Tin mới

Ký hợp đồng 2 tháng có đóng bảo hiểm không?
Hiện nay, không ít người sử dụng lao động có nhu cầu ký hợp đồng 02 tháng với người lao động. Vậy nếu ký hợp đồng 2...
Hợp đồng dịch vụ có phải đóng BHXH không?
Hợp đồng dịch vụ là loại hợp đồng được sử dụng thường xuyên trong các giao dịch dân sự hiện nay. Vậy hợp đồng dịch vụ...
Ai phải đăng ký thuế TNCN? Có bắt buộc phải thực hiện không?
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp cho rằng không cần phải thực hiện đăng ký thuế TNCN cho người lao động hoặc chậm trễ việc...
Giấy chứng nhận đăng ký thuế là gì? Có bắt buộc không?
Theo quy định hiện hành, mỗi đối tượng nộp thuế sẽ có mã số thuế riêng và mã số thuế này được thể hiện tại giấy chứng...
Làm Freelance đóng thuế TNCN thế nào?
Làm Freelance là công việc đang được nhiều người quan tâm hiện nay. Tuy nhiên có nhiều người vẫn băn khoăn Freelance là...

Hình ảnh

Được tài trợ

nanoweb
Kiến thức kế toán cho người đi làm

Thế nào là tài khoản kế toán lưỡng tính? Các tài khoản kế toán lưỡng tính

16/08/2017 09:54

Bên cạnh những tài khoản chỉ được phép có số dư cuối kỳ bên Nợ hoặc bên Có thì có những tài khoản mang tính chất lưỡng tính được phép có cả số dư cuối kỳ bên Nợ hoặc Có tùy biến trong những trường hợp. Vậy thế nào là tài khoản lưỡng tính? Các tài khoản kế toán lưỡng tính đó là những tài khoản nào? Sử dụng nó ra sao?

Thế nào là tài khoản kế toán lưỡng tính? Các tài khoản kế toán lưỡng tính


1. Thế nào là tài khoản kế toán lưỡng tính?

– Tài khoản kế toán lưỡng tính là những tài khoản được phép có số dư cuối kỳ bên Nợ hoặc cũng có thể có số dư cuối kỳ bên Có. Trong khi các tài khoản khác chỉ được được phép Nợ hoặc dư Có hoặc không có số dư cuối kỳ

2. Các tài khoản kế toán lưỡng tính bao gồm

2.1. Các tài khoản kế toán lưỡng tính bao gồm:

Các tài khoản kế toán lưỡng tính

Các tài khoản kế toán lưỡng tính

Tài khoản đầu 1:

TK 131: Phải thu của khách hàng

TK 138: Phải thu khác

Tài khoản đầu 3:

TK 331: Phải trả cho Người bán

TK 334: Phải trả cho Người lao động

TK 333: Thuế và các khoản phải nộp Nhà Nước

TK 338: Phải trả khác

2.2. Các trường hợp sử dụng tài khoản kế toán lưỡng tính

a) Những loại TK tài sản (Tài khoản đầu 1) chỉ có số dư bên nợ nhưng tài khoản (131, 138) lại có số dư bên Có khi:

– Khách hành trả thừa và đặt trước tiền mua hàng (TK 131)

– Số tiền thu thừa của đối tượng đang chờ xử lý (TK 138)

b) Những tài khoản Nguồn vốn (TK đầu 3) thường chỉ có số dư bên có nhưng những TK như ( 331, 333, 334, 338) lại có số dư bên Nợ khi:

– Đặt trước tiền hàng cho nhà cung cấp (TK 331)

– Trả tiền thừa tiền cho nhà cung cấp (TK 331)

– Trả nhầm lương cho nhân viên A sang nhân viên B qua tài khoản ngân hàng nhưng tổng sổ tiền không thay đổi (TK 334)

– Thừa thuế (TK 333)

– Kiểm kê phát hiện thừa hàng hóa (TK 338).

2.3. Cách định khoản hạch toán các tài khoản lưỡng tính

 02 Tài khoản lưỡng tính hay dùng được định khoản như sau:

Tài khoản 131 và Tài khoản 331

+ Tài khoản 131:

– TK 131 dư Nợ – “Phải thu khách hàng”

– Là TK phản ánh tài sản mang kết cấu của tài khoản phản ánh tài sản.(Tức là: Số dư đầu kỳ, số ps tăng trong kỳ, số dư cuối kỳ phản ánh bên Nợ, số PS giảm phản ánh bên Có).

Số dư cuối kỳ của tài khoản này làm căn cứ để lập chỉ tiêu “Phải thu khách hàng” mục III.1 – bên phần Tài sản trên Bảng cân đối kế toán.

VÍ DỤ 1: Bán lô hàng trị giá 100 triệu, thuế GTGT 10 % cho Công ty A, A đã nhận được hàng và nhận nợ sang kỳ sau thanh toán.

Định khoản:

Nợ TK 131: 110.000.000

Có TK 511:  100.000.000

Có TK 3331: 10.000.000

-TK 131 dư Có – “Khách hàng ứng tiền trước” có kết cấu ngược lại với kết của của TK 131 – Dư nợ.

TK này dùng để phản ánh đối tượng kế toán là “tiền ứng trước của khách hàng”

Khi nhận tiền ứng trước của khách hàng, DN phải có trách nhiệm thanh toán cho khách hàng bằng hàng hóa (có nghĩa khoản tiền ứng trước mà DN đã nhận mang tính chất của một khoản nợ).

Do đó TK 131 – dư có mang kết cấu của tk phản ánh Nợ phải trả (Tài khoản nguồn vốn)

Số dư cuối kỳ của TK này làm căn cứ lập chỉ tiêu “Người mua trả tiền trước” mục I.3 – Phần Nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán.

VÍ DỤ 2: Ngày 1/3/2011, DN nhận ứng trước của công ty A là 100 triệu bằng tiền gửi ngân hàng (Đã có báo có của ngân hàng)

Định khoản:

Nợ TK 112: 100.000.000

 Có TK 131 Dư có: 100.000.000

Số dư của 2 tài khoản 131 Dư Nợ và 131 Dư Có không được bù trừ cho nhau

Nếu bạn còn thắc mắc về tài khoản lưỡng tính hay có những nghiệp vụ liên quan đến tài khoản lưỡng tính có thể tham gia hỏi đáp, bình luận dưới các bài viết trên website của Đức Minh nhé! Hoặc bạn có thể gia nhập nhóm này để hỏi đáp nhé! https://www.facebook.com/groups/ketoanducminh/

- Ngọc Anh –

>>> Những điều bạn phải biết về tài khoản kế toán

>>> Nhớ hết tài khoản kế toán nhanh với mẹo sau

>>> Hệ thống tài khoản kế toán cuộc đời cực kỳ hài hước

>>> Danh mục hệ thống tài khoản kế toán theo thông tư 200 mới nhất

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Tầng 2, Nhà số 2, Ngõ 4 - Đường Nguyễn Khuyến - Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội - 0339.421.606

  • Chia sẻ
Bình luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN