Tin mới

Ký hợp đồng 2 tháng có đóng bảo hiểm không?
Hiện nay, không ít người sử dụng lao động có nhu cầu ký hợp đồng 02 tháng với người lao động. Vậy nếu ký hợp đồng 2...
Hợp đồng dịch vụ có phải đóng BHXH không?
Hợp đồng dịch vụ là loại hợp đồng được sử dụng thường xuyên trong các giao dịch dân sự hiện nay. Vậy hợp đồng dịch vụ...
Ai phải đăng ký thuế TNCN? Có bắt buộc phải thực hiện không?
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp cho rằng không cần phải thực hiện đăng ký thuế TNCN cho người lao động hoặc chậm trễ việc...
Giấy chứng nhận đăng ký thuế là gì? Có bắt buộc không?
Theo quy định hiện hành, mỗi đối tượng nộp thuế sẽ có mã số thuế riêng và mã số thuế này được thể hiện tại giấy chứng...
Làm Freelance đóng thuế TNCN thế nào?
Làm Freelance là công việc đang được nhiều người quan tâm hiện nay. Tuy nhiên có nhiều người vẫn băn khoăn Freelance là...

Hình ảnh

Được tài trợ

nanoweb
Kiến thức kế toán cho người đi làm

Hướng dẫn cách viết hóa đơn GTGT trong xây dựng chi tiết nhất

18/11/2017 09:38

Do mang tính chất đặc thù của ngành nên thời điểm lập cũng như cách viết hóa đơn giá trị gia tăng trong ngành xây dựng có một số chỗ khác so với các hóa đơn giá trị gia tăng các ngành còn lại. Sau đây, Kế toán Đức Minh sẽ hướng dẫn các bạn cách viết hóa đơn GTGT trong xây dựng chi tiết nhất

Hướng dẫn cách viết hóa đơn GTGT trong xây dựng chi tiết nhất

 

1. Thời điểm lập hóa đơn giá trị gia tăng trong ngành xây dựng

Theo thông tư 39/2014/TT-BTC của Bộ tài chính. Theo khoản 2 điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định:

“Ngày lập hóa đơn đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm  nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, KHÔNG phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.”

– Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều.

=> Phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng

– Nếu DN kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng có thực hiện thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng thì NGÀY lập hóa đơn là NGÀY THU TIỀN.

Trên hóa đơn ghi rõ số tiền thu, giá đất được giảm trừ trong doanh thu tính thuế GTGT, thuế suất thuế GTGT, số thuế GTGT.

Lưu ý:

– DN xây dựng có công trình xây dựng, lắp đặt mà thời gian thực hiện dài, việc thanh toán tiền thực hiện theo tiến độ hoặc theo khối lượng công việc hoàn thành bàn giao.

=> Phải lập hoá đơn thanh toán khối lượng xây lắp bàn giao.

Hóa đơn GTGT phải ghi rõ doanh thu chưa có thuế và thuế GTGT.

– Trường hợp công trình xây dựng hoàn thành đã lập hóa đơn thanh toán giá trị công trình nhưng khi duyệt quyết toán giá trị công trình XDCB có điều chỉnh giá trị khối lượng xây dựng phải thanh toán thì

=> Lập hóa đơn, chứng từ điều chỉnh giá trị công trình phải thanh toán.

=> Như vậy: Các khoản tạm ứng không được xuất hóa đơn mà chỉ theo dõi công nợ 131

2. Hướng dẫn cách viết hóa đơn GTGT trong xây dựng chi tiết nhất

2.1. Loại công trình cuốn chiếu

Là loại công trình làm đến đâu nghiệm thu đến đó (gọi là phân đoạn, nghiệm thu giai đoạn) => Gọi là nghiệm thu giai đoạn thi công, hạng mục nào làm xong nghiệm thu luôn => Thanh toán xuất hóa đơn luôn.

Giai đoạn 1:

– Biên bản nghiệm thu giai đoạn 1.

– Biên bản xác nhận khối lượng giai đoạn 1.

– Bảng quyết toán khối lượng giai đoạn 1.

=> Xuất hóa đơn GTGT giai đoạn 1

 Xuất hóa đơn GTGT giai đoạn 1

Xuất hóa đơn GTGT giai đoạn 1

Giai đoạn 2:

– Biên bản nghiệm thu giai đoạn 2.

– Biên bản xác nhận khối lượng giai đoạn 2.

– Bảng quyết toán khối lượng giai đoạn 2.

=> xuất hóa đơn GTGT giai đoạn 2……………….cho đến khi kết thúc công trình

 xuất hóa đơn GTGT giai đoạn 2

xuất hóa đơn GTGT giai đoạn 2

=> Kết thúc công trình = Các giai đoạn cộng lại:

– Biên bản nghiệm thu khi hoàn thành công trình đưa vào sử dụng.

– Biên bản xác nhận khối lượng hoàn thành.

– Bảng quyết toán khối lượng công trình.

=> Xuất hóa đơn GTGT phần còn lại + thanh lý hợp đồng.

Nhưng trong thực tế:

= > Mỗi lần ứng là chủ đầu tư đều yêu cầu xuất hóa đơn mới cho tạm ứng. Do đó để hợp thức hóa tiền tạm ứng cho các hóa đơn xuất ra thì làm:

– Biên bản nghiệm thu.

– Xác nhận giai đoạn theo dạng cuốn chiếu kiểu này cho đúng luật chế độ sử dụng hóa đơn.

2.2.Loại công trình hoàn thành đại cục

Tức bên thi công phải thi công xây dựng hết các hạng mục toàn bộ => tiến hành nghiệp thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng.

=> Kết thúc công trình:

– Biên bản nghiệm thu khi hoàn thành công trình đưa vào sử dụng.

– Biên bản xác nhận khối lượng hoàn thành.

– Bảng quyết toán khối lượng công trình.

=> Xuất hóa đơn GTGT + thanh lý hợp đồng

- Ngọc Anh –

>>> Kế toán phải làm sao với số liệu của bên kỹ thuật sau khi đã bóc tách dự toán xây dựng?

>>> Kinh nghiệm làm kế toán xây dựng xây lắp không phải ai cũng biết

>>> Khoá học nghiệp vụ kế toán trong doanh nghiệp xây lắp xây dựng

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Tầng 2, Nhà số 2, Ngõ 4 - Đường Nguyễn Khuyến - Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội - 0339.421.606

  • Chia sẻ
Bình luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN