Tin mới

Trường hợp nào ký hợp đồng đào tạo nghề?
Việc đào tạo nghề là một trong những vấn đề liên quan đến người lao động thường nhận được sự quan tâm. Theo quy định...
Thời gian tạm hoãn có được tính vào thời gian thực hiện HĐLĐ không?
Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết về trách nhiệm của người sử dụng lao động: Sau thời gian tạm hoãn có phải nhận...
Trường hợp nào Công an kiểm tra đột xuất cơ sở kinh doanh?
Cơ quan Công an có thẩm quyền thực hiện kiểm tra, thanh tra toàn diện việc chấp hành các quy định về an ninh, trật tự...
Khoanh nợ thuế là gì? Thủ tục khoanh nợ thuế
Trong một số trường hợp, pháp luật quy định cơ quan có thẩm quyền thực hiện khoanh nợ thuế đối với người nộp thuế. Cùng...
Hóa đơn điện tử ghi thiếu hình thức thanh toán có hợp lệ không? Kế toán Đức Minh.
Nhiều doanh nghiệp, tổ chức mới sử dụng hóa đơn điện tử thường thắc mắc hóa đơn điện tử ghi thiếu hình thức thanh toán...

Hình ảnh

Được tài trợ

nanoweb
Kiến thức kế toán cho người đi làm

Bình ổn giá là gì? Hướng dẫn phương pháp kế toán Quỹ bình ổn giá - KTĐM

04/02/2021 05:01

Bình ổn giá là gì? Đối tượng hàng hóa, dịch vụ nào được thực hiện bình ổn giá? Phương pháp kế toán quỹ bình ổn giá như thế nào? Cùng trả lời những câu hỏi trên qua bài viết dưới đây của Kế toán Đức Minh

Bình ổn giá là gì? Hướng dẫn phương pháp kế toán Quỹ bình ổn giá - KTĐM

1. Bình ổn giá là gì?

Bình ổn giá là việc Nhà nước sử dụng các biện pháp thích hợp để tác động vào sự hình thành và vận động của giá, không để giá hàng hóa, dịch vụ tăng quá cao hoặc giảm quá thấp bất hợp lý. Nhà nước có thể sử dụng các biện pháp về điều hòa cung cầu, tài chính, tiền tệ hoặc biện pháp kinh tế, hành chính cần thiết khác.

2. Đối tượng thực hiện bình ổn giá

Bình ổn giá chỉ được thực hiện đối với những hàng hóa, dịch vụ nhất định. Theo Điều 3 Nghị định 177/2013/NĐ, những hàng hóa, dịch vụ sau đây thuộc đối tượng thực hiện bình ổn giá:

– Xăng, dầu thành phẩm tiêu thụ nội địa ở nhiệt độ thực tế. Bao gồm: xăng động cơ (không bao gồm xăng máy bay), dầu hỏa, dầu điêzen, dầu mazut.

– Điện bán lẻ.

– Khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG).

– Phân đạm urê, phân NPK.

– Thuốc bảo vệ thực vật, bao gồm: thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh, thuốc trừ cỏ.

– Vac-xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm.

– Muối ăn.

– Sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi.

– Đường ăn, bao gồm cả đường trắng và đường tinh luyện.

– Thóc, gạo tẻ thường.

– Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người thuộc danh mục thuốc chữa bệnh thiết yếu sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

3. Phương pháp kế toán Quỹ bình ổn giá theo Thông tư 200

Điều 65 Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn hạch toán quỹ bình ổn giá. Theo Thông tư 200, Quỹ bình ổn giá có tài khoản là 357.

Tài khoản 357 – Quỹ bình ổn giá là tài khoản dùng để phản ánh tình hình biến động và giá trị Quỹ bình ổn giá tại thời điểm báo cáo của doanh nghiệp được phép trích lập Quỹ bình ổn giá tính vào chi phí sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Tuỳ theo từng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, doanh nghiệp được chủ động bổ sung thêm vào tên của Quỹ này phù hợp với ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của mình.

 Ví dụ như Quỹ bình ổn giá xăng, dầu.

a) Nguyên tắc kế toán tài khoản 357 – Quỹ bình ổn giá

Doanh nghiệp phải trích lập, sử dụng và quyết toán Quỹ bình ổn giá theo đúng quy định của pháp luật. Doanh nghiệp chỉ sử dụng tài khoản này nếu pháp luật yêu cầu trích lập Quỹ bình ổn giá vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ.

Quỹ bình ổn giá khi trích lập được tính vào giá vốn hàng bán, khi sử dụng Quỹ cho mục đích bình ổn giá, doanh nghiệp được ghi giảm giá vốn hàng bán.

Quỹ bình ổn giá trên bảng cân đối kế toán có mã số 323. Chỉ tiêu này phản ánh giá trị Quỹ bình ổn giá hiện có tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của Tài khoản 357 – Quỹ bình ổn giá.

b) Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 357 – Quỹ bình ổn giá

Bên Nợ: Số quỹ bình ổn giá đã sử dụng.

Bên Có: Số trích lập quỹ bình ổn giá vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.

Số dư bên Có: Số quỹ bình ổn giá hiện còn của doanh nghiệp cuối kỳ.

c) Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu

Khi trích lập Quỹ bình ổn giá

Kế toán hạch toán như sau:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Có TK 357 – Quỹ bình ổn giá.

Khi sử dụng Quỹ bình ổn giá

Kế toán hạch toán như sau:

Nợ TK 357 – Quỹ bình ổn giá

Có TK 632 – Giá vốn hàng bán.

Để biết thêm nhiều thông tin hữu ích về kế toán bạn có thể ghé thăm website: https://ketoanducminh.edu.vn/ hoặc đăng ký tham gia ngay lớp học kế toán tại các chi nhánh của Đức Minh..

Bạn nào quan tâm xem chi tiết tại đây:

>>> Khóa học kế toán tổng hợp online.

>>> Đăng ký khóa học kế toán tổng hợp online – Kế toán Đức Minh.

- Ngọc Anh-

 

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Phòng 2516, tầng 25, tòa nhà SDU số 143 Trần Phú, Hà Đông,HN (ngay điểm ga tàu điện Văn Quán) - 0339.421.606

  • Chia sẻ
Bình luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN