Tin mới
Tháng 9 này kế toán, nhân sự cần chú ý những công việc gì? Cùng Kế toán Đức Minh tìm hiểu rõ hơn qua bài viết sau đây...
Kết thúc những ngày tháng tươi đẹp của một thời sinh viên các bạn sẽ phải đối mặt với những thử thách vô cùng khó khăn...
Bất cứ ai trong đời cũng phải đi xin việc ít thì cũng một lần và đa số là đi xin việc nhiều lần. Đặc biệt đối với các...
Quy trình kế toán công nợ phải trả liên quan chặt chẽ đến quy trình kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp bao gồm quy trình...
Thuế tài nguyên là thuế gián thu phải nộp cho Nhà nước khi khai thác tài nguyên thiên nhiên. Cách hạch toán thuế tài...
Chủ đề tìm nhiều
Nói thế nào cho hay về tình trạng thất nghiệp của bạn khi phỏng vấn
Bạn đang trong tình trạng thất nghiệp hoặc đã không còn đi làm trong một khoảng thời gian? Chủ đề này thường được đề cập rất nhiều trong buổi phỏng vấn. Liệu bạn có thể trả lời một cách tự tin và bản lĩnh để đập tan mọi mối nghi ngại mà nhà tuyển dụng có thể có? Bài viết sau đây, Kế toán Đức Minh sẽ giúp bạn đọc biết thêm cách ứng xử và nói như thế nào cho khéo léo về tình trạng thất nghiệp của mình khi tham gia phỏng vấn nhé!
Một số nhà tuyển dụng thường rất chú ý đến những khoảng thời gian ‘nghỉ ngơi’ dài hạn và nghĩ rằng có điều gì đó không đúng với một ứng cử viên – họ không nghĩ rằng đó chỉ là thời gian ‘nghỉ ngơi’. Vậy làm thế nào để thuyết phục nhà tuyển dụng?
Nếu bạn muốn có công việc, bạn sẽ cần phải làm cho nhà phỏng vấn cảm thấy thoải mái về những chỗ trống trong lý lịch của bạn. Dưới đây là cách để làm được điều đó:
1.Nghĩ rằng đó là một cơ hội.
So với việc nhà phỏng vấn đưa ra giả định thì tốt hơn hết là bạn nên bị hỏi. Có vô vàn lý do chính đáng để nghỉ việc trong một khoảng thời gian nào đó và đây là cơ hội của bạn.
2.Hãy chuẩn bị sẵn sàng.
Có một câu trả lời ngắn gọn nhưng hợp lý được chuẩn bị sẵn và tập nói to thành tiếng cho đến khi bạn nghe thoải mái và không gượng gạo.
3.Không nói nhiều thông tin một cách vô bổ.
Hãy chắc chắn rằng bạn trả lời các câu hỏi một cách ngắn gọn và di chuyển ngay vào một cái gì đó tích cực hơn. Một câu trả lời tốt có thể biến thành “quá nhiều thông tin” rất nhanh nếu bạn lo lắng và tiếp tục nói.
4.Làm cho nó tích cực.
Đừng nghĩ hay nói điều gì tiêu cực về tình trạng thất nghiệp hoặc về nhà tuyền dụng cũ của bạn. Nó không bao giờ có vẻ tốt.
5.Chứng tỏ rằng bạn có năng lực.
Bạn đã từng tham dự những sự kiện trong ngành, hoặc thậm chí tham gia tình nguyện để hỗ trợ tổ chức các sự kiện đó chưa? Có lẽ bạn đã sử dụng kỹ năng của bạn cho công việc từ thiện. Truy cập SEEK Volunteer để tham khảo một số ý tưởng. Đăng ký khóa học trực tuyến hoặc khóa học ngắn hạn trong lĩnh vực nghề nghiệp của bạn và bạn có thể nói rằng bạn đã nghiên cứu và hợp pháp tự gọi mình là một sinh viên.
6.Nói về những gì bạn học được.
Chúng ta học hỏi từ mọi kinh nghiệm trong cuộc sống. Hãy tìm những kinh nghiệm tích cực và luyện tập nghiêm túc trong thời gian bạn được nghỉ ngơi. Nghỉ ngời có làm bạn tập trung không? Bạn đã đạt được nhiều kỹ năng hơn hoặc cải thiện mạng lưới của bạn trong thời gian thất nghiệp chưa?
7.Sẵn sàng để giải thích tình trạng thất nghiệp một cách tự nguyện.
Nếu bạn bỏ việc chứ không phải bị sa thải, nhà phỏng vấn có thể sẽ thắc mắc là tại sao. Có một câu trả lời sẵn sàng – chẳng hạn như xin một năm nghỉ phép để có kế hoạch cho tương lai, hoặc do điều kiện gia đình. Chúng tôi hỏi nhà tuyển dụng để có các mẫu câu trả lời, bạn có thể sử dụng. Dưới đây là những gì họ nói với chúng tôi:
“Tôi đã không may bị sa thải vào tháng 10/2016 và thay vì bắt đầu một công việc mới ngay lập tức thì tôi đã có cơ hội để theo đuổi niềm đam mê của tôi là môn thể thao bóng đá cũng như đi du lịch, tham quan các vùng miền Việt Nam, nơi nào đó tôi đã luôn luôn muốn khám phá.” “Những chỗ trống mà bạn nhìn thấy trong CV của tôi là vì khoảng thời gian đó tôi chăm sóc cha mẹ già của tôi đang nằm viện vì bệnh tật. Với mức độ chăm sóc mà cha mẹ tôi yêu cầu, tôi đã quyết định nghỉ việc một thời gian để chăm sóc họ toàn thời gian”
“Sau khi bị sa thải, tôi đã đầu tư thời gian vào phát triển chuyên môn của mình và tham gia các chức năng mạng khác nhau để trao đổi thực hành tốt nhất, luôn ưu tiên phát triển ngành mới nhất và mở rộng địa chỉ liên lạc.”
“Tôi đã tận dụng cơ hội để lấy lại các kỹ năng bằng cách nghiên cứu trực tuyến toàn thời gian trong thời gian này. Kết quả là tôi đã mở rộng thêm kiến thức và kỹ năng của mình (lĩnh vực nghề nghiệp).”
Kế toán Đức Minh chúc bạn đọc thành công!
-Huyen Babi-
Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.
Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:
Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h
Bảng giá khóa họcTỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH
Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Phòng 2516, tầng 25, tòa nhà SDU số 143 Trần Phú, Hà Đông,HN (ngay điểm ga tàu điện Văn Quán) - 0339.421.606
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Không bao giờ được hẹn phỏng vấn nếu email của bạn vẫn có những lỗi sau. (31/03)
- Những sai lầm “chết người” trong các mẫu CV hiện nay mà mọi người hay mắc phải (30/03)
- 8 điều giúp bạn tìm ra việc làm phù hợp- Kế toán Đức Minh (17/03)
- Một số sai phạm của các doanh nghiệp đối với quyền lợi người lao động (14/03)
- Giúp bản thân tìm kiếm công việc dễ dàng hơn với 4 câu hỏi sau (28/02)
- Bạn phù hợp với công ty như thế nào?- Kế toán Đức Minh (28/02)
- Thăm dò văn hoá công ty khi tham gia phỏng vấn chỉ với 5 câu hỏi sau (20/02)
- 4 lý do nghỉ việc khó đỡ khi phỏng vấn - Kế toán Đức Minh (14/02)
- Năm 2017 rồi! Bỏ ngay những từ tiếng Anh này trong CV của bạn đi nhé! (14/02)
- Tổng quan về phần mềm ứng dụng trong doanh nghiệp (11/02)