2016 (4 năm 6 tháng) với mức lương 4.500.000 đồng/tháng;

+ Từ tháng 09/2016 đến tháng 08/2021 (5 năm) mức lương là 6.000.000 đồng;

Như vậy, anh A có thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 9 năm 6 tháng tương đương với 114 tháng.

+ Mức lương bình quân = (12 x 1,41 x 4.500.000 + 12 x 1,33 x 4.500.000 + 12 x 1,27 x 4.500.000 + 12 x 1,27 x 4.500.000 + 6 x 1.23 x 4.500.000 + 4 x 1.23 x 6.000.000 + 12 x 1.19 x 6.000.000 + 12 x 1.15 x 6.000.000 + 12 x 1.12 x 6.000.000 + 12 x 1.08 x 6.000.000 + 8 x 1.07 x 6.000.000)/ 114 = 726.090.000/114 = 6.369.211 đồng

+ Thời gian tham gia BHXH trước năm 2014: 02 năm

 

- Thời gian tham gia BHXH từ năm 2014 trở đi: 07 năm 6 tháng

=> Như vậy, mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần của anh A là (1.5 x 2 + 2 x 7.5) x 6.369.211 = 114.645.798 đồng

*Trường hợp người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 01 năm:

Tiền bảo hiểm xã hội 1 lần = 22% x Tổng các mức tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội - Số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện (nếu có)

- Tổng mức tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng công thức: Tiền lương tháng đóng BHXH x Số tháng đóng BHXH x Hệ số trượt giá được quy định tương ứng của năm đó

- Trong đó:

+ Tiền lương tháng đóng BHXH: Là khoản tiền lương hằng tháng của người tham gia BHXH. Khoản tiền này do người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận và được dùng làm căn cứ tính mức tiền BHXH mỗi tháng

+ Hệ số trượt giá: Mới nhất hệ số trượt giá được quy định tại Thông tư 20/2023/TT-BLĐTBXH (bảng phía trên)

- Ví dụ: Chị Nguyễn Thị B là giáo viên tại một trường tiểu học tư nhân. Chị B tham gia bảo hiểm xã hội từ tháng 01/2023 đến tháng 08/2023 (8 tháng) với mức tiền lương tháng là 9.000.000 đồng.

Tổng mức tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội trong trường hợp này = 9.000.000 x 8 x 1.0 = 72.000.000 đồng

=> Như vậy, mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần của chị B là 22% x 72.000.000 = 15.840.000 đồng

Thủ tục, hồ sơ rút bảo hiểm xã hội một lần

 

Theo hướng dẫn Điều 6 tại Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019, khi xin rút tiền bảo hiểm xã hội anh/chị cần thực hiện theo trình tự như sau:

Bước 1. Nộp hồ sơ xin rút bảo hiểm xã hội một lần lên cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú

Theo hướng dẫn của khoản 1.2.3 Điều 6 tại Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019, hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:

  • Sổ BHXH.

  • Đơn đề nghị

  • Đối với trường hợp người có yêu cầu rút BHXH sẽ sang nước ngoài để định cư: Phải nộp bản sao Giấy xác nhận từ cơ quan có thẩm quyền về việc cho thôi quốc tịch Việt Nam hoặc nộp bản dịch qua tiếng Việt có chứng thực hoặc bản công chứng đói với Hộ chiếu do nước ngoài/thị thực xác nhận việc cho phép nhập cảnh định cư/giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch của nước ngoài/giấy tờ xác nhận hay thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ trên 05 năm.
    - Đối với trường hợp người có yêu cầu rút BHXH bị mắc bệnh: Cần nộp thêm trích sao/tóm tắt hồ sơ bệnh án thể hiện tình trạng không tự phục vụ được (đối với bại liệt, ung thư, phong, lao nặng, xơ gan cổ chướng, nhiễm HIV giai đoạn AIDS; nếu bệnh khác thì thay bằng Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động từ mức 81% trở lên, không tự phục vụ được.
    - Đối với trường hợp có thanh toán phí giám định y khoa thì người có yêu cầu rút BHXH cần nộp hóa đơn/chứng từ thu phí giám định và bảng kê các nội dung giám định.
    - Đối với trường hợp người có yêu cầu đã tham gia gian phục vụ trong quân đội trước 01/01/2007 tại địa bàn có được hưởng phụ cấp khu vực mà sổ BHXH không có nội dung ghi thông tin dùng làm căn cứ để tính phụ cấp khu vực thì nộp Bản khai cá nhân về thời gian và địa bàn tham gia phục vụ có hưởng phụ cấp theo khu vực.

Bước 2. Cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ xin rút bảo hiểm xã hội một và giải quyết theo quy định.

Bước 3. Trả kết quả

Cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ chuyển Quyết định về việc hưởng bảo hiểm xã hội một lần cùng Bản quá trình đóng bảo hiểm xã hội và khoản tiền bảo hiểm xã hội cho người có yêu cầu.

Trên đây là thông tin về Công thức tính bảo hiểm xã hội một lần.

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Phòng 2516, tầng 25, tòa nhà SDU số 143 Trần Phú, Hà Đông,HN (ngay điểm ga tàu điện Văn Quán) - 0339.421.606

  • Chia sẻ
Bình luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN