Tin mới

Cảnh báo hành vi lợi dụng thông tin cá nhân kê khống chi phí lương
Ngày 19/4/2024, Cục Thuế tỉnh Đồng Nai đã ban hành Công văn 2710/CTDON-TTHT cảnh báo hành vi lợi dụng thông tin cá nhân...
Chữ ký số là gì? Hướng dẫn ký hợp đồng bằng chữ ký số
Bước cuối cùng của giao kết hợp đồng điện tử là ký hợp đồng. Tuy nhiên, tùy vào thỏa thuận sử dụng loại chữ ký nào mà...
Có được hoàn trả chi phí khám bệnh khi khám dịch vụ do quên mang thẻ BHYT? Kế toán Đức Minh.
Có được hoàn trả chi phí khám bệnh khi khám dịch vụ do quên mang thẻ BHYT? Để có thể tìm hiểu cụ thể về việc là có được...
Đang chữa bệnh mà thẻ bảo hiểm y tế hết hạn có được hưởng BHYT? Kế toán Đức Minh.
Khi đang trong quá trình chữa bệnh mà thẻ bảo hiểm y tế của bạn hết hạn, có thể bạn sẽ tự đặt ra câu hỏi liệu bạn có...
Mất tờ bìa sổ bảo hiểm xã hội có được phép xin cấp lại hay không? Kế toán Đức Minh.
Nếu như trường hợp không may làm mất bìa sổ Bảo hiểm xã hội thì có được phép xin cấp lại hay không? Cùng Kế toán Đức...

Hình ảnh

Được tài trợ

nanoweb
Kiến thức kế toán cho người đi làm

Mức hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp áp dụng từ năm 2020 - KTĐM

27/04/2020 04:46

Tương tự tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cũng phát sinh trong quá trình làm việc bởi môi trường làm việc tác động đến người lao động. Nếu không may bị bệnh nghề nghiệp, người lao động sẽ được hỗ trợ như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu về mức hỗ trợ mà người lao động được nhận áp dụng từ năm 2020.

Mức hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp áp dụng từ năm 2020 - KTĐM

1. Mức hỗ trợ của người sử dụng lao động

Theo quy định tại Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, khi người lao động bị bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động có trách nhiệm:

- Tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người bị bệnh nghề nghiệp.

- Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định:

+ Phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả đối với người tham gia BHYT

+ Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu;

+ Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người không tham gia BHYT.

- Trả đủ tiền lương trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động.

- Bồi thường cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp:

+ Ít nhất 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5 - 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11 - 80%;

+ Ít nhất 30 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do bệnh nghề nghiệp.

Ngoài việc hỗ trợ bằng tiền nêu trên, Điều luật này còn yêu cầu người sử dụng lao động phải:

- Giới thiệu để người lao động bị bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động

- Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với người bị bệnh nghề nghiệp sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc

- Lập hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

2. Mức hỗ trợ từ quỹ bảo hiểm

2.1.Trợ cấp một lần

Điều 48 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 nêu rõ, trợ cấp 1 lần áp dụng với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5 - 30%.

Theo đó, suy giảm 5% thì được hưởng 05 lần mức lương cơ sở. Sau đó cứ giảm thêm 1% thì hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở.

Do đó, từ 01/01/2020 đến nay, mức trợ cấp 1 lần thấp nhất cho người bị bệnh nghề nghiệp là 5 x 1.490.000 đồng = 7.450.000 đồng.

Từ 01/7/2020, mức trợ cấp thấp nhất là 5 x 1.600.000 đồng = 8.000.000 đồng.

Ngoài khoản trợ cấp nêu trên, người lao động còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội (BHXH): Từ 01 năm trở xuống được hưởng 0,5 tháng; sau đó, cứ thêm 01 năm được hưởng thêm 0,3 tháng tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc điều trị.

 2.2.Trợ cấp hàng tháng

Cũng theo Luật này, cụ thể tại Điều 49, khoản trợ cấp hàng tháng chỉ áp dụng với người lao động bị bệnh nghề nghiệp suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên.

Cứ suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng 30% mức lương cơ sở. Sau đó cứ giảm thêm 1% thì hưởng thêm 2% mức lương cơ sở.

Từ 01/01/2020 đến nay, mức trợ cấp hàng tháng thấp nhất là 30% x 1.490.000 đồng/tháng = 447.000 đồng/tháng.

Từ 01/7/2020, mức trợ cấp thấp nhất là 30% x 1.600.000 đồng/tháng = 480.000 đồng/tháng.

Bên cạnh đó, người lao động còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng BHXH: Từ 01 năm trở xuống được hưởng 0,5%, sau đó, cứ thêm 01 năm được thêm 0,3% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc điều trị.

 2.3.Trợ cấp phục vụ

Theo Điều 52, trợ cấp phục vụ dành cho người lao động suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống, mù 2 mắt, cụt, liệt 2 chi hoặc bị tâm thần.

Mức trợ cấp bằng mức lương cơ sở.

Do vậy, mức trợ cấp đang áp dụng hiện nay là 1.490.000 đồng/tháng.

Từ 01/7/2020, mức trợ cấp phục vụ sẽ là 1.600.000 đồng/tháng.

2.4. Trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị

Ngoài các khoản trợ cấp nêu trên, người lao động còn được trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe nếu tiếp tục nghỉ dưỡng sức sau thời gian điều trị bệnh.

Mỗi ngày nghỉ dưỡng sức, người lao động được hưởng:

25% mức lương cơ sở nếu nghỉ tại gia đình:

Từ 01/01/2020 đến nay, mức trợ cấp là 25% x 1.490.000 đồng = 372.500 đồng.

Từ 01/7/2020, mức trợ cấp sẽ là 25% x 1.600.000 đồng = 400.000 đồng.

40% mức lương cơ sở nếu nghỉ tại cơ sở tập trung:

Từ 01/01/2020 đến nay, mức trợ cấp đang áp dụng là 40% x 1.490.000 đồng = 596.000 đồng.

Từ 01/7/2020, mức trợ cấp sẽ là 40% x 1.600.000 đồng = 640.000 đồng.

 2.5. Cấp tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình

Khoản 1 Điều 8 Thông tư 26/2017/TT-BLĐTBXH nêu rõ, người lao động bị bệnh nghề nghiệp mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì tùy theo tình trạng bệnh tật sẽ được cấp tiền để mua các phương tiện trợ giúp sinh hoạt và dụng cụ chỉnh hình theo chỉ định.

2.6.Trợ cấp một lần khi chết

Trường hợp xấu nhất xảy ra, người lao động chết do mắc bệnh nghề nghiệp thì thân nhân được trợ cấp với mức 36 lần mức lương cơ sở.

Từ 01/01/2020 đến nay, mức trợ cấp cho thân nhân là 36 x 1.490.000 đồng = 53.640.000 đồng.

Từ 01/7/2020, thân nhân sẽ được hưởng 36 x 1.600.000 đồng = 57.600.000 đồng.

Để biết thêm nhiều thông tin hữu ích về kế toán bạn có thể ghé thăm website: https://ketoanducminh.edu.vn/ hoặc đăng ký tham gia ngay lớp học kế toán tại các chi nhánh của Đức Minh.

Bạn nào quan tâm xem chi tiết tại đây:

>>> Khóa học kế toán tổng hợp online.

>>> Đăng ký khóa học kế toán tổng hợp online – Kế toán Đức Minh.

- Ngọc Anh-

Các bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết liên quan:

=>>> 34 bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội – Kế toán Đức Minh.

=>>> Làm thế nào để hưởng chế độ tai nạn lao động nhanh nhất? Kế toán Đức Minh.

=>>> Đề xuất bổ sung danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH – Kế toán Đức Minh.

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Tầng 2, Nhà số 2, Ngõ 4 - Đường Nguyễn Khuyến - Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội - 0339.421.606

  • Chia sẻ
Bình luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN