Tin mới

Có đúng giảm 2% thuế GTGT cho đến hết 31/12/2024?
Mới đây, có thông tin về việc sẽ tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) từ nay đến hết năm 2024. Vậy có đúng sẽ...
Thuế nhập khẩu ai chịu? Ai là người nộp thuế nhập khẩu? Kế toán Đức Minh.
Thuế nhập khẩu là một trong những sắc thuế quan trọng của mỗi quốc gia, là nguồn thu quan trọng đối với ngân sách nhà...
Trị giá tính thuế nhập khẩu là gì? Cách xác định thuế nhập khẩu – Kế toán Đức Minh.
Trị giá tính thuế nhập khẩu là gì? Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng phát triển và hội nhập, nhiều doanh nghiệp và...
Ký hợp đồng 2 tháng có đóng bảo hiểm không?
Hiện nay, không ít người sử dụng lao động có nhu cầu ký hợp đồng 02 tháng với người lao động. Vậy nếu ký hợp đồng 2...
Hợp đồng dịch vụ có phải đóng BHXH không?
Hợp đồng dịch vụ là loại hợp đồng được sử dụng thường xuyên trong các giao dịch dân sự hiện nay. Vậy hợp đồng dịch vụ...

Hình ảnh

Được tài trợ

nanoweb
Kiến thức kế toán cho người đi làm

Giải trình với cơ quan thuế về chứng từ ngân hàng - Kế toán Đức Minh.

25/06/2018 10:44

Khi cơ quan Thuế yêu cầu kiểm tra các chứng từ ngân hàng của Doanh nghiệp thì kế toán cần phải làm như thế nào? Bài viết sau đây, Kế toán Đức Minh sẽ chia sẻ những vấn đề về giải trình với cơ quan Thuế về chứng từ ngân hàng nhé!

Giải trình với cơ quan thuế về chứng từ ngân hàng - Kế toán Đức Minh.

 

1. Công tác lưu trữ.

– In sao kê đầy đủ 12 tháng kèm theo các chứng từ : Giấy báo Nợ, Giấy báo có của Ngân hàng

– Mỗi tháng là một tập kẹp lại của tháng nào ra tháng đó đừng để lẫn lộn giữa các tháng trong năm

– Ủy nhiệm chi thì phô tô để kẹp cùng hóa đơn > 20.000.000 hoặc chuyển khoản đục lỗ lưu thành 01 tệp Acco, thích thì nhích hỏi là có ngay khỏi mất công lục lọi

– Phải có đầy đủ sổ phụ theo từng tháng gồm có: sổ phụ, giấy báo (nợ, có), chứng từ đi kèm (giấy nộp tiền, ủy nhiệm chi, lệnh chi,…). Có sao kê hàng tháng và năm.

Chú ý:

– Ủy nhiệm chi nếu mất làm công văn xin sao y trích lục với ngân hàng giao dịch xin lại => ngân hàng sẽ tính phí

– Khi giải trình thanh kiểm tra thuế nếu mất UNC thì các bạn lấy sao kê ngân hàng và giấy báo Nợ để giải trình và xin thời gian để xin trích lục với ngân hàng

2. Công tác sổ sách

– Kiểm tra sổ 112 với số phụ ngân hàng, số dư hàng tháng và số dư cuối năm khớp với số dư cuối năm trên sổ phụ Ngân hàng hay không? Đối chiếu kiểm tra kỹ hàng tháng của năm tài chính

– Sổ phụ file cứng do ngân hàng in ra hàng tháng trong năm và file mềm kết xuất từ Internet Banking. Công ty nào chưa đăng ký thì nên đăng ký, để kiểm tra cho dễ, ko cần phải tìm tới tìm lui trong đống sổ phụ. Việc tra cứu nhanh gọn lẹ nếu khi cần tra cứu thì cũng nhanh ko phải chạy tới lui lên ngân hàng, hoặc trong công việc sếp hay hỏi những khoản chuyển tiền đi và về mà cuối tháng mới lấy được sổ phận rất bất tiện, đôi khi công nợ khách hàng chuyển tiền rùi kế toán cũng sẽ ko thể biết mà chỉ sếp biết đơn giản tiền đi hay vào sếp đều được gửi tin nhắn qua điện thoại còn bạn sẽ là người chậm thông tin

– Kiểm tra kỹ lại hoạch toán kế toán các nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền, vì trên sao kê ngân hàng ghi đôi khi không rõ ràng kế toán thường hoạch toán râu ông này cắm cằm bà kia, công nợ của khách hàng này lộn công nợ với khách hàng khác

– Việc hạch toán căn cứ vào UNC hoặc giấy báo nợ, giấy báo có nếu chỉ căn cứ sao kê ngân hàng bạn sẽ bị lộn vì trên sao kê nhiều ngân hàng gộp luôn chi phí chuyển tiền vào đấy => cuối năm bạn dôi ra 1 khoản chênh lệch công nợ: ví dụ chuyển tiền thanh toán công nợ công ty A UNC : 50.000.000 nhưng trên sao kê lại là: 50.011.000 thực ra 11.000 là phí ngân hàng

giải trình cơ quan thuế

                                      Giải trình với cơ quan thuế về chứng từ ngân hàng

3. Các hình thức chuyển khoản để đúng luật thuế

– Các lưu ý đối với hóa đơn đầu vào > 20.000.000

– Bên Mua và bên bán Phải đăng ký tài khoản sử dụng với cơ quan thuế

– Các trường hợp chuyển khoản giữa bên Mua và bên Bán

+ Bên Mua Nộp thẳng tiền vào tài khoản bên Bán = Giấy nộp tiền => Không hợp lệ

+ Bên Mua Dùng Ủy nhiệm chi thanh toán sang tài khoản giám đốc hoặc cá nhân Công Ty bên Bán = > Không hợp lệ

+ Bên Mua Dùng tài khoản giám đốc cty thanh toán sang tài khoản giám đốc hoặc cá nhân Công Ty bên Bán = > Không hợp lệ

+ Bên Mua Dùng tài khoản giám đốc cty thanh toán sang tài khoản Công Ty bên Bán = > Không hợp lệ

+ Bên Mua Dùng Ủy nhiệm chi thanh toán từ tài khoản cty Bên Mua thanh toán sang tài khoản Công Ty bên Bán = > Hơp lệ

Chú ý:

Nhiều doanh nghiệp mới thành lập do tiết kiệm chi phí nên tự làm kế toán nên không thuê kế toán nên cứ nghĩ cứ nộp tiền vào tài khoản bên bán thì được xem là chuyển khoản thanh toán.

Kế toán Đức Minh chúc bạn đọc thành công!

-Ms Le-

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Tầng 2, Nhà số 2, Ngõ 4 - Đường Nguyễn Khuyến - Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội - 0339.421.606

  • Chia sẻ
Bình luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN